Phát hành sách tư nhân thao túng thị trường xuất bản
Hiện, Việt Nam có khoảng 80 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh sách. Trung bình, mỗi doanh nghiệp này sở hữu từ 500 đến 1.000 đầu sách. Bên cạnh việc tạo ra thị trường sách đa dạng, phong phú, khai thác nguồn bản thảo từ các tác giả trong và ngoài nước, các doanh nghiệp phát hành sách tư nhân giờ đã công khai là đối tác của các nhà xuất bản. Nhiều nhà xuất bản lập ra gần như chỉ làm một chức năng: bán giấy phép cho tư nhân. Theo ông Lê Nguyên Đại, chủ công ty sách tư nhân Lê Đại, thời gian qua không ít nhà xuất bản đã phải dựa vào các nhà phát hành sách tư nhân để hoạt động, đề tài đăng ký kế hoạch xuất bản hằng năm cũng phụ thuộc vào kế hoạch do tư nhân liên kết.
Thế nhưng mặt trái của phát hành sách tư nhân là sự "lũng đoạn" công tác quản lý của các cơ quan xuất bản nhà nước - vì lợi nhuận. Những sai phạm của nhà xuất bản Văn Học, nhà xuất bản Thanh Niên trong việc phát hành Chuyến xe ma quái, Ai giết anh em Ngô Đình Diệm... là những ví dụ. Mặt khác, số lượng bản in trên thực tế của tư nhân bao giờ cũng cao hơn 5-10 lần số lượng quy định trong giấy phép xuất bản, nhưng tiền tác quyền trả cho tác giả lại chỉ bằng khoảng 10% giá bìa của lượng sách ghi trong giấy phép. Vì lợi ích kinh tế, lực lượng phát hành sách tư nhân hầu như chỉ tập trung in - phát hành những loại sách dễ bán, có lãi, ít quan tâm đến các loại sách khoa học, chính trị, sách cho đồng bào các dân tộc thiểu số... Bởi vậy, các loại sách "lá cải" cứ xuất hiện nhan nhản trên thị trường, không kiểm soát được.
"Một số tư nhân hoạt động theo phương thức "chụp giật" như in nối bản, "luộc" sách, tranh giành bản thảo, phù phép để có giấy phép trích ngang, đẩy chiết khấu phần trăm phát hành phí lên 35-50% giá bìa, thậm chí có cuốn lên tới 60%, gây bất ổn định, lộn xộn, tạo cạnh tranh không bình đẳng giữa các lực lượng cùng tham gia kinh doanh trên thị trường xuất bản", ông Phan Khắc Hải, Chủ tịch Hội xuất bản Việt Nam, phàn nàn.
Trước thực tế trên, các cơ quan quản lý văn hoá thông tin địa phương hầu như không thống kê, quản lý được lực lượng phát hành sách tư nhân hoạt động kinh doanh trên địa bàn. Chánh thanh tra Bộ Văn hoá Thông tin Phan An Sa nói: "Bộ Văn hoá Thông tin và các cơ quan chức năng hiện vẫn chưa xây dựng được một hành lang pháp lý và cơ chế quản lý phù hợp để hỗ trợ lực lượng phát hành sách tư nhân phát triển theo đúng định hướng, không để họ thao túng thị trường xuất bản như hiện nay".
Hiền Hòa - Việt Anh
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Protagoras và khai minh Hy Lạp
01/01/1900Bùi Văn Nam SơnĐánh thức đất trong Tết nguyên đán
01/01/1900Nguyễn Vinh PhúcBức tranh muôn mặt của khủng hoảng kinh tế thế giới
01/01/1900Minh BùiSách và doanh nghiệp: Đọc để phát triển
01/01/1900Tố Tâm