Hãy truyền đến các em lòng ham mê đọc sách
Hiện nay có rất nhiều thầy cô thường than phiền rằng học sinh bây giờ lười đọc sách. Dường như văn hóa đọc không còn hấp dẫn các em. Điều này cũng thật dễ hiểu, bởi vì các trò chơi trên mạng có sức lôi cuốn các em hơn nhiều so với ngồi ôm một cuốn sách để đọc...
Thực ra học sinh bây giờ rất thông minh. Các em có thể nói tiếng Anh và sử dụng máy tính rất giỏi. Thế nhưng đôi khi kiến thức về các sự kiện tiêu biểu thì các em lại mơ hồ. Thói quen đọc sách đang dần dần mất đi. Dường như các em ít khi nghiền ngẫm các chi tiết, hay đọc đi đọc lại những đoạn tâm đắc. Trong khi chính những thói quen ấy hình thành tâm hồn nhân cách con người.
Nhớ ngày xưa thời đi học chúng tôi truyền tay nhau từng cuốn sách để đọc. Nhiều đoạn văn câu thơ hay thường chép ra những cuốn sổ tay. Rồi phần thưởng của học sinh giỏi ngày ấy thường là những cuốn sách hay. Mỗi khi đọc sách tôi rất vui và hạnh phúc. Tôi có thể khóc trước một nhân vật bất hạnh hay cũng có thể mạnh mẽ lên rất nhiều khi đọc các cuốn truyện. Cũng nhờ đọc sách mà tôi biết sống yêu thương và vị tha hơn.
Người ta bây giờ thường đổ không có thời gian để đọc sách. Điều này không phải không có lí. Các em bây giờ phải học với lượng kiến thức khổng lồ. Nào là học trên lớp, học thêm ở trường, học ở nhà thầy cô... Dường nhứ các em chẳng còn thời gian. Do vậy khi rảnh rỗi các em chỉ muốn tìm đến các kênh truyền hình giải trí hay chơi game là điều dễ hiểu.
Vậy làm thế nào để các em ham đọc sách? Làm thế nào để các em tìm đến văn hóa đọc? Theo tôi cần thực hiện một số quá trình sau:
Thứ nhất, cha mẹ phải khuyến khích con đọc sách ngay từ nhỏ. Cần chọn cho con những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi. Cha mẹ cũng có thể đọc sách cùng con. Cha mẹ ham đọc sách thì con sẽ bắt chước theo. Các gia đình có điều kiện có thể lập những tủ sách để các em đọc và tham khảo thêm. Đọc sách ngay từ nhỏ sẽ làm tâm hồn các em càng thêm trong sáng.
Thứ hai, thầy cô cần là người truyền cảm hứng đọc đến cho các em. Làm sao phải thổi được vào tâm hồn học sinh lòng say mê đọc sách. Làm sao để các em cảm thụ được cái hay, cái đẹp của văn chương, từ đó mới nảy sinh nhu cầu đọc. Thầy cô khuyến khích các em tìm đến với sách là giải pháp giúp các em ngoan hơn.
Thứ ba, ở các thư viện trường học phải luôn trưng bày, giới thiệu những cuốn sách mới, hay nhằm thu hút độc giả. Có thể tổ chức các cuộc thi kiểu như Rung chuông vàng, Kể chuyện Bác Hồ, Hái hoa kiến thức hay kể về cuốn sách mà em yêu mến nhất... để các em tham gia. Các thủ thư phải luôn tìm ra những giải pháp để thu hút các em tìm đến với văn hóa đọc.
Ngày hội đọc sách của học sinh trường THCS Thái Bình (huyện Châu Thành, Tây Ninh).
Thứ tư, các tác phẩm hay phải được đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường. Điều này đồng nghĩa với việc tự các em sẽ yêu thích việc đọc sách. Một tác phẩm hay khi đọc học sinh sẽ biết rung cảm trước cái hay cái đẹp. Từ đó các em sẽ biết chắt lọc ra cái hay, cái thiện, chối bỏ cái xấu xa để hoàn thiện mình.
Như vậy để thu hút các em tìm đến với văn hóa đọc đòi hỏi phải có thời gian và sự nỗ lực của nhiều người mới thành công. Hãy bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước cho các em bắt đầu từ những trang sách.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015