Giữ gìn và khai thác di sản văn hóa dân tộc
“Văn hóa là cái còn lại sau khi đã quên hết - ta cố giữ lấy những cái gì còn lại đó”.
Cho tới nay, Việt
Lần thứ nhất, tiếp xúc văn hoá giữa các dân tộc ở Đông
Lần thứ hai, tiếp xúc giữa người Việt và các dân tộc với văn hoá Hán và văn hoá Ấn Độ, đã hình thành nền văn hóa quốc gia dân tộc với cấu trúc phức hợp gồm 2 dòng: văn hoá bác học (hay cung đình) mô phỏng theo mô hình Trung Hoa và Ấn Độ, văn hóa bình dân (văn hóa dân gian) bảo lưu văn hóa lúa nước bản địa.
Lần thứ ba, tiếp xúc với văn hóa Pháp và phương Tây đã hiện đại hoá nền văn hóa Việt Nam với hai thành tố: văn hóa hiện đại mô phỏng theo mô hình văn hóa phương Tây, văn hóa dân tộc hợp lưu cả văn hóa bác học và văn hóa bình dân.
Lần thứ tư, tiếp xúc với nềnvăn hóa các nước XHCN. Khác với trước đây, sự tiếp xúc lần này mang tính tự giác và có cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác. Đề cươngvăn hóa 1943 là thể chế hoá thành văn bản những quan điềm của Đảng Cộng sản Đông Dương khi tiếp nhận chủ nghĩa Mác. Đó là định hướng XHCN của nền văn hóa Việt nam - một nền văn hóa gắn bó máu thịt với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
Ở bài này, tôi chỉ xin đề cập tới vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể dưới quan điểm dân tộc - khoa học - đại chúng mà bản Đề cương đã chỉ dẫn cho chúng ta suốt hơn nửa thế kỷ qua, và theo lời đậy của Bác Hồ: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải ra sức giữ nước", làm cho những giá trị của di sản quý báu được tiếp nối và đổi mới phù hợp với thời đại (giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa tính liên tục và đứt đoạn trong văn hóa. tức là giữa truyền thung và cách tân).
Trong khi nghiên cứu văn hóa Việt
Có một anh bạn nước ngoài đặt cho tôi một vấn đề rằng anh ta đã đi thăm các đi tích cách mạng từ nơi thành lập chi bộ đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương đến các đài tưởng niệm liệt sĩ của từng xã nhưng không biết
Một điều bức xúc cần phải bàn: Đó là việc giữ gìn và khai thác di sản hữu thể. Các di sản văn hóa đang bị lấn chiếm, cắt vụn ra thành nhiều mảnh và bị bào mòn đến thảm hại.
Khi nghiên cứu tâm lý tiểu nông của người Việt tôi phát hiện ra cái căn bệnh thâm căn cố đế xuyên suốt lịch sử của người Việt, tôi gọi đó là bệnh “đói không gian". Người Việt thích "con đàn cháu đống", do đó người ngày càng đông, ruộng đất không sinh sôi, sức ép dân số ngày càng tăng, hơn nữa...họ lại thích "tụ hội”, "xúm nhau”, "túm năm tụm ba" trong một cái làng chen chúc, chật chội, bức bối. Thế là người ta phải “loán làng"(giống như xóm liều ở thành phố), lấn chiếm,
Thếlà các di tích lịch sử bị cắt xén, lấn chiếm một cách “khiếp đảm". Nếu ta vào xem Y miếu (vốn nằm trong quần thề di tích : Văn miếu, Võ miếu, Y miếu), thì nay lọt thỏm vào giữa một cái chợ xung quanh đủ mọi thứ. bị dân chiếm cả lối đi chỉ vẻn vẹn còn lại khoảng 100m2! Một chiến dịch hành quân cấp tốc từ
Chưa nói đâu xa. năm 2002 chúng tôi đi du khảo Tây Bắc. Trước khi đi, nhà sử học Dương Trung Quốc có đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cụ bảo lên xem còn Điện Biên không? Mọi người ngạc nhiên, nhưng khi tới thăm di tích lịch sử vĩ đại này - vĩ đại cả về không gian và thời gian, biết bao hoành tráng, nay bị cắt xén, nát vụn và khó mà hình dung được chiến trường Điện Biên Phủ hùng vĩ năm xưa: Đồi A1 được xây dựng thành một miệng hầm trong khu bảo tàng, hầm De Castrie bị xén còn khoảng vài sào đất được bao lại như một mảnh vườn, cạnh đó là vườn hồng, trồng rau củ, bên cầu Nậm Rốm chiếc xe tăng lẻ loi… Thay vì xây dựng một thành phố đẹp ven thung lũng, ven chân núi ôm ấp lấy những di tích lịch sử và tô đẹp cho chúng ngày càng khang trang, người ta lại xây đường phố thẳng băng trên lòng chảo Điện Biên bằng phẳng như bất kỳ thành phố nào ở đồng bằng
Có thể nói chúng ta đã lấn chiếm và xoá dần những di sản văn hóa hữu thể để đưa chúng vào trong ký ức thành văn hóa phi vật thể, mà ký ức thì ngày càng bị bào mòn trong các lớp người kế tiếp. Nói cách khác: thao tác của chúng ta là cái hữu thể thành cái vô thề. Chả thế mà khi chúng tôi tiến hành điều tra xã hội học về nhận thức văn hoá của thanh niên Hà Nội, thì rõ ràng cánh trẻ hiểu rất rõ một ngôi sao màn bạc hay sân cỏ, nhưng không có một nhân vật lịch sử dân tộc nào được các em hiểu một cách tường tận, từ những người nổi tiếng như Cao Bá Quát, Hoàng Diệu, đến năm địa đanh cửa ô và các làng nghề cổ truyền!
Năm 2004 chúng tôi có dịp đi thăm Thành Đô (
Trở lại thăm miếu thờ Lưu Bị - một ngôi mộ tròn lớn theo kiểu mộ các vua nhà Hán (đó là di sản hữu thể còn lại), người ta đã dựng lại cả cuộc đời và sự nghiệp của Lưu Bị: nào câu chuyện "Kết nghĩa vườn đào" với tượng và nơi thờ Lưu Bị, Trương Phi, Quan Vân Trường, rồi đến miếu thờ Gia Cát Lượng, rồi đến những bức tượng các nhân vật thời bấy giờ được đựng hai bên lề của con đường Vương đạo! Tôi còn nhìn thấy cả chiếc trống đồng kiểu Đông Sơn, tương truyền Khổng Minh cho đúc để khi ra trận thôi thúc ba quân, khi lui binh dùng làm nồi nấu cơm. Tất cả đều được xây dựng lại mới. Triều đại này tu bổ, đến triều đại khác thêm vào... Khách tham quan đến thăm nườm nượp. Cả một di sản phi vật thể được vật thể hóa với những biểu tượng của nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật ngôn từ gây ấn tượng mạnh mẽ cho người xem. Thực hư lẫn lộn, khó phân biệt cổ
So sánh với cách ứng xử của Việt Nam và Trung Quốc ta thấy hai phương pháp thao tác rất khác nhau: Người Trung Quốc đã hữu thể hóa những giá trị phi vật thể với sự sửa chữa mở rộng các di tích mỗi thời thêm một ít và có những dịp trùng tu lớn do triều đình đảm nhiệm. Đó là cách ứng xử phương Đông.
Còn người Việt thì làm ngược lại, lấn chiếm phá đỡ các di sản hữu thể, biến chúng thành những di sản phi vật thể ngày càng bị bào mòn. Do đó nhà sử học Dương Trung Quốc đã có một nhận xét khá sắc sảo: Người Việt thời chúng ta chóng quên - Chóng quên sự thù hận và kẻ thù, là một tinh thần bao đung hiếm thấy, nhưng cũng chóng quên công lao của những người đi trước, mặt khác chúng ta lại học kiểu trùng tu của Pháp và phương Tây, cố phục nguyên lại như cũ như nó vốn có. Trong khi đó di tích thì lại không được gìn giữ bảo quản cẩn thận, bị phá... lại cứ đòi trùng tu như nó vốn có...bao giờ chúng ta dựng lại được Huế như nó vốn có, đựng được khu đi tích Văn Miếu, Võ Miếu, Y Miếu như nó vốn có? Sao không dựng lại và mở rộng thêm, biến các di sản văn hóa phi vật thể thành vật thể để mọi người đến chiêm ngưỡng. để giáo dục các thế hệ nốitiếp...
Cuối cùng tôi có một kiến nghị:
Sắp xếp lại trật tự các di tích lịch sử của cha ông ta, sắp xếp lại việc quản lý các di tích.
Cố gắng trả lạikhông gian và thời gian cho di tích, cố gắng phục hồi các di tích lấn chiếm và hữu thể hoá thành những di sản văn hóa quốc gia. Đương nhiên cuộc sống là vậy đấy. Cái gì đã qua sẽ không làm lại được. Chỉ có điều như người ta nói: Văn hóa là cái còn lại sau khi đã quên hết, ta cố giữ lấy những cái gì còn lại đó.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường