Hội chứng ngàn năm
Hướng tới đại lễ ngàn năm Thăng Long – Hà Nội có đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn các công trình và sự kiện, nhiều đến nỗi người ta phải giật mình tự hỏi: có nên quá nhiều như thế không và tại sao lại phải quá nhiều như thế.
Nhiều ý tưởng về con số một ngàn bị trùng lắp đến ngạc nhiên. Từ ý tưởng một ngàn chữ long của nhà thư pháp Lê Thiên Lý được mọi người chú ý và khen ngợi, lập tức có ngàn bức ảnh, một ngàn con rồng bằng đồng, một ngàn hiện vật gởi tới mai sau… Không biết bao nhiêu thứ một ngàn như thế được bày đặt từ đây cho đến ngày đại lễ? Chắc sẽ có một ngàn con bồ câu được thả lên trời, một ngàn bóng đèn được mắc lên cây, một ngàn người đứng trong dàn đại hợp xướng, vân vân và vân vân.
Ý tưởng về con số một ngàn là hay, rất có ý nghĩa nhưng nó được lặp đi lặp lại quá nhiều liệu còn hay, còn độc đáo nữa không?
Hà Nội được tập trung làm đẹp trước Đại lễ là chuyện rất nên nhưng liệu có quá phí phạm không khi có đến vài chục công trình được phá đi làm lại mới. Bỏ ra hàng chục hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỉ đồng để tôn tạo, xây mới những công trình dù rất quan trọng cho cuộc sống nhưng không liên quan đến đại lễ ngàn năm bằng kinh phí mừng đại lễ ngàn năm là vô cùng lãng phí.
Tôn tạo khu di tích Cổ Loa, chỉnh trang lại hồ Gươm là việc cần làm nhưng liệu xây rạp Kim Đồng, rạp Đại Nam… và hàng chục công trình khác chẳng ai hiểu vì sao nó liên quan đến đại lễ, thật quá ngạc nhiên. Đến như công trình nhà văn hoá thiếu nhi ở một tỉnh xa lắc cũng được dán mác đại lễ ngàn năm thì không sao hiểu nổi.
Chỉnh trang lại khu phố cổ là ý tưởng tốt, nhưng liệu việc sơn quét đồng loạt mặt phố cổ bằng một màu chắc chắn là một dự án sai lầm, chẳng những phố cổ không còn vẻ đẹp cổ kính của nó nữa, mà sẽ rất buồn cười nếu toàn phố cổ đều khoác một màu áo mới. Viết một ngàn chữ long gửi lên đại lễ vừa đẹp vừa hay nhưng đúc một ngàn con rồng, một trăm trống đồng liệu có phí phạm quá không? Một khi đã phí phạm thì cái hay tự nó cũng biến mất.
Những dự án như thế không thể không gây cho mọi người những nghi ngờ, rằng liệu người ta có nhân danh đại lễ ngàn năm để đốt tiền Nhà nước, tiêu tiền dân hay không.
Càng gần đến đại lễ thì khắp các phố phường, từ các diễn đàn đến các sự kiện chính trị, kinh tế văn hoá, ở đâu người ta cũng nhắc đến ngàn năm, các diễn văn bất luận nói về vấn đề gì người ta cũng cố nèo cho được hai chữ ngàn năm. Rồi đến các áp phích, các băng – rôn tràn ngập ngàn năm, bất kể nó chứa đựng thông tin gì, kể cả thông tin vệ sinh phòng bệnh. Nhiều lễ hội, festival, liên hoan văn nghệ, các cuộc thi… vẫn xảy ra thường niên, đến dịp này đều được dán mác ngàn năm.
Có cảm giác là chúng ta đang rơi vào nạn dịch, ấy là “dịch ngàn năm”, nó làm phương hại nghiêm trọng đến ý nghĩa cao cả của đại lễ. Để lên bàn thờ kỷ niệm những ngày lễ trọng cần phải tính toán cân nhắc, biết chọn lọc kỹ lưỡng cái gì cần cái gì không, không thể ào ào đưa lên bừa bãi cả thượng vàng lẫn hạ cám. Không khéo trên bàn thờ ngàn năm thiêng liêng, bên những sơn hào hải vị còn những thứ tâm thường, thấm chí cả rác rưởi, một lời tình thật xin thưa.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáBàn về Nguyên khí, Dương khí & Âm khí
08/12/2009Nguyễn Tất Thịnh