IKIGAI (生き甲斐)

11:54 SA @ Thứ Tư - 03 Tháng Hai, 2016

Cái quốc đảo Nhật Bản trước kia tương đối bị cách li khỏi thế giới còn lại, do đó dân Nhật có những khái niệm, những suy nghĩ hoàn toàn khác với phần còn lại của thế giới. Một số khái niệm đã từ lâu được các nước phương Tây nghiên cứu, để ít nhất là tìm hiểu cách hành xử của người dân xứ mặt trời mọc này, sau nữa là cái gì hay có thể áp dụng. Tuy vậy có vẻ như vế thứ hai chưa có dân tộc nào khác làm được, ngay như dân Việt ta tuy cùng “da vàng, mũi tẹt” nhưng còn xa lắm mới thấu hiểu được những sự thâm thúy, có vẻ hơi triết học này của dân Nhật, ví dụkhái niệm “ikigai”.

Nếu dịch là “mục đích cuộc sống” thì hơi sơ sài, châu Âu hay nói là “sứ mệnh và sự cống hiến”, nhưng ít nhất cũng nên hiểu nó là “cảm giác có gì đó có ý nghĩa để sống, để mỗi sớm mai thức giấc có thể dễ dàng vùng dậy với cảm giác vui sướng để sống một ngày thật hiệu quả, đầy ý nghĩa và hạnh phúc”.

Để hiểu khá đơn giản về ikigai, ta hãy lấy một cá nhân bất kỳ, sẽ có 4 lĩnh vực:

  1. Người này thích làm gì nhất
  2. Người này giỏi làm gì nhất
  3. Cái gì xã hội cần nhất (từ con người này)
  4. Người này kiếm tiền (được trả tiền) vì cái gì.

Hoặc ta nhìn trên sơ đồ 4 vòng tròn minh họa, sẽ thấy ngay phần trung tâm giao thoa của chúng cho ta hiểu tương đối về ikigai.

Phải nói luôn là lịch sử của khái niệm này rất lâu đời, ít nhất từ thế kỷ 14 người thày dạy kiếm Miyamoto Musasi trong quyển sách “5 vòng tròn” đã đề cập đến ikigai (và quyển sách này hiện nay cũng được người phương Tây lôi ra nghiên cứu để áp dụng vào kinh doanh cũng như sách của Khổng Tử, Lão Tử...). Khái niệm này khá quan trọng đối với những người muốn tự phát triển bản thân, nhưng nó thay đổi theo thời gian và nhất là cũng khác nhau đối với từng cá nhân. Ví dụ từ đầu thế kỷ 20 đến hết chiến tranh thế giới lần thứ 2 thì từ này có nghĩa bao gồm Nhật hoàng và dân tộc Phù Tang, nên ikigai khá đồng nghĩa với Shinigai ( 死にがい -“cái gì đáng để hy sinh”). Thế nên chúng ta có thể hiểu được phần nào đội quân cảm tử của Nhật, sẵn sàng lao máy bay vào hạm đội và căn cứ Mỹ ở trân Trân Châu Cảng! Chỉ đến giữa những năm 60 của thế kỷ trước, cùng với sự bùng nổ của nền kinh tế Nhật thì ikigai mới có ý nghĩa tương đồng với nghĩa của từ này ngày nay!

Đối với người Nhật thật hạnh phúc nếu con người TÌM RA và THEO ĐUỔI ĐƯỢC ikigai của mình! Khi đó con người sẽ thường xuyên có NIỀM VUI CUỘC SỐNG và sự HÀI LÒNG VỚI BẢN THÂN!

Nhiều người phương Tây cũng tìm và có ikigai của mình, nhưng khác hẳn với xã hội Nhật Bản, đó là cố gắng tìm hiểu bản thân của vài cá nhân riêng rẽ (thường là những trí thức, thương gia thành đạt); nhưng ở Nhật mỗi cá thể từ bé đã được hướng đến việc tìm ra ikigai của mình, và đa số họ sẽ tìm được. Hãy lấy ví dụ một cuộc sống của một người Nhật Bản bình thường để làm ví dụ. Từ bé trẻ em phương Tây được giáo dục ở nhà, ở trường như một CÁ NHÂN, càng tự lập, càng độc đáo, càng khác biệt càng tốt; nhưng ở Nhật từ bé trẻ đã được làm quen với kỷ luật, với cảm nhận đứa trẻ làm thành viên của một NHÓM, với suy nghĩ và cách hành xử giống nhau và giống như người lớn, thày cô yêu cầu-cái này rất hay bị các nhà giáo dục Tây phương chê trách, nhưng người Nhật chẳng hề mảy may quan tâm đến việc phần còn lại của nhân loại nghĩ gì về họ. Lớn lên đi làm, bạn tưởng người Nhật họ làm vì tiền ư? Cũng đúng mà cũng sai hoàn toàn, họ làm đầu tiên là để “được cống hiến”, cống hiến cho công ty (ông chủ), cho gia đình, cho xã hội! Họ dậy từ sáng sớm, đi tàu hàng tiếng đồng hồ, chỉ để đến được trước giờ làm việc (không có khái niệm đi muộn hay các thể loại “chậm, muộn” ở Nhật!). Họ sẵn sàng mặc những bộ vét đen xì giống như hàng triệu người khác, hay mặc đồ đồng phục như hàng nghìn người ở cùng tập đoàn, thấy họ gập người xuống chào nhau hay luôn nở nụ cười với khách hàng, với cấp trên, với đồng nghiệp-đừng nghĩ họ “giả tạo”, chớ suy bụng ta ra bụng người! Họ sẵn sàng ngồi làm thêm giờ đến đêm, đến khi sếp ra về, đến khi xong hẳn việc...Và thường khi đã chọn việc, thì họ tuân thủ tuyệt đối kỷ luật hay những chỉ dẫn của người trên. Người Việt “giàu sáng tạo” chúng ta thật khó tưởng tượng để bắt đầu được dạy mổ cá những nhân viên trong quán ăn ở Nhật thường phải bưng bê, rửa bát 3 năm, rồi mới được dạy điều khác (và có thể không được dạy, nếu "sư phụ" thấy chưa đủ “chín”!).

Và như vậy người Nhật say sưa phục vụ cho công ty, chả mấy khi dám xin việc nơi khác, và sẽ thấy rất tủi hổ nếu bị sa thải! Cũng khá dễ hiểu ban lãnh đạo, nếu một nhân viên hết mình đến như thế mà bị đuổi, thì chỉ trong những trường hợp đặc biệt, chứ không dễ dãi như phương Tây (hay ở Việt Nam ta) hơi tí là mời ra cửa thu xếp đồ đạc mà về! Tất nhiên không phải người Nhật nào cũng hài lòng hoàn toàn với công việc hay coi đó là cách tốt nhất để cống hiến cho xã hội, đây chính là cái khó để tìm được ikigai của mình! Cái hay của xã hội Nhật là từng cá nhân loay hoay tìm ikigai của mình, và rất nhiều người giúp đỡ, tạo điều kiện cho anh ta sớm làm được việc đó! Ví dụ ở nhiều công ty Nhật những người đã về hưu rồi sẵn sàng làm việc không thù lao, không phải để đến cơ quan bắt bọn trẻ pha trà hay đọc báo, mà giúp chúng tìm được niềm vui và cách cống hiến tốt nhất cho công việc chung! (Tôi được biết hàng chục nghìn người Nhật về hưu, lương thừa sống, nhưng sẵn sàng sang Việt Nam làm việc, đào tạo không công cho các doanh nghiệp Việt Nam-nhưng hình như chưa ai trong chúng ta tận dụng được món quà vô giá này...). Người Nhật sẵn sàng là “người của đám đông” nhưng mỗi người tự cố tìm ikigai của mình, còn về lòng tự trọng của họ thì khỏi nói, trên mức viễn tưởng!

Để có ikigai không thể không có sở thích, niềm vui, nếu không thì sẽ chỉ “tồn tại” chứ không còn là “sống”. Và ở Nhật, với điều kiện sống, làm việc, cống hiến nếu nhìn khách quan thì quả là khá nặng nề, thì việc “sở thích” của họ cũng sẽ khác người, nhiều cái không hề dễ hiểu. Từng người Nhật nếu có điều kiện cho dù nhỏ nhất, sẽ cố gắng học nhạc cổ điển, học múa balet, học đua xe công thức 1, học lái máy bay...Chẳng thế mà trong mọi dàn nhạc cổ điển lớn nhỏ ở châu Âu bao giờ cũng có kha khá nhạc công Nhật, các đoàn múa balet có vũ công Nhật (chắc chắn họ chơi nhạc, múa...để thỏa mãn niềm vui của mình, hơn là kiếm tiền trong công việc phải đầu tư rất tốn kém để học hàng chục năm như thế). Ngay trong việc “ăn chơi” họ cũng khác phần thế giới còn lại rất nhiều, cứ xem cách họ xem bóng đá rồi dọn rác ở WC là biết. Công nghệ “tươi mát”, ăn chơi tới bến của họ cũng quái đản hơn Tây, tinh vi hơn ta-đó cũng là cách xả stress của một cuộc sống hết mình (cái này tôi chưa dám chắc có liên quan đến ikigai không hehe...)

Một ví dụ: nghiên cứu Ohsaki

Toshimasa Sone và cộng sự của khoa Y tế trường Tổng hợp Tōhoku, Sendai, Japan, năm 1994 bắt đầu cuộc nghiên cứu tâm lý 7 năm ròng rã, với 43.391 người lớn (tuổi: 40 đến 79) trong đó có cả ikigai. Câu hỏi „ Bạn có tin rằng đây chính là cuộc sống đáng sống của bạn không?“; 3 phương án trả lời: đúng, sai, không chắc chắn.

Trong thời gian điều tra có 3048 người đã chết (7%). Khoảng 60% số người được điều tra nó “có” với ikigai và nghiên cứu tổng thể mọi mặt cho thấy sức khỏe của họ tốt hơn với nhóm nói “không”. Nghiên cứu cho thấy những người trả lời “không” thường chết sớm hơn những người trả lời “đúng”. Những người trả lời “không” hay chết vì huyết áp, tim và một số tác động bên ngoài; nhưng số ca tử vong vì ung thư thì kết quả không khác biệt. Kết quả cuối cùng chỉ được công bố năm 2008.

Nhưng tỉ lệ này không quá chênh lệch sau 7 năm nghiên cứu: 95% cho “đúng” sau 7 năm vẫn sống, còn người bảo “không” còn sống 83%. Tuy vậy kết quả thiên về “Ikigai” luôn được các cuộc nghiên cứu khác chứng nhận, chưa kể chất lượng sống của họ cao hơn...

Kệ người Nhật đi, ta sống sờ sờ đây mà có cần “ikigai” quái gì đâu...

Nhưng biết đâu một số ít bạn (chắc là rất ít) muốn thực sự tìm cho mình ikigai (để làm gì tự các bạn hiểu) thì sao, đối với Nhật thì bắt đầu tìm ikigai bất cứ lúc nào cũng thích hợp hết! Xin mạo muội khuyên như sau (hãy nhớ rằng đó là quá trình rất lâu dài, tốn kém nhiều trí lực, thời gian và chi phí), hay đúng hơn bạn phải tự trả lời các câu hỏi:

- Loại người: mọi người đều khác nhau, nên có nhưng người đêm ngồi viết lảm nhảm trên FB, mà có những lập trình viên say sưa làm “coding” hay ngồi xem bóng đá C1, trong khi cô vợ ngáy khò khò sau khi tập bụng 2 tiếng đồng hồ để giảm cân...Nếu không biết mình là ai, thì nên stop luôn đỡ phí công-việc này phải làm đúng, và thật trung thực đối với bản thân!

- Nghĩ về tương lai của mình, bạn thực sự mơ ước sẽ là ai trong cuộc sống này? Nếu bạn muốn trở thành bác sỹ nhi, thì hãy đừng đi học luật...Đừng nghĩ đến tiền lương sau này, hãy bất chấp người xung quanh, họ hàng bạn bè nói gì về bạn! Nếu bạn chỉ muốn trở thành một lái xe cho công ty du lịch, để được đi khắp đó đây, hãy xác định như vậy, kể cả khi bạn là con một hay bố mẹ làm to...

- Hiểu biết: bạn hãy thật thà với mình, bạn thạo về chủ đề gì nhất, và sẵn sàng thảo luận nó suốt đêm ngày, và bạn xem về gì thường xuyên nhất trên điện thoại di động của mình? Nếu bạn thật sự thích bộ môn nào, thì dễ hiểu bạn phải chọn nghề gì. Nguyễn Quang Thạch thích làm tủ sách thiếu nhi ở nông thôn thì tất nhiên cần bỏ nghề cạo giấy ở PMU85-MOT!

- Hãy tự kiểm lại những thành tích của mình đã đạt được! (bạn thi tiếng Anh được bao nhiêu điểm, hát karaoke có xuất sắc không, có bán được vũ khí trong trò chơi ảo để lấy tiền thật bao giờ chưa...?). Và hãy ghi ra giấy hay máy tính những niềm tự hào nho nhỏ đó-những người thành đạt thường có thói quen ghi chép!

- Cảm nhận cuộc sống thường ngày!Bạn có thể có công việc lương cao, hay được sếp khen, nhưng bạn không thể tìm được niềm vui ở cơ quan, tức là bạn phải tìm ikigai khác đấy! Nhà vô địch cuộc đua công thức 1 Eddie Irwin đã bảo: “Công việc yêu thích-đó là sở thích được trả nhiều tiền!

Bạn có thể trả lời mấy câu hỏi đó nhờ các đường tròn minh họa kia. Sau đó còn phải làm một việc bắt buộc: lập danh sách những việc gì bạn không thích làm! Và kiểm tra chéo sau đó, để ikigai của bạn không bị dính dáng gì đến danh sách đáng ghét kia cả, lúc đó mới có thể hình dung ra ikigai của bạn!

Nhiều thiên tài biết đến ikigai và khuyên lớp trẻ phải bằng mọi cách tìm ra nó, đặc biệt là Steve Jobs! “Công việc chiếm phần rất lớn cuộc sống của bạn và cách duy nhất hài lòng hoàn toàn với nó-làm những gì chính bạn coi là vĩ đại. Và cách duy nhất làm những điều vĩ đại-hãy yêu cái việc các bạn làm!”

P.S.

Xã hội Nhật tranh cãi nhiều nhất về ikigai vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 thế kỷ trước, khi Nhật đã “khủng hoảng thừa”-và một phần qua ikigai người Nhật hiệu chỉnh cuộc sống thừa mứa của mình! Và hiện nay khi Nhật đang vượt qua hậu quả sống thần, khủng hoảng kinh tế...thì ikigai lại một lần nữa được bàn cãi nhiều tại Nhật! Bài viết này chỉ có những thông tin sơ đẳng nhất về ikigai thôi, có rất nhiều phân tích chuyên sâu về ikigai hay cách tìm ra và theo đuổi nó.

Ở xã hội Việt Nam ikigai hoàn toàn không phổ biến, vì nó không bảo đảm cho bạn một cuộc sống “như mơ”-tuy vậy đa số chúng ta có thể tự thay đổi mình, tự thay đổi thái độ đối với cuộc sống để nó thêm phần ý nghĩa-bạn luôn có thể trở nên một người khác, tốt hơn và hạnh phúc hơn!

Nếu bạn tìm được ikigai cho mình và theo đuổi nó, bạn có thể nhận được một món quà vô giá của thiên nhiên: ở Okinawa, nơi mỗi người Nhật đều biết đến ikigai của mình, tỷ lệ người sống lâu trăm tuổi vượt trội hơn hẳn mọi vùng khác trong nước Nhật...

Nguồn:FB cá nhân
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Từ đọc sách đến khai minh của người Nhật

    10/04/2014TS. Nguyễn Xuân XanhTrình độ văn minh của một đất nước có thể được đo lường bằng tri thức và đức hạnh của cả dân tộc đó. (Fukuzawa Yukichi)
  • Ý nghĩa cuộc sống là Chân - Thiện - Mỹ

    12/12/2019Lâm Kim ThànhÝ nghĩa cuộc sống - Nó rất đơn giản vì các bậc tiến bối đã chỉ cho chúng ta các nẻo đường đi tìm hạnh phúc rồi còn gì...
  • Từ bao giờ và bằng cách nào người Nhật thoát ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Trung Quốc?

    10/01/2019GS. Cao Huy ThuầnNhật Bản đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc không thua gì Việt Nam. Cũng như ở ta, Khổng giáo đã từng là khuôn vàng thước ngọc chính thống trong tư tưởng của nước ấy. Nhưng người Nhật đã sớm ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Trung Quốc. Họ bắt đầu giải phóng tư tưởng của họ từ bao giờ? Bằng cách nào? Do trường phái nào? Bằng lý luận gì?
  • Ý nghĩa cuộc sống

    16/04/2018Albert Einstein (Nguyễn Định và Alpha books dịch)Cuộc đời của mỗi con người trên trần thế chỉ là tạm thời,và người ta sống vì cái gì không ai có thể biết được, mặc dù thỉnh thoảng ta vẫn tự cho là mình có cả m thấy được ý nghĩa đó.
  • Chúng ta có thể học gì từ người Nhật?

    17/10/2017Nguyễn Trần BạtTrong bối cảnh hiện nay, kinh tế thế giới khủng hoảng, đất nước gặp nhiều khó khăn, chúng ta buộc phải có những thay đổi căn bản và quyết liệt. Nhìn nhận lại những bài học từ Nhật Bản là một việc giúp chúng ta có cái nhìn thực tiễn để bắt đầu cho sự đổi mới sâu sắc, toàn diện...
  • Người Nhật học thế nào?

    20/07/2017Môn Nghiên cứu xã hội (Social Studies tức Đức Dục theo cách gọi hồi xưa) ở Nhật là môn quan trọng thứ 2 chỉ sau môn “Tiếng Nhật”, đứng trên mọi môn khác còn lại như toán lý hóa sinh kinh tế học….và có thời lượng dạy và học rất nhiều...
  • Tại sao người Nhật mê đọc sách?

    19/03/2017Nguyễn Xuân Xanh2Những lý do nào khiến dân tộc Nhật đã có một văn hoá đọc có thể nói vào bậc nhất thế giới? Văn hoá đọc này không phải chỉ bỗng dưng bùng nổ vào thời Minh Trị Duy Tân 1868 khi đất nước được mở cửa, hướng về phương Tây, mà có gốc rễ sâu xa từ thời Tokugawa 1600-1868, từ lúc dân tộc chỉ có văn hoá võ sĩ trên chiến trường, từ lúc thầy tu khoẻ mạnh cũng muốn ra trận để thi thố tài năng đi tìm hạnh phúc. Cách đây 300 năm Nhật Bản đã có những con số “khủng” về giáo dục và văn hoá đọc. Những lý do nào khiến cho một dân tộc võ sĩ lại trở thành mê đọc sách như thế? Và đọc sách để làm gì?
  • Học từ “văn minh hóa” của người Nhật

    26/06/2016Vu GiaLãnh đạo các phong trào Đông Du, Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục… đều đánh giá cao sự nghiệp “văn minh hóa” của Nhật Bản, coi đó là tấm gương cho Việt Nam trong sự nghiệp khai dân trí, chấn dân khí, hướng tới cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc...
  • Màn PR nội bộ siêu đẳng của người Nhật

    05/02/2015Nguyễn HưngNăm 1987, cả thế giới xôn xao về chuyện, tác phẩm "Hoa hướng dương" của Van Gogh, trong phiên đấu giá ngày 31 tháng 3 của Christie London, đã được một doanh nhân người Nhật tên Yasuo Goto-giám đốc điều hành một công ty bảo hiểm-mua với giá 39.921.750 USD-vượt qua đến 3 lần mức giá kỷ lục cho một tác phẩm nghệ thuật trước đó...
  • Tinh thần quốc dân của người Nhật qua chuyện "Người phu xe hiếm có"

    29/01/2015Phan Bội ChâuCuối năm 1905, Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ dành dụm được vài đồng bạc làm hành phí để lên Tokyo tìm cho được anh học sinh Trung Quốc, quê Vân Nam có tên Ân Thừa Hiến. Xuống khỏi xe lửa, 2 người gọi một phu xe và đưa danh thiếp "Ân Thừa Hiến" ra. Người phu không biết chữ Hán bèn đi tìm một đồng nghiệp khác biết chữ...
  • Nhận thức về cái chết giúp nâng cao ý nghĩa cuộc sống

    07/01/2015Nhà triết học Heidegger từng viết rằng, khi chúng ta nhận thức về cái chết, nó biến đổi chúng ta từ 'tồn tại' sang 'hiện hữu'. Đó là, chúng ta chuyển từ sự lo lắng về làm thế nào mọi việc là như thế sang chỉ đánh giá cao mọi việc đang là như thế...
  • Ý nghĩa cuộc sống

    12/09/2014Phương ThiMẹ Teresa, người đã dành cả đời mình cho công việc từ thiện, được cả thế giới tồn vinh và ngưỡng mộ đã nói về cuộc sống...
  • Từ bao giờ và bằng cách nào người Nhật thoát ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Trung Quốc?

    07/04/2014Cao Huy ThuầnNhật Bản đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc không thua gì Việt Nam. Cũng như ở ta, Khổng giáo đã từng là khuôn vàng thước ngọc chính thống trong tư tưởng của nước ấy. Nhưng người Nhật đã sớm ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Trung Quốc. Họ bắt đầu giải phóng tư tưởng của họ từ bao giờ? Bằng cách nào? Do trường phái nào? Bằng lý luận gì? Đó là câu hỏi mà tôi mong nhiều bạn sẽ cùng đặt ra với tôi, và bài viết này chỉ là một câu trả lời rất khiêm tốn.
  • Tìm ý nghĩa cuộc sống

    11/03/2014Bạn Lê Trình T. gửi cho NST một lời kêu gọi hãy giúp bạn ấy thoát ra khỏi những ngày đang sống nhạt nhòa, mất phương hướng. Chúng tôi đăng bức thư ngắn này với hi vọng T. sẽ tìm được nhiều hơn sự chia sẻ từ những trải nghiệm đời người của độc giả...
  • Ý nghĩa cuộc sống: Mi ở đâu?

    24/09/2013Mỹ Quyên“Cuộc sống bây giờ mỗi ngày trôi qua với cảm giác chán ngán. Chán không phải vì cái gì cụ thể mà vì nó vô vị, vô nghĩa rất nhiều. Chúng em sống no đủ về kinh tế thật nhưng tinh thần lại vô cùng trống trải”.
  • Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống

    28/12/2011Hoài Khanh dịch và giới thiệu (1972)Các hệ thống dù là giáo dục hay chính trị, đã không được đổi thay một cách huyền diệu, chúng chỉ chuyển hóa khi nào có một sự thay đổi nền tảng trong chính chúng ta. Cá nhân là quan trọng trên hết, chứ không phải hệ thống và bao lâu cá nhân không hiểu biết toàn thể quá trình của mình, thì không có một hệ thống nào, dù là ở phe tả hay phe cánh hữu có thể mang đến trật tự và hòa bình cho thế giới...
  • Người Nhật, ông già và biển cả

    02/04/2011Nguyễn GiaNhật Bản là quốc gia nghèo về tài nguyên bậc nhất thế giới. Người ta nói rằng, quần đảo này ngoài cá biển và nước biển thì tài nguyên dường như không có gì. Họ không có “rừng vàng, biển bạc”, những nguyên liệu như vàng, bạc, đồng, sắt, nhiên liệu như than đá, dầu mỏ... đều phải nhập khẩu. Đến đất để trồng cây ở đất nước này còn khan hiếm và chỉ có một số đất có thể trồng được lúa gạo nên thực phẩm Nhật Bản cũng phải nhập từ nước ngoài.
  • xem toàn bộ