Thư gửi học trò lười đọc sách

08:56 CH @ Thứ Sáu - 13 Tháng Chín, 2019

Các em đã tạo cho mình thói quen xấu là lười đọc sách, khi các em lười đọc, lười học thì chính các em đang tự tay cắt ngắn con đường đến thành công của mình...

LTS: Quý vị và các bạn đang theo dõi bài viết của cô Hoàng Bạch Diệp, hiện đang công tác tại một trường trung học phổ thông của huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị.

Với kinh nghiệm của mình cô nhận thấy, một bộ phận không nhỏ học sinh hiện nay đang lơ là học tập, chểnh mảng trong việc đọc sách mỗi ngày làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập và giảng dạy.

Tòa soạn trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi bài viết. Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Tháng 9 ùa về, khi tiếng ve ngân nga vừa dứt, khi những cánh phượng hồng ngừng nở, cô lại bồi hồi đón chào một năm học mới với đầy niềm tin yêu và hi vọng: hi vọng một ngày nào đó các em hiểu được những lời cô muốn nói.

Cô thường đan xen trong giờ dạy của cô với các em rằng hãy siêng năng đọc sách, đọc sách mỗi ngày và đọc liên tục.

Bởi chỉ có đọc sách các em mới thấy được những điều diệu kì của cuộc đời qua lăng kính của tác giả, không phải là những điều lý thuyết, những điều viễn vông, ảo tưởng trong cuộc sống.

Bởi để tạo nên những trang sách sống mãi trong lòng người đọc hiện tại, thì chính tác giả, nhà văn là người chiêm nghiệm, trải lòng mới phát hiện những điều diệu kì ẩn đằng sau những bề bộn vất vả của con người trước cuộc đời.

Hiện nay có rất nhiều học sinh lười đọc sách (Ảnh minh họa, nguồn: ALAMY/ telegraph.co.uk).

Còn nhớ, cuốn sách đầu tiên cô được đọc là cuốn “Không gia đình” của tác giả Hector Malot, cuốn sách đầu tiên cô được ba tặng nhân dịp sinh nhật lần thứ bảy.

Đó là cuốn cô đã từng rất thích khi cầm nó trên tay, cô cẩn thận lật giở từng trang sách, trải nghiệm những con chữ tâm huyết của tác giả trên từng trang sách ấy.

Câu chuyện kể về cuộc đời của cậu bé Giê-rê-mi vô tình bị gia đình bỏ rơi, cậu bé được nhận nuôi bởi một người mẹ tốt bụng nhưng hiếm muộn.

Sống trong gia đình đong đầy tình yêu thương ấy, Giê-rê-mi lớn nhanh và trưởng thành cậu bé tử tế, lương thiện.

Tuy nhiên những điều bất trắc lại lần lượt đến với cậu bé, khi cha dượng của cậu muốn đuổi cậu khỏi nhà để gia đình đỡ miệng ăn.

Đau đớn, tủi nhục cậu bé lang thang, lưu lạc tại gánh xiếc của ông cụ Vitalis, một lần nữa Giê-rê-mi được cụ đón nhận vào gánh xiếc rong của mình.

Thế nhưng, do sức ép của xã hội gánh xiếc của cụ Vitalis tan rã, cậu bé lại tiếp tục cuộc đời lông bông, trôi dạt không điểm tựa…

Chỉ mới một vài giới thiệu sơ qua đó thôi các em sẽ thấy cậu bé ấy thật bất hạnh vì phải xa gia đình từ lúc nhỏ, đáng thương vì phải chịu những sức ép và áp lực quá lớn từ phía xã hội.

Thế nên khi khép lại những trang sách của Hecto Malot ta thấy đó không còn là những trang sách bình thường nữa mà chúng trở thành những trang đời thấm đẫm những trải nghiệm và tình cảm của tác giả.

Điều cô muốn gửi đến các em là từ một nhân vật trong một cuốn tiểu thuyết kinh điển các em sẽ nhận thấy mình may mắn mắn và hạnh phúc đến nhường nào khi được sống trong một xã hội hòa bình, được nhận sự chăm lo, yêu thương, quan tâm từ bố mẹ…

Nhưng, các em lại tạo cho mình thói quen xấu là lười đọc sách, khi các em lười đọc, lười học thì chính các em đang tự tay cắt ngắn con đường dẫn đến thành công của mình. Con đường đó thật dễ dàng phải không?

Một mùa tựu trường nữa lại về, cô có đôi điều muốn nhắn gửi đến các em là hãy cố gắng dành một khoảng thời gian để trải nghiệm những hiểu biết của mình trên những trang sách quý giá.

Bởi, chỉ khi đọc chúng ta mới được bước vào một thế giới ngập tràn tình yêu thương, được biết đến những mảnh đời bất hạnh, cô đơn trong cuộc sống, được thấy mình may mắn và hạnh phúc đến nhường nào.

Chúc các em có một năm học mới với nhiều mục tiêu thành mới, và nhiều thành công mới!

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đọc sách cho vui hay để thay đổi?

    12/03/2018Trần Nhã ThụyTác giả “Từ đọc sách đến khai minh của người Nhật” đã không giấu thảng thốt: “Những cuốn sách có tính chất khai sáng xuất bản tại VN bây giờ có số lượng 1.000-2.000 bản so với hàng triệu bản của Nhật Bản thời Minh Trị cho thấy tinh thần Việt Nam vẫn chưa thức tỉnh”...
  • 6 cách giúp bạn vượt qua sự lười nhác và thích đọc sách hơn

    02/10/2017Ngọc HàĐọc sách mang đến cho chúng ta ích lợi gì thì có lẽ không cần bàn nhiều nữa. Nếu ta say mê đọc một quyển sách nào đó, thì nó sẽ mở ra cho ta một chân trời mới...
  • Muốn con thông minh? Các nhà khoa học nói hãy đọc sách cho trẻ theo cách này

    28/06/2017Phong TrầnCó một cách đơn giản nằm trong khả năng của các bậc cha mẹ có thể mang đến lợi ích to lớn cho trẻ sau này trên đường đời. Đó là cách chúng ta đọc sách cho trẻ từ khi chúng còn rất nhỏ...
  • Hãy biến việc đọc sách thành văn hóa

    21/04/2017Nguyễn Quang ThiềuViệc xây dựng một nền tảng văn hóa hay một đời sống văn hóa là theo nguyên lý leo dốc. Nhưng việc phá vỡ một nền tảng hay một đời sống văn hóa lại theo nguyên lý lao xuống dốc. Vận tốc tăng dẫn đều và cuối cùng là vỡ nát...
  • Tại sao người Nhật mê đọc sách?

    19/03/2017Nguyễn Xuân Xanh2Những lý do nào khiến dân tộc Nhật đã có một văn hoá đọc có thể nói vào bậc nhất thế giới? Văn hoá đọc này không phải chỉ bỗng dưng bùng nổ vào thời Minh Trị Duy Tân 1868 khi đất nước được mở cửa, hướng về phương Tây, mà có gốc rễ sâu xa từ thời Tokugawa 1600-1868, từ lúc dân tộc chỉ có văn hoá võ sĩ trên chiến trường, từ lúc thầy tu khoẻ mạnh cũng muốn ra trận để thi thố tài năng đi tìm hạnh phúc. Cách đây 300 năm Nhật Bản đã có những con số “khủng” về giáo dục và văn hoá đọc. Những lý do nào khiến cho một dân tộc võ sĩ lại trở thành mê đọc sách như thế? Và đọc sách để làm gì?
  • Lá thư cũ của Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gửi những ai ‘không có thời gian đọc sách’

    03/01/2017Thiện Tâm biên dịchSau đây chúng ta cùng xem lại lá thư khá nổi tiếng của vị Tân Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ gửi những ai “quá bận rộn không có thời gian đọc sách” vào năm 2004...
  • Chuyên gia lý giải nguyên nhân người Việt ít đọc sách

    29/07/2016Công PhươngMới đây, báo cáo của Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thê thao & Du lịch) đã chỉ ra rằng, tỷ lệ người Việt Nam đọc sách thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới...
  • Hãy đọc sách cho chính mình!

    23/06/2016Ngọc HiểnCác bạn hãy biết mình cần gì và đọc sách cho chính mình! - nhà văn Phan Hồn Nhiên chia sẻ...
  • 8 điều thú vị khiến bạn muốn đọc sách ngay hôm nay

    03/06/2016Phạm Ngọc Anh dịchMặc dù nhiều người thích đọc sách báo online hoặc đọc thông tin trên Facebook nhưng vẫn có rất nhiều lý do để bạn chọn cho mình một cuốn sách. Thói quen đọc sách có liên quan đến một loạt các lợi ích cho sức khỏe và tinh thần của bạn...
  • xem toàn bộ