Bạn nghĩ gì về Internet... chat?
Phải thẳng thắn nhìn nhận, ngành giáo dục nước ta còn chưa mấy quan tâm dạy cho học sinh các cấp học phổ thông về Internet. Nếu có thì chỉ là những hoạt động tự phát của một số trường.
Xin bắt đầu đầu từ chuyện ở lại lớp của một cháu bé học lớp 7. Mẹ cháu khóc và kể rằng, cháu đi học thêm rất nhiều, vậy mà... Mọi chuyện chỉ "vỡ ra" khi con trai chị thú nhận cháu đã dành hầu hết thời gian đi học thêm để đến dịch vụ Internet và... chat. Ở một gia đình khác, cả bố và mẹ chẳng biết gì về internet và luôn tự hào kể với bạn bè rằng, cậu con trai của mình là một "tài năng vi tính", tối nào nó cũng ngồi trên máy đến 2, 3 giờ sáng. Và, sự thật chỉ được "phơi bày" khi người chú họ - biết sử dụng máy tính - bằng vài thao tác nhỏ đã phát hiện ra "tài năng vi tính" ấy đã dành hầu hết thời gian để truy cập vào các trang web "bẩn"... Đáng buồn và đau xót hơn là chuyện một cô bé mới lớn đã phải ra tòa vì trở thành nguyên nhân của một vụ xô xát dẫn đến chết người chỉ vì chuyện..."chat tay ba" với hai “anh chàng”, dẫn đến ghen tuông rồi phạm tội.
Cuộc "tấn công" của Internet vào giới trẻ Việt Nam - đặc biệt là giới trẻ ở các đô thị - đang thật sự trở thành một hiện tượng xã hội đáng quan tâm. Các nhà quản lý đã thật sự cảm thấy lo ngại trước những dấu hiệu không lành mạnh do Internet mang lại và đã bắt đầu ra tay bằng một số những giải pháp mang tính hành chính. Những giải pháp này là cần thiết, nhưng có thật sự mang lại hiệu quả, nhất là đối với đối tượng người sử dụng là thanh, thiếu niên?
Cho đến nay, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, ngành giáo dục nước ta còn chưa mấy quan tâm dạy cho học sinh các cấp học phổ thông về Internet. Nếu có thì chỉ là những hoạt động tự phát của một số trường (song, đáng tiếc lại đưa Internet vào như một kiểu trang trí?). Đến ngay ở những trường có Internet thì học trò, cũng chẳng mấy em thích vào phòng máy của trường để truy cập bởi nhiều lý do khác nhau. Chính vì thế mà giờ đây, có thể nói, chúng ta đã gần như "khoán trắng" việc "giáo dục Internet cho trẻ em cho... dịch vụ Internet! Đây, cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự lệch lạc trong kỹ năng sử dụng Internet ở đa số thanh, thiếu niên.
Khi người sử dụng nói chung và trẻ em nói riêng coi Internet chỉ là nơi để "chat", để "e-mail", để xem tranh ảnh, phim video, truyện khiêu dâm.v.v... thì rõ ràng, chúng ta đang phải đương đầu với một lỗ hổng rất lớn trên khía cạnh giáo dục. Dường như, chưa có ai hướng dẫn cho trẻ em những qui chuẩn đạo đức và kỹ năng sử dụng Internet và chúng ta còn thờ ơ với trách nhiệm phải giúp cho trẻ em những kỹ năng "tự vệ" trước sự tấn công của "Intenet bẩn".
Phải chăng, chúng ta chưa xem Internet là một bộ phận cấu thành của nền giáo dục hiện đại, mà chỉ coi nó như là một hiện tượng công nghệ? Và, có cần không, việc xây dựng một chương trình giáo dục Intenet phù hợp cho từng cấp học cũng như có nên giảm bớt những quán cà phê Internet đang mọc lên như nấm hiện nay?...
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt