“Đây là lý do anh nên làm tổng thống”

10:37 SA @ Thứ Năm - 05 Tháng Sáu, 2008

Đó là một khoảnh khắc lịch sử của nước Mỹ: Ngày 4/6, kết thúc vòng bầu cử sơ bộ, ông Barack Obama đã giành được sự ủng hộ cần thiết của hơn 2.118 đại biểu, qua đó trở thành ứng cử viên tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ. Kaith Olbermann, nhà bình luận của kênh truyền hình Mỹ MSNBC, thậm chí so sánh chiến thắng này là một cột mốc giống như sự kiện nhân loại lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng…

Chiến thắng nhờ bài học từ thần thoại Hy Lạp

Từ một gương mặt “mới toe” trên chính trường Mỹ, Barack Obama đã từng bước tiến lên, đánh đổ đối thủ Hillary Cliton, một trong những “thương hiệu chính trị” đắt giá nhất của Đảng Dân chủ, để giành quyền làm ứng cử viên tổng thống cho Đảng này tại cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Để hiểu vì sao “châu chấu” Obama thắng “xe” Hillary, phải nhìn vào những gì ông đã làm trong suốt các cuộc bầu cử sơ bộ đã diễn ra.

Người ta hẳn còn nhớ ông Obama đã có một chiến thắng “đậm” trước bà Hillary trong cuộc bầu cử sơ bộ tại Iowa, một bang toàn người da trắng. Nhưng 5 ngày sau, bà Hillary giành chiến thắng đáp trả lại tại New Hampshire. Cú ngã ngựa khiến ông Obama hiểu rằng việc lật đổ “hoàng gia Cliton” của Đảng Dân chủ không dễ dàng gì.

“Tôi nghĩ chúng ta đã bay quá gần mặt trời, giống như Icarus vậy” – ông Obama nói với cố vấn David Axelrod một ngày sau thất bại ở New Hampshire – “Khi ta chiến đấu vì sự thay đổi, mọi chuyện sẽ không dễ dàng”. Trong thần thoại Hy Lạp, Icarus đã bỏ mạng vì không nghe lời khuyên của cha, bay quá gần mặt trời khiến đôi cánh sáp bị tan chảy. Ông Obama cũng nhận được các lời khuyên. Ông đã nhìn nhận lại sai lầm trong thất bại ở New Hampshire để điều chỉnh kế hoạch tranh cử cho hợp lý và thận trọng hơn: không lao vào đương đầu trực diện ở những nơi phe Hillary tập trung vận động tranh cử.

Biến nhỏ thành lớn

Đội ngũ tranh cử của bà Hillary coi thời điểm chấm dứt cuộc đua trong Đảng sẽ diễn ra vào “ngày thứ Ba trọng đại” (5/2) và tập trung sức lực tại các bang lớn. Tận dụng cơ hội, ông Obama tung người tới những bang nhỏ hơn đã bị đối thủ bỏ qua như Alaska, Idaho, Kansas và North Dakota. “Về cơ bản, họ gần như bỏ hết các bang bỏ phiếu cho chúng tôi và qua đó tặng cho chúng tôi một lợi thế lớn” – Axelrod nói.

Sau ngày 5/2, cuộc đua không kết thúc mà chỉ chia thành hai nhánh. Bà Hillary nắm hầu hết những bang lớn còn ông Obama nắm các bang nhỏ. Trong khi phía bà Hillary có dấu hiệu giảm tốc sau “ngày thứ Ba trọng đại” thì ngược lại, bên phía Obama liên tục tăng tốc. Kết quả là ông Obama có 11 chiến thắng liên tiếp, “bỏ túi” hơn 200 đại biểu. Đây là đòn đánh chí tử nhằm vào đối thủ Hillary khiến bà không bao giờ có thể phục hồi thế cân bằng với ông Obama như trước, cho dù sau này đã xây dựng lại chiến lược tranh cử.

“Đây là lý do vì sao anh nên làm tổng thống”

Vấn đề chủng tộc trở nên nóng bỏng trong cuộc đua khi cố vấn tinh thần của ông Obama, giám mục Jeremiah Wright, có những bài phát biểu quá khích về màu da. Sau khi suy nghĩ, cân nhắc, ông Obama bốc điện thoại gọi Axelrod và nói rằng muốn có bài phát biểu về vấn đề chủng tộc càng sớm càng tốt.

Chiều hôm sau, ông Obama gọi người biên soạn các bài diễn văn của mình, Jon Favreau, và đề nghị viết một bài về chủng tộc, nhưng với đoạn đầu do ông tự tay chấp bút. Ông Obama đã trút ra toàn bộ tâm sự của mình, một người da đen được nuôi dưỡng bởi một gia đình da trắng. “Tôi nghĩ đó là một thời khắc quan trọng” – Valerie Jarrett, cố vấn cao cấp của ông Obama nhớ lại – “Thật không dễ để bình tĩnh nhìn nhận một vấn đề phức tạp và nhạy cảm với nước Mỹ như thế, rồi chuyển các suy nghĩ thành những lời lẽ phù hợp, qua đó giúp những con người đang giận giữ và chán nản ngoài kia bình tĩnh trở lại”.

Favreau sửa chữa đoạn Obama viết, rồi gửi lại để ông hoàn chỉnh. Sau hai đêm thức trắng, ông Obama gửi Email nội dung bài diễn văn hoàn chỉnh cho Axelrod và Favreau. Axelrod sau đó đã gửi thư trả lời với nội dung ngắn gọn “Đây là lý do vì sao anh nên làm tổng thống”.

Mọi sự giúp đỡ đều quý báu

Do là cựu Đệ nhất phu nhân, mọi túi tiền tài trợ lớn đều mở ra đối với bà Hillary. Không vấn đề gì, bên phía Obama chuyển mục tiêu sang hàng vạn nhà tài trợ nhỏ, những người sẵn sàng bỏ từ 50 – 70 USD ủng hộ ông. Kết quả là ông Obama phá vỡ kỷ lục gây quỹ và vẫn giữa được các đoạn quảng cáo tranh cử trên TV trong khi bà Hillary kết thúc cuộc bỏ phiếu sơ bộ với 20 triệu USD nợ nần.

Khi viết về chiến thắng của Obama, hãng tin AP đánh giá ông đã gây dựng thành công dựa trên sự lao động không mệt mỏi, thông qua hàng loạt các chiến thắng nhỏ, thu về vài đại biểu ủng hộ ở chỗ này, vài đô la tại nơi khác, để tạo nên một cuộc chiến thắng chung cuộc.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Làm lãnh đạo phải có năng lực lắng nghe

    08/11/2010GS. Tương LaiMuốn đối thoại, người lãnh đạo phải tinh thông công việc của mình, biết gần dân, hiểu dân và lắng nghe dân. Phải thật sự có dân chủ, mới có đối thoại. Muốn thường xuyên vận dụng phương thức đối thoại trong mối quan hệ giữa lãnh đạo và dân thì phải thật sự mở rộng dân chủ, tạo cơ chế cho dân thực hiện trách nhiệm công dân của mình. Văn hóa đối thoại là sản phẩm của một xã hội dân chủ, biết tôn trọng vai trò làm chủ của người dân...
  • Cộng hòa và dân chủ

    20/10/2010Dr. Mortimer, J. AdlerMột nền cộng hòađơn giản là kiểu chính quyền hiến định trong đó những người nắm quyền là do các công dân chọn lựa. Một chính quyền hiến định là một chính quyền mà trong đó tổ chức căn bản và các bộ phận của nó được luật pháp xác lập. Đó là một chính quyền của luật pháp hơn là một chính quyền của những con người cụ thể nào đó...
  • Lãnh đạo trước hết là con người

    07/05/2008Huyền ChiTrở thành Tổng thống Nga ở tuổi 43, ông Dmitry Medvedev đang cố gắng hoàn thiện sao cho xứng với danh hiệu thần tượng của giới trẻ - người kế nhiệm xuất sắc của Tổng thống Vladimir Putin. Khác với vẻ ngoài nghiêm nghị, cứng rắn của một nhà lãnh đạo, ông thật sôi nổi, trẻ trung, hiện đại và dí dỏm trong cuộc sống đời thường...
  • Về cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ

    14/04/2008TS. Ngô thanh NhànHồn Việt đã có cuộc phỏng vấn về chủ đề này đối với một số bạn đọc Hồn Việt tại Mỹ và ngay lập tức, TS Ngô Thanh Nhàn (New York University) và GS. Sophie Quinn - Judge (Temple University) đã trả lời. Các vấn đề mà hai vị đặt ra rất sâu sắc và mới...