Hiện tượng “thùng rác văn hóa” trên facebook
Từ chuyện của Lan và Tèo Em
Lan ở đây là người mẫu Xuân Lan. Dăm tháng trước, khi cô mang bầu, một tay viết nhận PR cho bộ phim có Xuân Lan tham gia, “đổ” thông tin qua email cho nhiều phóng viên với tít "giật": “Xuân Lan mang bầu 6 tháng vẫn ra phim trường”. Có người hỏi giật, 6 tháng có bầu, ra phim trường, thì đã sao?".
Cuối tuần qua, phát ngôn liên quan đến cha của bé, trả lời những câu hỏi kiểu sục sạo đời tư, trên “phây” của mình, Xuân Lan độp lại, lời lẽ, được dẫn lại báo, và bị nhận xét là chua ngoa, như: “Mai mốt muốn biết tôi quan hệ ngày nào và cha đứa bé là ai cứ nhắn tin cho tôi nhé. Tôi sắp xếp cho các bạn chui gầm giường mà biết”.
Tại sao Xuân Lan quạu như “gà mẹ xù lông” bảo vệ con mình? Vì những câu hỏi soi mói. Nếu những người đặt câu nói những lời tốt đẹp, nhã nhặn mừng một sinh linh ra đời, là một người mẹ, người mẫu Xuân Lan không thể nhả miệng ra những lời cáu kỉnh. Nói, chúc một lời tốt đẹp không có nghĩa là nói một lời dối trá. Kèm theo bài viết về việc Xuân Lan đành hanh, chỉ có ba lời chúc mừng gửi đến cho cô.
Cách đây không lâu, Lao Động đã có bài viết về phim hài “Tèo Em” dưới nhan đề “Hội chứng: Ai cho mày chê con tao xấu”. Tranh cãi thì không có gì đáng bàn ngoài chuyện những người trong cuộc biến mạng xã hội thành một “chợ cá”.
"Tèo Em" dù có bội thu vài chục tỉ đồng, thì với nhiều tay viết điện ảnh, với nhiều khán giả, vẫn là một phim hài nhảm, là một sự trượt dốc về nghề của tay đạo diễn, nay lại thêm việc không kiềm chế vài lời “qua lại” để bênh phim mình, thành ra, dưới góc độ ấy, như có cư dân mạng nặng lời: “Bèo như Tèo (em)”.
Tại anh, tại ả?
Nhiều người thường trách “người của công chúng”, các loại “sao”, “những người hoạt động trong lĩnh vực văn hoá”... hay giật status, đưa ảnh phản cảm của họ lên mạng cá nhân của họ để câu view,... Làm nên một thứ rác - văn hoá trên mạng. Khôi hài, khi cũng có những phóng viên chỉ “nhăm nhăm” mò vào “nhà” - facebook của người ta - kiếm “vị” cho bài viết của mình, rồi lại quay mắng ngược lại chủ nhà.
TS Nguyễn Thị Hậu đã đưa ra quan điểm về mạng xã hội rất dí dỏm: “Dù viết thế nào, những gì bạn viết trên mạng chắc chắn là một phần con người bạn. Và cũng như trong cuộc sống, những status và comment, những note và entry của bạn cũng phải chịu sự va đập của thế giới mạng.
Bạn “ném” ra cái gì thì thế giới mạng sẽ trả bạn cái đó. Thật đấy! Thế giới mạng rất “tinh tướng”, không phải cứ đạo mạo lên mặt dạy đời chê bai tất cả thì “mạng” sẽ vì nể, hay bỗ bã tếu táo thậm chí ‘chửi” như hát hay thì “mạng” sẽ coi thường xa lánh. Như trong đời sống, cái gì cũng có giới hạn của nó.
Để nhận ra được cái giới hạn này, ở trên mạng hay ngoài đời, đều không dễ. Quá đi một chút, từ bỗ bã tếu táo trở nên đanh đá hỗn hào, từ nhận xét khen chê sẽ thành tâng bốc hay mạt sát... Sự tương tác tức thời và “không biên giới” của thế giới Mạng có sức quyến rũ mê hoặc ghê gớm, đồng thời là một sức mạnh có thể "hủy diệt" một cá nhân trong chốc lát. Thế giới mạng như một tấm gương là tấm gương phóng đại nhiều lần những tốt đẹp hay xấu xa của mỗi con người, của một xã hội...”.
Nguồn:Lao động
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn Quân"Tôi viết sách vì trăn trở với tương lai đất nước"
23/11/2013Anh Vũ