Tinh thần quốc dân của người Nhật qua chuyện "Người phu xe hiếm có"

10:56 SA @ Thứ Năm - 29 Tháng Giêng, 2015

Cuối năm 1905, Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ dành dụm được vài đồng bạc làm hành phí để lên Tokyo tìm cho được anh học sinh Trung Quốc, quê Vân Nam có tên Ân Thừa Hiến. Xuống khỏi xe lửa, 2 người gọi một phu xe và đưa danh thiếp "Ân Thừa Hiến" ra. Người phu không biết chữ Hán bèn đi tìm một đồng nghiệp khác biết chữ. Người này viết chữ trao đổi: "Bạn tôi không thông chữ Hán nên tiến tôi với các ông. Tôi biết chữ Hán nên nếu muốn đi đâu, các ông cứ viết chữ ra là tôi đưa các ông tới".

Nói rồi, người phu đưa 2 ông tới Chấn Võ Học Hiệu, hỏi học sinh Ân Thừa Hiến. Té ra anh này đang thuê nhà nơi khác chờ qua năm, không ai biết ở đâu.

Người phu xe nghĩ một lúc rồi kéo xe vào bên đường và nói: "Các ngài hãy cứ chờ tôi ở đây vài ba tiếng, tôi đi tìm chỗ ở của người đó, rồi sẽ quay lại".

Đứng chờ từ 2h đến 5h chiều, Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ nghĩ, Tokyo quá rộng, lữ quán có muôn nhà, tìm chỗ ở một học sinh Tàu, gốc Vân Nam chỉ biết tên thiệt không lấy gì làm chắc, nếu cùng một nết với dân Việt, e sẽ khốn nạn với vấn đề tiền nong... Ai dè sau 3h, anh phu xe mừng rỡ chạy về, dắt hai người đi thêm 1 tiếng, đến một lữ quán có treo biển với hàng chữ "Thanh quốc Vân Nam lưu học sinh Ân Thừa Hiến".

Giờ mới hỏi đến tiền công, anh phu nói: "Hai hào năm xu". Phan Bội Châu làm lạ, rút một đồng bạc ra trao và tỏ tấm lòng đền ơn. Người phu xe đáp lại khảng khái: "Theo quy luật Nội vụ sảnh đã định thì từ nhà ga Tokyo đến nhà trọ này, giá xe chỉ có ngần ấy. Vả lại các người là ngoại quốc, yêu mến văn minh nước NHẬT mà đến đây; Vậy ta nên hoan nghênh các vị, chứ không phải hoan nghênh tiền bạc đâu. Bây giờ, các người cho tôi tiền xe vượt quá lệ, thế là khinh bạc người NHẬT BẢN đó!".

Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ tạ ơn người phu xe đáng kính, lòng thêm tủi!

Than ôi! Trí thức trình độ dân nước ta xem với người phu xe Nhật Bản, chẳng dám chết thẹn lắm hay sao!

(Tự phán, Phan Bội Châu)

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phan Bội Châu và Nhật Bản

    03/11/2014Masaya Shiraishi, Tốt nghiệp Khoa XH học trường Đại học TokyoTrong suốt và sau thời kì chiến tranh Nga – Nhật, 1904-1905, một vài nhân vật ái quốc Việt Nam, trong đó có Phan Bội Châu, đã đến Nhật Bản. Lý do họ đến Nhật đã được diễn giải bởi một số các học giả Nhật cũng như kết quả của việc người Nhật đã ảnh hưởng đến họ . Tuy nhiên, một vài học giả đã có phân tích sâu về các lý do tại sao Nhật được chọn bởi các nhà ái quốc Việt Nam như là nơi thích hợp nhất cho phong trào mới của họ...
  • Tinh thần cầu học: sự khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản

    12/03/2019Sông HànTâm tính và tinh thần cầu học của quốc gia sẽ đưa lại những ngã rẽ khác nhau, hoặc phú cường hoặc tụt hậu...
  • Người Việt không mến yêu

    13/05/2018Tuấn KhanhSự chán nản của người Việt với tính cách của người Việt ngay trong nước cũng bộc lộ ngày càng nhiều, qua việc nhìn thấy các câu chuyện trên internet, qua những điều được vẽ nên trên báo chí truyền hình… người Việt giờ đây dường như không còn mến yêu như trong ánh mắt của nhiều người, ngay cả cùng giống nòi...
  • Chúng ta có thể học gì từ người Nhật?

    17/10/2017Nguyễn Trần BạtTrong bối cảnh hiện nay, kinh tế thế giới khủng hoảng, đất nước gặp nhiều khó khăn, chúng ta buộc phải có những thay đổi căn bản và quyết liệt. Nhìn nhận lại những bài học từ Nhật Bản là một việc giúp chúng ta có cái nhìn thực tiễn để bắt đầu cho sự đổi mới sâu sắc, toàn diện...
  • Người Nhật học thế nào?

    20/07/2017Môn Nghiên cứu xã hội (Social Studies tức Đức Dục theo cách gọi hồi xưa) ở Nhật là môn quan trọng thứ 2 chỉ sau môn “Tiếng Nhật”, đứng trên mọi môn khác còn lại như toán lý hóa sinh kinh tế học….và có thời lượng dạy và học rất nhiều...
  • Người trẻ tự giác ngộ

    08/06/2015Tân Dân thực hiệnCâu chuyện được bắt đầu từ những thảo luận trên Facebook về tình hình biển Đông và thế nước trước hiểm hoạ lệ thuộc. Nguyễn Quốc Vương, một nhà giáo trẻ, đã tiếp tục cuộc trao đổi đó bằng email. Nước Nhật, được Vương dẫn giải không chỉ vì đó là nơi Vương đang làm nghiên cứu sinh chuyên ngành giáo dục lịch sử - mà còn bằng cảm hứng mạnh mẽ từ Thoát Á luận...
  • Nho giáo Việt Nam dưới góc nhìn xã hội học lịch sử

    30/10/2014GS Trịnh Văn ThảoMối quan tâm và đồng thời là thành tựu nghiên cứu chủ yếu của Giáo sư Trịnh Văn Thảo là bàn về trí thức Việt Nam từ xã hội học. Năm 2013, một trong những công trình quan trọng của ông đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam: Ba thế hệ trí thức người Việt (1862-1954) nghiên cứu lịch sử xã hội (Nxb Thế giới & Tuvanbooks). Công trình này, theo Bruno Péquignot (Giáo sư Xã hội học Đại học Paris 3, Sorbonne), "đã mang lại một sự đóng góp quan trọn cho bước đi của xã hội học khi có tính đến bề dày lịch sử của đối tượng của nó"...
  • Các quốc gia đều tránh va chạm với Trung Quốc

    25/09/2014Nhật Nam (Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ)Tất cả các quốc gia vừa phải, thậm chí các quốc gia lớn cũng đều tránh va chạm với Trung Quốc. Không phải là người ta sợ Trung Quốc, nhưng người ta tránh va chạm với Trung Quốc để tránh những rắc rối không cần thiết. Việt Nam cũng vậy, những chữ trong tuyên bố của chúng ta cũng rất bình tĩnh...
  • Kiểu con người đa ngã trong tiểu thuyết Người tình Sputnik của Haruki Murakami

    25/09/2014Trần Thị Tố LoanKhông còn nghi ngờ gì nữa Haruki Murakami đã trở thành nhà văn Nhật Bản được chờ đợi nhất trên thế giới hiện nay. Nhiều nhà nghiên cứu đã tự hỏi, tại sao một người không được giới phê bình ngay tại chính quốc - những người đã quen với thơ haiku, tác phẩm của Tazinaki Junichiro, Akutagawa Ryunosuke, Kawabata Yasunary... chào đón nhiệt liệt lại có thể trở thành nhà văn lớn của thời đại ?
  • Ông Nguyễn Trần Bạt trò chuyện với Thomas Friedman

    05/09/2014...Trong tất cả các yếu tố cần phải chăm sóc để phát triển ở Việt Nam thì yếu tố đạo đức vẫn là một yếu tố buộc phải chú ý tới. Chúng ta muốn có một thế giới mà con người vẫn còn tử tế, hay nói cách khác là nó vẫn còn giữ nguyên các tiêu chuẩn cơ bản của con người thì chúng ta buộc phải chăm sóc đạo đức...
  • Không có vùng cấm trong lĩnh vực đọc? “Ðộc thư” và giới trí thức Trung Quốc

    15/08/2014Hoài Phi dịchÐộc thư là tạp chí hàng tháng, ra đời vào năm 1979, với khẩu hiệu nổi tiếng “Không có vùng cấm trong lĩnh vực đọc”. Tạp chí đã xuất bản nhiều bài điểm sách, hồi ký và các tiểu luận học thuật, in những thông báo ngắn - chỉ vài trăm chữ - tới những văn bản dài cả 12.000 chữ (khoảng 7.500 chữ khi dịch sang tiếng Anh), với độ dài trung bình khoảng 4.000 ký tự (khoảng 2.500 từ)...
  • Từ một góc nhìn cho sự xấu xí của người Việt

    14/07/2014Tuấn KhanhMột trong những câu chuyện được bàn tán trên các trang mạng những ngày cuối tháng 6 này, là sự kiện một phụ nữ Việt Nam bị bắt vì tội móc túi trên đường phố Malaysia. Bà ta bị trói, bị bắt đứng giữa chợ Kepong Baru cho những người qua lại sỉ vả, đánh và đeo bảng có chữ tiếng Hoa “kẻ cắp”...
  • Cảm nhận Nhật Bản

    01/07/2014Nguyễn Tất ThịnhDù đã học tập sinh sống nhiều năm, đi lại vài lần tại Nhật Bản, nhưng mỗi lần thêm cảm nhận hơn về đất nước con người Nhật….Đến chỗ hay, gặp người hay, trao đổi việc hay…luôn là một điều quý giá : kiểm chứng lại mình, thêm những giá trị mới, hình dung tỏ tường cách đi đến tương lai …
  • xem toàn bộ