Kẻ thù của chân lý

07:41 SA @ Thứ Ba - 18 Tháng Hai, 2014

Uốn lưỡi bao nhiêu lần cho đủ?

Từ ngàn xưa, một trong những nơi thử thách ỡ bản lĩnh và trình độ của chính khách là nghị trường. Ở đó, những người đại diện cho hàng triệu cử tri đứng ra chất vấn các quan chức đứng đầu các cơ quan của chính phủ. Đây là tấm gương soi của nền dân chủ. Khi các cuộc tranh luận của nghị trường được thực hiện một cách thẳng thắn, thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau giữa những người tham gia tranh luận; khi vấn đề được nêu ra chính xác cô đọng được trả lời bằng những lập luận trong sáng nói đúng trọng tâm, thì dù kết quả tranh luận như thế nào, người dân cũng thấy thỏa mãn; vì họ biết người đại diện cho họ phản ảnh đúng tâm tư nguyện vọng, băn khoăn của mình; và người điều hành công việc của chính phủ cũng làm hết chức trách của viên chức nhà nước. Thế nhưng, gần đây, khi theo dõi những cuộc chất vấn thành viên Chính phủ tại Quốc hội được truyền hình trực tiếp, cử tri đã thấy có những luận cứ được đưa ra với lối lý luận khập khiểng và thiếu thuyết phục, hay nói cách khác, đã có hiện tượng “hỏi môt đường, trả lời một nẻo”.

Chúng ta hãy thử xem lại cách đặt vấn đề và cách xử lý. Về nguyên tắc tranh luận, người xử lý phải luôn giữ được nhất quán trong quá trình chứng minh. Nếu không người ấy sẽ dễ rơi vào trường hợp ‘đánh tráo’ khái niệm. Dưới đây là những sai lệch thường gặp:

Thứ nhất: Thay đổi hay đưa ra những điều kiện khác để tránh né luận điểm ban đầu.

Ví dụ: Với luận đề: “Có nên vay tiền làm đường sắt cao tốc hay không? Tổng nợ quốc gia đã chiếm 42 % GDP; nhu cầu vốn cho ngành giao thông vận tải đã là 160 tỷ USD, chi phí chho đường sắt cao tốc lên đến 35, 6 triệu USD/ km. Vay thêm tiền làm đường sắt cao tốc sẽ làm tăng tổng nợ quốc gia”. Đã có câu trả lời: “Không tăng nợ, vì không chỉ vay nước ngoài, mà còn vay trong nước, vay doanh nghiệp, vay trong nhiều năm…”Trả lời như thế không đáp ứng được trọng tâm luận điểm của người đặt câu hỏi. Vì vay kiểu nào cũng là vay, không phân biệt trong hay ngoài nước. Trả lời như thế chỉ chấp nhận được nếu vay mà không phải trả!

Thứ hai: Lẫn lộn luận điểm đưa ra với người có liên quan đến luận điểm.

Ví dụ: để trả lời câu hỏi “Làm sao đảm bảo tính minh bạch và nâng cao trách nhiệm quản lý ngân sách trong thu chi tài chính công”, một quan chức đã trả lời: “Chúng tôi không sờ mó đồng nào ở đây cả” Người ta không hỏi ông có dính dấp gì không đến chuyện tiền nong mà muốn hỏi quý ông quản lý như thế nào trong việc thu chi ngân sách cả nước.

Thứ ba: Đặt luận điểm người chất vấn dưới lăng kính hệ quả suy diễn ý định của người hỏi, đánh tráo nguyên nhân và kết quả.

Ví dụ: trả lời câu hỏi “Làm sao gìn giữ tính nghiêm minh của pháp luật, xây dựng đội ngũ công chức đề cao kỷ luật hành chính; kỷ cương phép nước, cần kiệm liêm chính…” một vị có trách nhiệm trả lời: “Nếu cách chức hết lấy ai làm việc. Cứ nói theo quy định pháp luật, nhưng pháp luật cũng cócái đạo lý,cứ dẹp đi là bầu không kịp” Rồi vị quan ấy lại cho rằng trong mười việc thì có thể sai hai, ba việc…

Nếu chỉ “bầu không kịp” thì…còn nhớ có lần, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã trả lời phỏng vấn tại hành lang Quốc hội sau khi dự một phiên chất vấn mà báo chí dạo ấy đã đưa tin: “Bộ trưởng tốt, nhưng bên dưới tan nát thì ‘nghỉ đi’.

Nếu chỉ vì có thể ‘sai vài việc’ thì ,,,Thủ tướng Nhật gần đây không phải từ chức chỉ vì một lời hứa là “chuyển căn cứ quân sự Mỹ” đi, đã không làm được. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật cũng không từ chức vì câu nói: “Việc Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki là cách không thể tránh khỏi để kết thúc chiến tranh”. Trước khi từ nhiệm ông đã tuyên bố rằng: “Tôi đã làm người dân Nagasaki phiền lòng…Tôi xin từ chức để nhận trách nhiệmnày”. Và còn nhiều ví dụ nữa như trường hợp của Tồng thống Đức hoặc Chủ tịch World Bank là những người chỉ làm sai MỘT việc hay chỉ sơ sẩy một câu nói.

Thứ tư: Cố ý vận dụng tam đoạn luận (syllogims).

Một số vị lại ưa dùng “món” này, vì nghe có vẻ …trí tuệ: Những nước có IQ cao đều có đường sắt cao tốc. Chúng ta chắc là có IQ cao. Chúng ta phải có đường sắt cao tốc.

Hoặc lý luận ngược lại:

Chúng ta sắp có đường sắt cao tốc, nên IQ chúng ta …sắp cao

Hay có ngài còn liều lĩnh ví von:

Việc khó nhất là đánh thắng đế quốc. Chúng ta đã đánh thắng chúng.Chúng ta chắc chắn phải làm được đường cao tốc.

Với lối suy diễn này, thì chúng ta làm gì chẳng được.Từ vô địch World Cup đến phóng hỏa tiển vào không gian hoặc lên sao hỏa trong nay mai. Với lối suy luận ấy, như người ta thường nói, chúng ta có thể nhét cả Paris vào trong một cái hũ, hoặc hơn thế nữa, còn có thể cứu cả thế giới này khỏi thiên tai, dịch bệnh.

Thứ năm: Dự báo không cần cơ sở, chỉ cần ..đại ngôn

Có những vị phát biểu không cần chứng minh, vì những điều nói ra đều là …định đề, xem như tất yếu. Có vị mạnh dạn phán: Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam hiện nay là 1.200 USD nhưng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương lai thì đến 2020 sẽ là 3.000 USD và lần lượt tăng đến6.000 USD, lên 1,200 và đạt 20.000 USD vào năm 2050 (?). Ai có thể biết được kinh tế thế giới còn khủng hoảng cho đến bao giờ? Ai có thể biết được rằng mất bao nhiêu năm mà Nam Hàn vẫn chưa đạt tới 20.000 USD/ đầu người, và còn bao nhiêu nước phát triển ở châu Âu đang trầy trật đối phó với nợ nần khủng hoảng tài chính. Trên cơ sở nào để một nước có GDP hàng năm chỉ phát triển xấp xỉ 7%, có thể tăng thu nhập 20 lần trong vòng 40 năm tới có lẻ chưa một nhà kinh tế nào có thể chỉ ra được. Đó là chưa kể tác động bên ngoài như tài nguyên suy giảm, thiên tai, dịch bệnh…

Là những người mang tâm niệm “bình sinh đạo bão tiên ưu niệm” (suốt đời ôm mãi lòng lo trước, Nguyễn Trải trong BãoKinh Cảnh Giới), các nghị sĩ lấy công việc quốc gia làm trọng, lấy điều lo của muôn dân làm nỗi lo của mình, lẻ ra không thể thỏa mãn trước kiểu trả lời…lấy được, thiếu thẳng thắng và nghiêm túc với trách nhiệm trước muôn dân, trước vấn đề hệ trọng của đất nước, quý vị chỉ cần lên mạng, dùng Google tìm thì sẽ được cơ man tư liệu về nỗi khó khăn mà các cường quốc đang gặp phải như trường hợp Nhật Bản với hệ thống xe lửa cao tốc Shinkansen hay trường hợp Pháp với hệ thống xe lửa TGV.

Thất diệt tránh pháp

Vào mùa hạ thứ chín sau khi thành đạo, khi đang ở vương quốc Vamsa, nhân chuyện tranh luận giữa chư Tăng thuộc hai nhóm Kinh sư và Luật sư. Phật đã dạy: “Hai bên phải bình tâm lắng nghe, đừng có thành kiến, đừng nghe một chiều, phải trầm tĩnh xét đoán”. Sau đó người truyền dạy bảy phương thức giải quyết tranh chấp, trong đó chúng ta có thể kể đến Ứcniệm tỳ-ni nghĩa là phải trình bày đầu đuôi câu chuyện với những bằng chứng cụ thể. Và Tự ngôn tỳ-ninghĩa là phải nhận biết rằng ý kiến của mình dù cố gắng vô tư vẫn là chủ quan do đó chưa thể hiện được sự chính xác vô tư, nói cách khac1m tự mình phải công nhận sự vụng về khiếm khuyết của mình.

Biện luận là công cụ của một xã hội dân chủ và quan trọng hơn, nó giúp cho người lãnh đạo có những quyết sách đúng. Nếu không có sự biện luận đúng nghĩa, tương lai và tiền đồ đất nước có thể bị tổn hại với những quyết sách vội vã chưa kiểm nghiệm bởi lòng dân. Quyết nghị (resolution) hay đề nghị (proposition) đầu cần phải được tranh luận. Không thể dung dưỡng tình trạng lạm dụng quyền lực, bất chấp dư luận.Như Einstein đã từng cảnh báo “Kẻ thù lớn nhất của chân lý là sự ngạo mạn của quyền uy”. Nhưng luận lý nào cũng phải xuất từ trái tim trong sáng của người tham gia tranh luận.Vì dân phải là điểm quy chiếu cho mọi tranh biện và được lòng dân phải biết điều kiện tiên quyết muôn đời của một nền chính trị và dân sinh, là nguyên lý sống và hành động của từng chính sách dù thuộc hành pháp hay lập pháp. Tranh luận, nếu chỉ là một trò chơi quyền lực trả giá bằng tài nguyên đất nước hay xương máu của nhân dân, sẽ chỉ làm tốn thời gian và công sức của những người tham dự mà quyết định đưa ra sẽ có những hậu quả khôn lường.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phong cách "Chí Phèo" và văn hoá phản biện

    26/06/2020Phạm Hoài HuấnNếu nhìn nhận một cách nghiêm túc, chúng ta có quá nhiều "chuyên gia" trong nhiều lĩnh vực. Kết quả là, người ta cứ nghĩ chỉ cần nói ngược lại những điều nhà nước nói, những quyết sách lớn có nghĩa là phản biện, có nghĩa là "sành sỏi". Một loạt chủ nhân các blog đã gặp quá nhiều rắc rối về mặt pháp luật vì lí do này...
  • Thiếu phản biện sẽ dẫn đến suy đồi

    08/07/2019Nguyễn Vĩnh Nguyên (Chân dung Hội họa Hoàng Tường)Nhân vật trang Giá trị sống kỳ này không xa lạ với những ai quan tâm đến nghiên cứu, phê bình văn học và văn bản học báo chí nửa đầu thế kỷ 20. Cuộc trao đổi này diễn ra đúng vào ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 2010, và, câu chuyện mà nhân vật bài viết tỏ ra hứng thú để hàn huyên cũng là báo chí với học thuật, tiếng nói trí thức…
  • "Văn hóa tranh luận là kết quả của một quá trình lâu dài"

    27/05/2018Khi tham gia tranh luận, mà người ta chỉ cố gắng huy động mọi thủ đoạn để “hạ gục đối thủ” thì giá trị học thuật là một khái niệm xa xỉ. Đừng trông đợi giá trị học thuật từ một cuộc tranh luận văn học mà ở đó có quá nhiều bài viết dựa trên suy đoán cảm tính, hồ đồ trong tiếp nhận và xử lý tài liệu, rồi chụp mũ, dựng hiện trường giả, đoạn chương thủ nghĩa...
  • Người Việt và văn hóa tranh luận

    15/05/2018Sưu tầmCó những cuộc tranh luận rất gay go nhưng luôn trong hòa khí, với kết thúc bằng những đồng thuận không có bởi áp đặt, cũng như không xảy ra sứt mẻ quan hệ giữa những người tham gia. Người ta học được gì đó mới trong mỗi nội dung mà mình tranh luận. Điều đó chỉ có thể xảy ra khi các bên tham gia tranh luận có văn hóa tranh luận...
  • Phản biện xã hội

    02/02/2018TS. Trần Đăng TuấnNgười xưa nói “Một người lo bằng kho người làm”, cũng lại nói “Ba ông thợ bằng một ông Gia Cát”, khẳng định việc nghĩ không phải đặc quyền của một số ít người...
  • Tự do ngôn luận để khích lệ thảo luận hoặc tranh luận

    23/10/2014Nguyễn Trần BạtTrên các diễn đàn, các ý kiến đóng góp vào Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI đang diễn ra phong phú. Đây là một hoạt động mang tính dân chủ tạo cơ hội để người dân, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động chính trị, xã hội tranh luận, thảo luận nhằm góp ý cho sự nghiệp Đổi mới lên một tầng cao mới...
  • Nhân tranh luận tại Quốc hội, tản mạn về lập luận

    21/10/2013GS. TS. Nguyễn Đức DânMột nguyên lý sư phạm cho nền giáo dục tiên tiến: cấp cần câu chứ không cho cá. Cái cần câu cấp cho người học là phương pháp độc lập tư duy, đánh giá, phát hiện và giải quyết vấn đề. Trước hết, đó là phương pháp tư duy phản biện mà cốt lõi là lý thuyết lập luận. Khi có thói quen tư duy phản biện, hiện tượng được nhìn nhận, đào sâu tới gốc rễ của nó. Hơn ai hết, giới nghị sĩ phải rèn luyện về lập luận...
  • Không nên tranh luận với kẻ cố tình câm điếc!

    03/09/2011Hà Văn ThịnhChị cho
    rằng lớp trẻ thời nay đang tố Trung Quốc, bài Trung Quốc hơi nhiều. Nói
    cách khác, chị đã vơ tất cả những ai chống chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc
    vào trong cái rọ có tên gọi là thế hệ 8X. Phải chăng chị
    muốn nói rằng những ai chống lại việc giao đất rừng đầu nguồn cho người
    nước ngoài, chống lại việc nhân nhượng quá đáng ở Biển Đông…, đều thuộc
    vào thành phần trẻ người non dạ? Sự hoang tưởng đôi khi làm mờ mắt nhận thức nhưng hoang tưởng đến mức nghĩ rằng giới trí thức của một nước lại thiển cận và u mê hơn một người thì quả là quá đáng.
  • Tranh luận

    25/06/2011Nguyễn Tất ThịnhXưa nay những cuộc tranh luận đều là một nhu cầu sinh hoạt rất cần thiết trong đời sống xã hội, như một nhu cầu tự thân của xã hội xử lý đúng hơn với chính những nội dung khác nhau trong chủ đề được tranh luận đó, cùng với đó là nhu cầu phát triển nhận thức của những người tham gia( đặc biệt là những học giả hay những người có hiểu biết, có quan tâm khác nhau... )
  • Tổ chức phản biện xã hội như là yếu tố phục sinh cảm hứng xã hội

    18/11/2010Nguyễn Trần Bạt,Suy ra cho cùng, con người là những người trồng vườn, canh tác những sản phẩm khác nhau lên trên những cánh đồng khác nhau trong không gian tinh thần của những người xung quanh. Đó chính là gợi ý để các nhà chính trị biết gieo trồng vào trong đời sống tinh thần của người dân những cánh đồng khác nhau, những mảnh vườn khác nhau, những hoa trái khác nhau, tức là gieo mầm cho sự chung sống với nhau của con người. Đó là con đường hình thành cảm hứng xã hội, mà tổ chức phản biện XH là một trong những cách thức tập trung nhất để phục sinh cảm hứng xã hội của tất cả mọi người...
  • Tư vấn, phản biện của các nhà khoa học với Quốc hội

    22/04/2010Hoàng ThưĐể các đại biểu quốc hội “không nhát tay” khi quyết vấn đề quan trọng của đất nước phải có quan điểm của các nhà khoa học. Tuy nhiên vẫn chưa có cơ chế phối hợp…
  • Giáo dục thiếu người "phản biện"

    10/10/2009Hoàng Thái HàTôi vẫn nhớ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, học sinh chúng tôi thường được nghe các Thầy, Cô giáo, thậm chí cả báo đài thời đó nói về công cuộc đổi mới giáo dục nước nhà. Thấm thoát đã hơn 20 năm, phải nói trường học ngày nay khang trang hơn xưa nhiều lắm...
  • xem toàn bộ