Con tàu Việt sẽ ra khơi!

12:56 CH @ Thứ Ba - 16 Tháng Năm, 2006

Hãy khởi động hết những gì tốt đẹp nhất trong tâm hồn ngàn đời của dân tộc Việt. Hãy xốc lại đội ngũ ở tất cả các vị trí. Hãy khởi động hết mọi năng lượng tươi trẻ, mới mẻ mà bây giờ đã có và đang mạnh mẽ nảy nở trong xã hội chúng ta. Đó là nguồn năng lượng vĩ đại để con tàu Việt Nam vượt trùng khơi, đến những bến bờ thành công cho cả đất nước, và cho mỗi con người Việt.

Vòng đàm phán Việt- Mỹ cuối cùng – vòng đàm phán mà mức độ căng thẳng và tính chất đua Marathon của nó gợi lại các buổi đàm phán nước rút Kissinger-Lê Đức Thọ cách đây 34 năm - đã kết thúc. Cánh cửa cuối đã mở. Nó có thể và lẽ ra được mở sớm hơn, thanh thoát hơn. Nhưng sự rỉ sét của thiên kiến, mặc cảm đã làm nó khó mở. Nhất là sự mặc cảm lại ở phía kẻ mạnh. Cũng có thể có những nguyên do khác nữa, nhưng điều đó đã là chuyện đã qua.

Về phía chúng ta, với những người vui mừng hân hoan, tôi muốn nói: Đây chỉ là chuyện thanh barie đã mở. Sau barie là biển cả. Chúng ta sắp ra biển cả. Vì quyết ra biển, có thể vui một chút là giờ đây chúng ta đã hầu như không gặp ngáng trở nữa cho việc xuất phát. Nhưng hãy để dành niềm vui lớn lại cho tới khi chúng ta đến được các bến bờ một cách thành công. Với những người lo lắng về những gì sẽ xảy ra sau barie, tôi muốn nói: Chúng ta không thể không ra biển. Tâm lực để lo lắng phải dồn để ra khơi.

Mọi so sánh đều khập khiễng. So sánh về chuyến ra khơi trên cũng vậy. Bởi đã một số năm rồi, đất nước ta đã đi trên con đường hội nhập. Ngay trước khi các nhà thương lượng Việt Nam sang Washington để vào vòng đàm phán cuối, Intel đã đầu tư vào Việt Nam dự án nhiều trăm triệu USD, Bill Gates đã sang Hà Nội, Vinashin vừa hạ thuỷ con tàu lớn đóng theo đơn đặt hàng quốc tế (có trục trặc một chút thôi - xét cho cùng, có cái gì lớn, làm lần đầu mà không có vài sự cố nhỏ), lại nhận đơn đặt hàng mới trị giá 1 tỷ USD. Con cá, con tôm, những đôi giày Việt nam khi ít thì được đón nhận, khi nhiều liền bị áp đặt những kiểu đánh chặn theo luật của kẻ mạnh. Rồi giá xăng dầu, giá vàng, giá USD tại Việt Nam nhảy múa với các vũ điệu mà chúng ta phải quen, bởi thế giới là như vậy, nền kinh tế toàn cầu là nơi của các vũ điệu không ai đoán trước hết được. Những người dân Việt Nam chất phác - và không chất phác - tập mạo hiểm với những tờ cổ phiếu....vv và vv.. Vậy đâu phải chúng ta chưa ra biển.

Nhưng lần này sẽ khác. Đây sẽ là không đơn giản là ra biển. Mà là ra khơi xa. Cuộc hội nhập này chúng ta hướng đến, chúng ta phấn đấu. Chúng ta quyết chí từ lâu. Chúng ta đã có những kinh nghiệm ban đầu. Nhưng mặt khác, chúng ta vẫn đang nhiều băn khoăn về con tàu của mình. Chúng ta đang tranh luận, đang day dứt trước câu hỏi con tàu ấy “To hay Nhỏ”. Chúng ta đã và sẽ nghiêm khắc với nhau hơn về các tiêu chí chọn Thuỷ Thủ Đoàn. Nhưng nhiều việc chưa thể nói đã làm xong. Tất cả phải được đẩy nhanh với ý chí mãnh liệt hơn, với sự tỉnh táo cao hơn, và với đồng thuận lớn hơn. Vượt biển bao giờ cũng là việc của những người mạnh mẽ. Phải hiểu những khiếm khuyết của mình để thêm mạnh mẽ, chứ không phải là để e ngại và chọn cách ở lại trên bờ.

Hội nhập trọn vẹn - tức là chấp nhận và đối phó được với một cách đi khác. Chưa hội nhập hoàn toàn thì còn có thể đi theo tốc độ riêng biệt, phụ thuộc vào khả năng và ý muốn riêng mình. Thấy thuận đi nhanh. Thấy chưa tự tin đi chậm lại. Bây giờ không phải sự chủ động ấy không còn, nhưng sự ràng buộc vào tốc độ chung lớn hơn gấp bội. Mỗi cơn bão sẽ là cơn bão chung, của cả ta, của cả người khác. Mỗi làn gió thuận cũng là chung. Vấn đề là phải biết căng buồm đúng lúc, phải biết chọn luồng, phải biết tránh phong ba và biết vượt phong ba.

Hội nhập trọn vẹn - tức là bước vào chơi ván cờ mà tất cả mọi con cờ đều di động. Chủ động của ta là chọn nước cờ của mình. Nhưng khi ta đi nước cờ ấy, các con cờ khác không đứng yên mà đồng thời cũng đi. Vì vậy chủ động ở đây là chủ động gấp đôi, gấp ba, gấp nhiều lần. Không chỉ là tính toán, mà còn là ứng phó và chớp thời cơ.

Hội nhập trọn vẹn - tức là phải biết nhìn trong cái chuyển động brao-nơ hỗn độn và đan chéo của các hoạt động kinh tế xã hội toàn cầu những quy luật nào đó rất khó nhìn. Phải nhìn thấy, hoặc ít ra là nắm bắt, cảm nhận được, để trong từng thời điểm nhất định có đường đi của mình.

Hội nhập trọn vẹn vào thời điểm này - tức là chấp nhận cuộc đua tranh với nhiều người mạnh hơn. Nhiều bàn tay sẽ dang rộng đón chúng ta trong cuộc chơi Win-Win. Nhiều cú hích có thể xô ngã chúng ta trong cuộc chơi Win-Loss. Chúng ta phải biết tìm bạn hữu, cũng phải biết chịu va đập. Sao cho sau mỗi va dập và chấn thương khó tránh, chúng ta lại tiếp tụ cuộc chơi, mạnh dạn hơn, dày dạn hơn, mạnh mẽ hơn.

Hội nhập trọn vẹn - là thời cơ trọn vẹn và nguy cơ trọn vẹn

Cho dẫu còn nhiều lo lắng, băn khoăn, thời khắc tăng tốc ra khơi xa đã đến rất gần. Và chúng ta, không nghi ngờ gì nữa, sẽ bước vào hành trình đó.

Trong một thế giới đầy biến động, và biến động với tốc độ cao, biến động nhiều hướng, nhiều chiều. Một khi đã bước vào, phải ứng biến. Để ứng biến được cần có nhiều thứ lắm. Có những thứ ta có rồi, có những thứ đã có nhưng còn rất ít, và nhiều thứ ta chưa có. Nhưng cái cần nhất là gì?

Cái cần nhất để nhập cuộc vào nơi biến động là một sự vững chắc, một sức mạnh nội tâm lớn lao đủ để mình vẫn là mình, không bị văng quật sang hết phía này, phía khác, không bị biến hình theo hoàn cảnh, theo ý muốn của người khác. Cái cần nhất, là biết cách“Dĩ bất biến ứng vạn biến”.

Chúng ta ra khơi xa, hãy nhớ đến gần 100 năm trước, có một người Việt Nam mảnh khảnh, với đôi mắt sáng, đã bước xuống con tàu lạ, và đi xa, với một ý chí và một mục đích mà nếu suy xét theo cách nghĩ thông thường thì khó tưởng tượng nổi. Cảm ơn một nhà thơ đã khuất, vì những câu thơ giúp chúng ta phần nào hiểu được người Việt Nam ấy bước vào thế giới bao la và khi đó còn xa lạ vô cùng, mang trong mình cái bất biến gì để giáp mặt với trăm ngàn lạ lẫm và biến cố:

Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ
Sóng dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương.

Điều khó tưởng tượng nhất là người Việt đó ra đi đâu chỉ để hiểu thế giới, mà là để tìm “hình của nước”. Không có gì lớn hơn ý chí con người!

Không có gì lớn hơn khát vọng và trí tuệ của một dân tộc muốn sánh vai cùng thiên hạ. Cái bất biến lớn nhất để đối chọi với mọi biến cố là ý chí đem lại phồn vinh cho đất nước đã chịu quá nhiều đau khổ và thua thiệt của chúng ta. Trong cuộc vượt biển vĩ đại sắp tới, dân tộc và mỗi người Việt , cùng đội tiền phong của mình, sẽ phải phát huy hết những sức mạnh nội tâm để bù đắp cho những thiếu hụt của sự đi sau, do những khắc nghiệt khách quan của lịch sử. Đây là cuộc đi để khắc tạo hình của nước trong thế kỷ 21 - Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Trong cuộc tranh đấu đó, những cái hẹp hòi, bất tài, ký sinh có ở một bộ phận thuỷ thủ bất đắc dĩ trên con tàu của chúng ta sẽ nhanh chóng lộ hết. Bởi điểm yếu lớn nhất của bộ phận như vậy là rất thích hợp với môi trường tù đọng, thích nghi được với những chuyến đi gần bờ, nhưng khó giấu mặt, khó tồn tại được trong chuyến đi xa vượt biển khơi, trong một môi trường tranh đấu sôi sục vì mục tiêu cao cả của toàn dân tộc. Không có gì phải lo ngại vì điều đó. Bởi cùng với điều đó, con tàu sẽ mạnh hơn, đội ngũ trên tàu sẽ mạnh hơn. Những gì làm chúng ta hôm nay còn bận lòng sẽ bị cuốn phăng như cọng rác của buổi giao thời.

Hãy khởi động hết những gì tốt đẹp nhất trong tâm hồn ngàn đời của dân tộc Việt, hãy xốc lại đội ngũ ở tất cả các vị trí , hãy khởi động hết mọi năng lượng tươi trẻ, mới mẻ mà bây giờ đã có và đang mạnh mẽ nảy nở trong xã hội chúng ta. Đó là nguồn năng lượng vĩ đại để con tàu Việt Nam vượt trùng khơi, đến những bến bờ thành công cho cả đất nước, và cho mỗi con người Việt.

Nguồn:VietnamNet
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Phản đề" dành cho người Việt trẻ

    30/03/2017Nhà thơ Lê Ðạt, đã ngoài 70 - cho dù cuộc đời ông như chính nhà thơ thừa nhận là rất "li kỳ" và chịu nhiều thăng trầm dâu bể. Trẻ, ở chính cái cách mà ông nhìn nhận rất "thiện chí" và cởi mở về lớp trẻ, về thế hệ trẻ hiện nay...
  • Những mặt yếu của tuổi trẻ Việt Nam

    19/08/2015Bình HươngTuổi trẻ việt Nam có rất nhiều mặt mạnh. Nhiều nhà Xã hội học nước ngoài đến nghiên cứu ở Việt Nam đều có những khẳng định tốt đẹp về Tuổi trẻ Việt Nam. Trong phạm vi bài này, tôi chỉ mong muốn khái quát lại những nhận xét về mặt yếu của thanh niên ta, của đa số những cán bộ đoàn qua các kỳ Đại hội, họp hành...
  • Cải cách hướng tới một Việt Nam tự do và trí tuệ

    03/08/2014TS. Lê Đăng DoanhNếu không có cải cách mạnh mẽ sẽ rất khó có một xã hội phát triển. Chỉ có dân mới cải cách được bộ máy nhà nước, bộ máy nhà nước không thể tự cải cách được chính mình...
  • Nói với thế hệ trẻ

    03/10/2013Tốt nghiệp đại học mới chỉ là cơ sở để mở đầu cuộc đời của người cán bộ nghiên cứu. Có bằng tiến sĩ cũng là bắt đầu con đường nghiên cứu khoa học. Hãy ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ: “Học để làm việc, làm người, làm cách mạng. Học để phục vụ nhân dân”...
  • Muốn vươn lên, chúng ta phải vượt qua đại dương trí tuệ

    29/12/2010Lê HùngĐã từng cố vấn kinh tế cho nhiều lãnh đạo cao cấp (như cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh) nên không ngoa khi ví ông như “cuốn từ điển sống” về kinh tế Việt Nam trong 20 năm đổi mới...
  • Thời cơ vàng của Đảng ta

    04/11/2010Nguyễn Trung"Thời cơ vàng đang đến của dân tộc, vì vậy cũng chính là thời cơ vàng của Đảng ta! Hoặc là… Hay sẽ là…".
  • Ra biển, phải bắt đầu từ bờ

    16/05/2006Hà Văn ThịnhVòng đàm phán thứ 12 Việt - Mỹ là vòng đàm phán cuối cùng để bước vào "con tàu" WTO mà Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của "thuỷ thủ đoàn" thương mại thế giới. Có thể nói, "duyên nợ" Việt - Mỹ luôn kịch tính đến phút chót...
  • Toàn cầu hóa, được và mất

    09/05/2006GS. Văn Như CươngToàn cầu hóa về bản chất là sự mở rộng thị trường ra ngoài biên giới quốc gia, một mong muốn hiển nhiên của những quốc gia có nền kinh tế mạnh hơn, sản xuất được nhiều hàng hóa hơn so với các nước khác. Quy luật muôn đời vẫn là: có thị trướng rộng lớn hơn, có nhiều khách hàng hơn thì lợi nhuận càng cao hơn.
  • Toàn cầu hóa và vận hội của Việt Nam

    28/03/2006Vũ Thành Tự AnhToàn cầu hóa không phải là một hiện tượng gì mới lạ trong lịch sử phát triển của loài người, có mới đi chăng nữa chỉ là ở chỗ làn sóng toàn cầu hóa thời nay xảy ra với tốc độ cao hơn, cường độ mạnh hơn, và phạm vi rộng lớn hơn rất nhiều so với trước đây mà. Và dân tộc ta đã có ý thức chủ động hòa mình vào làn sóng ấy...
  • Năng lực tư duy toàn cầu

    23/03/2006TS Nguyễn Sĩ Dũng (thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng)Trong một đất nước đang xây dựng hòa bình và chủ động hội nhập, thì việc nâng cao sức chiến đấu không biết sẽ cần thiết và hữu ích đến đâu, nhưng việc nâng cao năng lực lãnh đạo đúng là một đòi hỏi hết sức cấp bách...
  • Cái nết, cái đẹp trong nền kinh tế tri thức

    31/01/2006GS. Tương laiTừ Tây sang Đông, tư duy của loài người đâu có đối lập giữa đẹp và nết, sự hài hòa giữa cái đẹp thể hình với cái đẹp tinh thần, giữa “sắc đẹp” quan sát được bằng mắt với phẩm chất, nhân cách của con người được cảm thụ không chỉ bằng mắt, đều là thuộc tính của con người.
  • Sống trong thế giới hôm nay

    28/01/2006Nguyên NgọcThomas Friedman, tác giả cuốn sách Chiếc Lexus và cây ô-liu, hiểu ra rằng, khác với thời Christopho Colombo, trái đất ngày nay không còn tròn nữa. Từ tròn chuyển sang phẳng là đặc điểm lớn nhất của thời đại ngày nay, và cái đó người ta gọi là toàn cầu hóa...
  • Cái giá của việc "lỡ tàu" WTO

    25/12/2005Việt LâmChúng ta không vào WTO bằng mọi giá nhưng cái giá ở đó là gì không thấy ai nói đến. Và cũng chưa ai trả lời xác đáng câu hỏi: VN phải trả giá như thế nào nếu tiếp tục chậm chân...
  • Về nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức

    20/12/2005Viễn Phố dịch từ tài liệu tiếng TrungBài viết nói về nhân cách lý tưởng trong thời đại kinh tế tri thức, trong đó vạch rõ nhân cách đó do nguyên tắc sản xuất xã hội của thời đại kinh tế tri thức quyết định và thể hiện yêu cầu của nguyên tắc đó. Do vậy nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức phải vừa đề cao lý tính lại vừa thấm đượm tinh thần nhân văn.
  • Người trí thức trong nền kinh tế thị trường

    16/12/2005PGS.TS Vũ Duy ThôngTrí tuệ một khi đã trở thành hàng hóa thì cũng sẽ bị điều tiết theo qui luật cung-cầu. Nhiều trí thức trẻ hiện nay đặt mục tiêu hàng đầu là tìm những nơi trả lương cao để làm việc...
  • xem toàn bộ