Màn PR nội bộ siêu đẳng của người Nhật
Năm 1987, cả thế giới xôn xao về chuyện, tác phẩm "Hoa hướng dương" của Van Gogh, trong phiên đấu giá ngày 31 tháng 3 của Christie London, đã được một doanh nhân người Nhật tên Yasuo Goto-giám đốc điều hành một công ty bảo hiểm-mua với giá 39.921.750 USD-vượt qua đến 3 lần mức giá kỷ lục cho một tác phẩm nghệ thuật trước đó.
Lúc đó, người ta xôn xao về sự giàu có và "chịu chơi" của người Nhật.
Ít người biết, vài "bí mật" phía sau.
Vài "bí mật" đó là: vào thời điểm đó, hãng Sony (Nhật) đang có ý định mua lại hãng Columbia Pictures (Mỹ). Muốn mua, thì phải được các cổ đông đồng ý. Mà người Nhật, cho đến lúc đó, lại không tự tin cho lắm khi đầu tư vào ngành công nghiệp giải trí ở Mỹ. Để củng cố lòng tin nơi các cổ đông, các "chiến lược gia" ở Sony, đã quyết định tìm cách mua một bức tranh của Van Gogh.
Lý do vì sao phải mua tranh Van Gogh? Họ mua tranh Van Gogh là mua tranh của một "tên học trò".
Họ muốn chứng minh rằng: "đừng quên, trên phương diện nghệ thuật, Nhật Bản đã từng làm thầy thiên hạ!"
Mà thật, phong cách hội họa Van Gogh chịu ảnh hưởng rất lớn từ tranh khắc gỗ Nhật Bản, đặc biệt là từ Hiroshige. Van Gogh đã chép rất nhiều tranh của Hiroshige.
Kết quả, không chỉ thuyết phục được các cổ đông. "Phi vụ" này còn đánh thức niềm tự hào văn hóa nơi hầu hết người Nhật...!
Và nó được xem là màn PR nội bộ siêu đẳng của người Nhật.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn