Robinson thời số hóa

05:54 CH @ Thứ Ba - 10 Tháng Năm, 2016

LTS: Nhân đọc bài Cuối tuần Robinson, chỉ 1,5 triệu đồngtrên Người Đô Thị số 1, TS Phạm Văn Tình làm… một liên tưởng tới Robinson thời kỹ thuật số.

Nếu đột nhiên bây giờ bạn phải đóng vai một Robinson (Robinson Crusoe, nhân vật trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn nổi tiếng người Anh Daniel Defoe, 1660 -1731) lạc trên hoang đảo, bạn chỉ có một điều ước, vậy bạn sẽ ước gì? Đó là câu hỏi trên mạng trực tuyến củ a Mỹ America Online.

Kết quả trả lời thật đáng ngạc nhiên: 68% cần máy vi tính nối mạng Internet, 23% cần điện thoại, 9% còn lại cần một tivi (hoặc radio). Câu hỏi trắc nghiệm này nếu đặt ra cách đây chỉ độ chục năm thôi thì chắc chắn sẽ có đáp án khác.

Sở thích đổi theo Internet

Tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin cùng với sự gia tăng của Internet đã làm thay đổi hẳn sở thích của con người hiện đại, đặc biệt là giới trẻ. Cùng lúc, hãng CNN và báo USA today cũng đưa ra một con số vừa thăm dò: 56% thanh thiếu niên Mỹ mắc tật nghiện Internet. Còn ở Châu Á, chỉ riêng Hàn Quốc đã có hơn 30 triệu người (chiếm 2/3 dân số) thường xuyên sử dụng mạng toàn cầu này, trong đó thanh thiếu niên chiếm 97%.

Đấy là chuyện của thiên hạ. Còn ở Việt Nam ta chưa được như thế. Nước ta vẫn còn đang xếp ở nhóm nước "chậm tiến" về công nghệ thông tin. Và như vậy cũng có nghĩa là nền kinh tế tri thức ở ta mới đang ở giai đoạn bước đầu. Nhìn về phía trước ta, chỉ so với vài nước trong ASEAN (như Thái Lan, Malaysia, Singapore...) thì ta vẫn còn xa họ lắm?

Theo sóng lên trời

Vậy thì ta phải biết tận dụng tối đa tiềm năng hiện có. Nhưng tiếc là, nhiều người, trớ trêu thay lại là lớp trẻ, chỉ coi Internet là thú vui giải trí của họ. Khai thác thông tin chả thấy đâu, nhưng đến cơ quan, mấy chị mấy anh cắm đầu vào mạng. Đọc báo, xem hình, nghe nhạc chán lại "check" thư và "chat" với nhau mê mải. Cả những anh em bạn bè "bắn tên lửa vượt đại châu không tới”, cũng bị lôi ra để "nỉ non" trên mạng. Các “tiểu thư" còn ngồi thì máy tính chẳng ai được dùng. Khổ nhất là khi nối mạng, điện thoại lập tức bị phong tỏa, không thể liên lạc với ai được. Rời máy ra là họ lại túm năm tụm ba thì thào to nhỏ về những chuyện vừa "nhặt" được dọc đường lúc dạo chơi trên website này nọ. Nhiều và ly kỳ lấm. Hết chuyện ảnh khỏa thân các kiểu của cô ca sĩ dòng SaoMai... đến bằng hình "tươi mát" của nàng diễn viên trẻ trung Y.V đang ăn khách... Rồi các video clip sexy mới tinh nhặt tận đẩu tận đầu về. Lại mất cả ngày cả buổi như chơi. Bàn ở nhà chán lại vớ điện thoại "chùa" mở "hội thảo đầu tuần". Quả là, hết khề khà "buôn dưa lê, bán dưa bở" lại lê thê, nỉ non "nấu cháo điện thoại". Những thú vui này lợi chưa thấy đâu, chỉ biết là khi sa đà vào, thời gian trôi vùn vụt. Thời gian, vốn được coi là vàng, bỗng biến thành hư ảnh trên màn hình tinh thể lỏng hoặc theo sóng bay lên trời...

ChàngRobinson ngày xưa gặp nạn mới phải thui thủi một mình trên đảo vắng. Đó là điều cực chẳng đã. Còn bây giờ chúng ta lại tự biến mình thành một Robinson "đời mới". Đơn độc thu mình trước máy tính, mải mê với những trò vui mà chắc gì đã mở mang nhiều kiến thức? Cái máy kia nó có tội gì đâu! Điều quan trọng là ta phải biết sử dụng và tận dụng những ưu thế của phương tiện để đáp ứng tết nhất nhu cầu học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nếu bạn là Robinson?

    28/11/2016TS Phạm Văn TìnhChàng Robinson ngày xưa gặp nạn mới phải thui thủi một mình trên đảo vắng. Đó là điều cực chẳng đã. Còn bây giờ chúng ta lại tự biến mình thành một Robinson "đời mới". Đơn độc thu mình trên máy tính, mải mê với những trò vui mà chắc gì đã mở mang nhiều kiến thức? Cái máy kia nó có tội gì đâu? Điều quan trọng là ta phải biết sử dụng và tận dụng những ưu thế của phương tiện để đáp ứng tốt nhất nhu cầu học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình.
  • Cách mạng thông tin đã thay đổi chúng ta như thế nào?

    21/12/2007Minh BùiDường như có một sự chờ đợi nặng nề đặc sánh lại ở các quán café, quán bar, khi những người khách cô độc ngồi bên ly café mong chờ một bước chân bước qua ngưỡng cửa. Lặng lẽ sưởi ấm lòng mình bằng những gương mặt mới, những gương mặt có thể anh sẽ chỉ gặp một lần trong đời, những ánh nhìn của họ đau đáu một niềm hy vọng hiếm khi thành sự thật, mong người khách không quen biết sẽ nhoẻn miệng cười hay ngồi xuống cạnh họ, đem lại cho họ sự bình yên chân thành của một tình bạn không vụ lợi…
  • Chủ nghĩa duy kỹ thuật phương Tây và quan niệm của nó về tự do và tất yếu

    18/11/2006Dương Thị LiễuVấn đề con người, vai trò của nó trong tiến trình lịch sử là một trong các vấn đề quan trọng nhất đối với triết học phương Tây hiện đại. Xét từ góc độ định hướng thế giới quan của triết học phương Tây hiện đại, có thể tách biệt thực chứng chủ nghĩa và chủ nghĩa duy lý trong việc khảo cứu con người...
  • Kinh tế tri thức - xét từ giác độ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

    08/10/2006Phạm Ngọc QuangCùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là sự phát triển của cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học-kỹ thuật rồi của cách mạng khoa học-công nghệ, cũng như để sử dụng có hiệu quả những thành tựu do các cuộc cách mạng đó mang lại, năng lực trí tuệ của người lao động không ngừng được nâng cao, phần giá trị do lao động trí tuệ của họ tạo ra trong quá trình sản xuất và được kết tinh ở sản phẩm ngày càng tăng...
  • Cách mạng khoa học - công nghệ và nền kinh tế tri thức

    03/08/2006TS. Nguyễn Cảnh Hồ... nếu cơ sở kỹ thuật của nền kinh tế công nghiệp là công cụ cơ khí, thì của nền kinh tế tri thức là máy điều khiển tự động, với hai công nghệ cơ bản là công nghệ tự động hoá và công nghệ thông tin cho phép tự động hoá cả các quá trình sản xuất vật chất và phi vật chất.
  • Từ Bionic man đến mạng siêu trí tuệ toàn cầu

    22/07/2006Vũ Anh TuấnK.Oa-uých là giáo sư điều khiển học nổi tiếng của Anh. Ông đã trở thành người đầu tiên trên thế giới có hệ thần kinh được kết nối vào và trao đổi thông tin trực tiếp với máy tính-Bionic man...
  • Số hóa kiến thức nhân loại

    03/07/2006Mạnh KimTừ xưa, con người đã muốn thu thập thông tin để xây dựng một thư viện chung trong đó chứa đựng mọi tri thức loài người. Người ta từng xây dựng một thư viện khổng lồ ở Alexandria vào năm 300 TCN (với khoảng nửa triệu đầu sách, chiếm từ 30% đến 70% tổng số sách bấy giờ). Thế nhưng, cùng với sự bùng nổ thông tin, việc lưu trữ tất cả đầu sách vào một nơi là điều không thể. Việc xây dựng một thư viện như thế chỉ là một giấc mơ hoang đường, cho đến thế kỷ 21...
  • Thông tin trở thành fast food

    20/03/2006Đức LêNgày càng ít người trẻ tuổi đọc báo, thay vào đó họ lấy tin tức từ Internet với xu hướng ngày càng tăng. Không ít người đã chuẩn bị viết “cáo phó” cho báo in, thậm chí còn nêu rõ… ngày chết là tháng 4/2040...
  • Con người đi tìm chính bản thân mình

    15/12/2005Hà Huy KhoáiPhải chăng, để hiểu được chính bản thân mình, con người cần đến các máy tính biết tư duy. Tuy nhiên, chúng ta có thể lại phải đương đầu với một nghịch lí mới: máy tính cuối cùng sẽ làm sáng tỏ được cơ chế hoạt động của bộ não người, nhưng khả năng của bộ não người lại không đủ để hiểu được cơ chế đó!
  • Thách thức của nền khoa học máy tính trong tương lai

    10/12/2005Một nhóm các khoa học gia máy tính của Anh đã chỉ ra một số thách thức chính của nền công nghệ thông tin và hy vọng các nghiên cứu của họ sẽ là đường hướng nghiên cứu chính trong thời gian tới...
  • ICT hay IT? Vấn đề nhận thức

    04/11/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngỞ nước ta, công nghệ thông tin đang thực sự là một thứ mốt thời thượng. Sự nghiệp "tin học hóa" được triển khai rầm rộ không thua kém gì phong trào bình dân học vụ trước đây. Tuy nhiên, phong trào bình dânhọc vụ có vẻ thiết thực hơn: nó nhắm vào những nhu cầu có thực và những mục tiêu được xác định rõ ràng.Với "phong trào công nghệ thông tin", những điều ở cấp "bình dânhọc vụ” như vậykhông phải bao giờ cũng được làm rõ.
  • Những nguyên lý Hệ thống và Điều khiển học

    04/05/2003Những nguyên lý/định luật đóng vai trò mô tả những ý tưởng cơ bản nhất trong một khoa học, thiết lập phương pháp luận để giải quyết vấn đề, hướng dẫn cho tư duy nói chung...
  • xem toàn bộ