Nam đã thực sự trở thành một phần cấu thành quan trọng của nền kinh tế đang hội nhập. Họ góp phần làm nên sự chuyển đổi và tăng trưởng của nền kinh tế nói trên. Vai trò quan trọng này được lý giải bởi những thiên chất mà những nhà kinh doanh mới có...
"/>Nam đã thực sự trở thành một phần cấu thành quan trọng của nền kinh tế đang hội nhập. Họ góp phần làm nên sự chuyển đổi và tăng trưởng của nền kinh tế nói trên. Vai trò quan trọng này được lý giải bởi những thiên chất mà những nhà kinh doanh mới có...
"/>

Làm nhà kinh doanh

05:44 CH @ Thứ Sáu - 12 Tháng Mười, 2007

Mưa đã tạnh, trời đã hửng dần lên. Nhữngđịnh kiến u ám đốivới lực lượng doanh nhân đang tan dần như mây sau bão. Mặc dù, đâu đó cuối chân trời sự vần vũ vẫn còn chưa hết hẳn, nhưng những ngày nắng đẹp đang đến rất gần. Và lực lượng doanh nhân đang được đánh giá ngày càng cao hơn trong xã hội ta. Đây, có lẽ, là cách đối xử nên có, vì nó công bằng.

Lực lượng doanh nhân Việt Nam đã thực sự trở thành một phần cấu thành quan trọng của nền kinh tế đang hội nhập. Họ góp phần làm nên sự chuyển đổi và tăng trưởng của nền kinh tế nói trên. Vai trò quan trọng này được lý giải bởi những thiên chất mà những nhà kinh doanh mới có.

Trước hết, họ là những người thấy được cơ hội làm giàu. Cơ hội này tồn tại ở Mỹ, ở châu Âu, châu Phi. ..và cả ở trong nước. Chúng biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng chủ yếu ở những nhu cầu còn bỏ ngỏ, những sở thích có thể phát sinh hoặc những khả năng đáp ứng tốt hơn, rẻ hơn những nhu cầu đang có. Vấn đề là không phải ai cũng có thể nhận biết những nhu cầu những cơ hội này một cách chính xác và kịp thời. Rủi ro hơn, chính sách phát triển kinh tế còn có thể được xây dựng theo mong muốn chủ quan dẫn đến việc nhiều ngành sản xuất không tiêu thụ được hàng hóa của mình. Của cải được làm ra theo mô hình quan liêu như vậy chỉ mang lại những chi phí chứ không hẳn là sự giàu có. Ví dụ, nếu người tiêu dùng ở châu Âu đang thích những chiếc áo màu xám, nhưng chúng ta lại xuất sang những chiếc áo màu vàng, thì sự phá sản gần như đã được hoạch định từ trước. Như vậy, quan trọng là phải nắm vững thị trường. Và nhà kinh doanh bao giờ cũng cảm nhận được thị trường tốt hơn những người khác

Hai là, nhà kinh doanh có thể kết hợp được các nguồn lực để làm ra sản phẩm cần thiết cho thị trường. Ví dụ, muốn xuất khẩu được nhiều đồ gỗ sang Hoa Kỳ, rất nhiều nguồn lực sẽ phải được huy động. Sơ bộ chúng ta có thể kể ra một số nguồn lực sau đây: 1. Nguồn lực về tài chính; 2. Nguồn lực về nguyên liệu (Nên nhớ rằng nước ta đóng cửa rừng, nênmuốn có gỗ để sản xuất phải nhập khẩu từ nước ngoài); 3. Nguồn lực về kỹ năng xử lý gỗ, thiết kế đồ gỗ và làm đồ gỗ; 4. Nguồn lực về kiến thức pháp lý và thị trường, v.v...

Ngày nay, chúng ta đang nói nhiều tới mô hình kết hợp 4 nhà với nhau để làm kinh tế (nhà nông, nhà quản lý nhà khoa học, nhà doanh nghiệp). Tuy nhiên, nhiều nhà như vậy có thể sẽ rất vui nhưng vấn đề thì chưa chắc đã giải quyết được. Lý do là vì lợi ích của các nhà này chưa chắc đã gắn chặt với nhau. Sự gắn kết như vậy chỉ có thể xảy ra dưới tác động của nhà kinh doanh. Và cần đến bao nhiêu nhà thì nhà kinh doanh sẽ huy động bấy nhiêu. Tại sao cứ phải nhất thiết là bốn nhà mà không phải là ba hoặc không phải là năm?? Thiếu nhà kinh doanh thì không khéo bao nhiêu nhà cũng ai ở nhà nấy mà thôi.

Ba là, nhà kinh doanh dám chấp nhận rủi ro. Khả năng chấp nhận rủi ro là một bản tính quan trọng của nhà kinh doanh. Trên thương trường, rủi ro gắn với lợi nhuận. Rủi ro càng cao thì lợi nhuận cũng sẽ càng cao. Tại sao không ít người Việt chúng ta chỉ thích gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng hoặc mua vàng cất vào trong tủ hơn là tổ chức kinh doanh hoặc đầu tư? Đơn giản là vì phần lớn chúng ta không phải là các nhà kinh doanh. Phần lớn chúng ta không dám chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng lực lượng doanh nhân của nước ta chỉ mới bắt đầu hình thành trở lại trong thời kỳ đổi mới. Mới ngày hôm qua không ít người trong số họ có thể vẫn còn bắn súng thạo hơn tiếp thị; cạo bàn giấy nhanh hơn tính toán lỗ lời; nấu phở giỏi hơn bán phở... Ngày hôm nay, họ đã là những doanh nhân.

Chính vì vậy, số doanh nhân thành công rất nhiều, nhưng số doanh nhân thất bại cũng không phải là ít. Và những hiện tượng như sự giàu có đến nhanh đến mức sự sang trọng chưa theo kịp; sự chấp nhận rủi ro xảy ra nhiều khi do hạn chế về tri thức hơn là do sự nhạy cảm trong kinh doanh... là những điều có thật.

Tuy nhiên, như đối với một lực lượng xã hội đang được hình thành chưa lâu, những điều nói trên là khó lòng tránh khỏi. Cái chính là đội ngũ doanh nhân Việt Nam đang vượt qua những khuyết tật của "căn bệnh vàng da" sau sinh trưởng và lớn mạnh hàng ngày. Họ là phần cấu thành không thể thiếu của một nền kinh tế năng động và hiệu quả.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Công bằng với doanh nhân

    11/10/2018Tô PhánAi cũng cần có sự công bằng, doanh nhân cũng vậy. Công bằng với doanh nhân trước hết là thái độ công bằng của Nhà nước, của các cơ quan bảo vệ pháp luật, của các nhà báo và của toàn xã hội khi đánh giá đúng – sai, cái hay và chưa hay. ..
  • Nhìn doanh nhân dưới góc độ văn hoá

    10/10/2018Vương Trí NhànNhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn chia sẻ những cảm nghĩ của mình, sau gần một tháng nghiền ngẫm bài báo của SGTT: “Đâu là những việc cần làm nếu muốn nhìn giới kinh doanh dưới góc độ văn hoá”...
  • Doanh nhân, anh là ai?

    13/10/2016Nguyễn Đức ThạcDoanh nhân - nhà doanh nghiệp anh là ai? Đây là một câu hỏi lớn đặt ra cho tư duy học thuật, phản ánh những yêu cầu bức xúc của đời sống xã hội đang vận động, biến đổi phức tạp, đan xen những cơ hội và thách thức...
  • Trạng thái bình thường của doanh nhân

    13/10/2016Nguyễn Trần BạtCho đến nay chúng ta vẫn chưa có một đội ngũ doanh nhân theo đúng nghĩa, nhưng dư luận xã hội mong muốn xây dựng đội ngũ doanh nhân với hai phẩm chất cơ bản là Tâm và Tài, thậm chí còn cho rằng sự kết hợp giữa Tâm và Tài đã tạo ra một bản sắc riêng cho doanh nhân Việt Nam...
  • Doanh nhân dưới lăng kính văn hóa

    18/05/2015Nguyễn Trần BạtKhi kinh doanh trở thành một nghề thực sự, được trọng vọng trong xã hội, thì những chuẩn mực đạo đức, văn hoá của doanh nhân hiện đại cần được xác lập...
  • Hưởng thụ văn hóa của doanh nhân: Một nhu cầu lớn và có thật

    13/10/2014Kim YếnĐối với nhiều doanh nhân, nhu cầu hưởng thụ văn hóa gần như trở thành một đam mê vô tận. Nó làm cho cuộc sống vốn đầy rẫy bận rộn và lo toan trở nên thi vị hơn, ý nghĩa hơn. Niềm đam mê ấy đôi khi còn lớn hơn công việc đa đoan của người kinh doanh nữa. Theo cách riêng, mỗi doanh nhân tìm tòi trong sự tận hưởng về văn hóa, nghệ thuật những giá trị song một cách nghiêm túc, để có thể cân bằng giữa trí tuệ, tình cảm, ý chí.
  • Đi tìm bản sắc cho doanh nhân Việt

    23/09/2007Nhóm PVNói đến doanh nghiệp Mỹ, người ta nghĩ ngay đến phương thức gắn bó người lao động với doanh nghiệp bằng cách cho họ nắm giữ cổ phần, cổ phiếu. Đối với Tây Âu, đó là cổ phiếu cộng với đóng góp vào bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm an sinh xã hội cho người lao động. Đối với doanh nghiệp Nhật Bản là chế độ đảm bảo việc làm suốt đời cho người lao động. Đối với doanh nghiệp Việt Nam đó sẽ là gì?
  • Doanh nhân và văn hoá

    09/07/2007Tô PhánChuyện hai doanh nhân thuộc Hội Doanh nghiệp trẻ TPHCM công khai xem phim đồi trụy trên khoang VIP chuyến bay VN 535 của Vietnam Airlines ngày 17.6 hành trình Hà Nội - Paris, đã và đang gây phẫn nộ trong dư luận...
  • Doanh nhân cộng đồng, họ là ai?

    13/06/2007Hoàng Cửu LongCác nhà tỉ phú trên thế giới ngày càng hướng vào các hoạtđộng từ thiện.Họ là doanh nhân nhưng khôngbó gọn trong sản xuất, kinh doanh mà hướng tớilợi íchcộng đồng. Người tagọi họ là "Doanh nhâncộng đồng”...
  • Phong cách doanh nhân

    06/06/2007P.VMỗi doanh nhân khi xuất hiện trong những "phi vụ" làm ăn của mình, dĩ nhiên họ cư xử không ai giống ai. Nhưng theo tôi, doanh nhân Việt Nam rất nên học phong thái ứng xử của những người như SteveBallmer. Họ càng giàu có thì lại càng giản dị, và trong mỗi cuộc tiếp xúc, cái họ quan tâm nhất vẫn là hiệu quả thực tế.
  • Doanh nhân học

    12/03/2007Đỗ Thanh NămĐể tận dụng cơ hội, biến đe dọa thành cơ hội, tinh thần, thái độ và phương thức học hỏi của doanh nhân Việt phải được xem là tầm nhìn, phẩm chất kỹ năng. Học tập không chỉ đơn thuần là đến trường, đến lớp. Điều quan trọng nhất là “thuyền trưởng” phải đẩy mạnh mô hình học tập, chia sẻ lẫn nhau trong nội bộ doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp.
  • Doanh nhân và kinh tế trí thức

    02/03/2007Nguyễn Kim Khánh thực hiệnDoanh nhân ngày nay không đơn thuần là những người buôn bán nhỏ lẻ mà họ đã thực sự trở thành một đội ngũ lớn mạnh. Những doanh nhân tài năng được xã hội coi là “những nhà khoa học kinh doanh”.


  • Doanh nghiệp doanh nhân & văn hóa

    07/11/2006Lê Đăng DoanhDoanh nghiệp là một loại tế bào của xã hội, doanh nghiệp không chỉ là một đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp là một cơ sở văn hóa và mỗi doanh nghiệp có văn hóa kinh doanh của mình. Văn hóa của doanh nghiệp không tách rời với văn hóa của xã hội là hệ thống lớn bao gồm doanh nghiệp...
  • Doanh nhân văn hóa luận

    04/11/2006Phùng Bá SoạnTiêu chí để nhận biết ra một quốc gia có nềnvăn minh, văn hóa cao hay thấp là ở hai vấn đề: một là cơ cấu và định giá thành phần xã hội, hai là nội dung giáo dục. Tự cổ chí kim từ đông sang tây có thể chế và quốc gia nào mà xã hội không tạo nên bởi bốn thành phần: Sĩ, nông, công, thương?
  • Văn hóa doanh nhân & văn hóa doanh nhân Việt Nam

    11/10/2006Trần Ngọc ThêmDoanh nhân là một khái niệm nghề nghiệp khá đặc biệt, cho nên xung quanh nó cho đến nay tồn tại khá nhiều ngộ nhận. Trong những bài viết nhằm khẳng định và tôn vinh doanh nhân ra đời trong những năm qua, những ngộ nhận này không được làm giảm đi, mà ngược lại, còn bị tô đậm thêm...
  • Nghĩ về doanh nhân và cách mạng

    10/10/2006Dương Trung QuốcGiờ đây, vị thế của tầng lớp doanh nhân đang ngày càng được khẳng định, không chỉ trong các văn bản, nghị quyết mà quan trọng hơn là từ thực tiễn của đời sống kinh tế của đất nước. Do vậy xem xét mối quan hệ giữa doanh nhân và cách mạng, giữa một tầng lớp xã hội và một hiện tượng xã hội mang tính chất lịch sử là một điều cần thiết...
  • Doanh nhân mới kết quả và thách thức

    01/01/1900Lê Đăng DoanhCùng với quá trình đổi mới, một đội ngũ đông đảo những doanh nhân mới, những Giám đốc, Chủ tịch HĐQT của các doanh nghiệp tư nhân mới được thành lập đã hình thành và phát triển nhanh chóng. Nếu chỉ tính những doanh nghiệp đã đăng ký hợp pháp theo Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân từ l990 - l999 là 45.005 và 14.400 doanh nghiệp được thành lập trong năm 2000 thì số doanh nhân đã tăng lên đáng kể.
  • Nhàn đàm về Chữ nhân và doanh nhân

    04/03/2006Hoàng LêChữ Nhân: thêm ngã thành nhẫn, thay sắc thành nhấn, dấu nặng thành nhận. Thế là đã có bốn chữ khác nhau cùng một gốc. Ngẫm một chút, thấy mấy chữ này thật quý, thật hay, không chỉ doanh nhân mà mỗi chúng ta đều nên chú trọng...
  • Đạo đức doanh nhân Việt Nam hiện nay

    05/01/2006PGS.TS Phạm Duy ĐứcTrong bài viết này chúng tôi không đề cập vấn đề đạo đức Doanh nhân là gì? Nội dung đạo đức Doanh nhân gồm những phẩm chất nào? Các vấn đề đó đã được trình bày trong giáo trình của khoa học Quản trị kinh doanh. Ở đây, chúng tôi xin nêu một số vấn đề cơ bản về đạo đức Doanh nhân Việt Nam đặt ra hiện nay...
  • Tôn vinh hơn nữa doanh nghiệp và doanh nhân

    21/10/2005Ngọc MinhTrong cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, doanh nghiệp không ra doanh nghiệp, doanh nhân không ra doanh nhân. Doanh nghiệp hoạt động theo sự chỉ định, doanh nhân chỉ là người thừa hành, hoạt động không vì lợi nhuận, lỗ lãi do Nhà nước lo, tiêu dùng do Nhà nước phân phối định lượng. Kết quả Nhà nước phải đi vay để nuôi doanh nghiệp, chứ không phải doanh nghiệp nuôi Nhà nước - một quy trình ngược, quy trình phi kinh tế...
  • Nhân – Trí – Dũng của doanh nhân

    15/10/2005TS. Lê Đăng DoanhDoanh nhân bước chân vào con đường kinh doanh tất nhiên là để làm giàu, đồng vốn của mình sinh sôi nảy nở. Nhưng để trở thành lực lượng đi đầu làm cho “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ , văn minh”, tầng lớp doanh nhân phải hội đủ ba yếu tố: nhân – trí – dũng...
  • Tư tưởng doanh nhân trong suy nghĩ và hành động

    24/10/2005Phạm T. Minh ĐứcSự thành bại của một doanh nghiệp mới thành lập bị chi phối bởi nhiều yếu tố, nhưng quan trọng bậc nhất là tài năng và cách cư xử của người lãnh đạo và tất cả những nhân viên trong doanh nghiệp đó. ...
  • Doanh nghiệp, doanh nhân - Đôi điều trăn trở

    22/07/2005Nguyễn Trần KhanhBài viết này nêu một số suy nghĩ về doanh nhân, doanh nghiệp và các mối quan hệ giữa doanh nhân, doanh nghiệp với Nhà nước, với giới tài chính - ngân hàng và với giới khoa học - công nghệ.
  • xem toàn bộ