Nam có nhiều cái "nóng”, sự "bùng nổ" lẫn những "sự cố" trong việc trao giải thưởng. Dưới đây là ý kiến của nhà thơ ThanhThảo về những vấn đề này..."/>Nam có nhiều cái "nóng”, sự "bùng nổ" lẫn những "sự cố" trong việc trao giải thưởng. Dưới đây là ý kiến của nhà thơ ThanhThảo về những vấn đề này..."/>

“Giải thưởng chỉ là một phần của đời sống văn học”

06:06 CH @ Thứ Ba - 03 Tháng Tư, 2007

Năm 2006 tình hình văn học Việt Nam có nhiều cái "nóng”, sự "bùng nổ" lẫn những "sự cố" trong việc trao giải thưởng. Dưới đây là ý kiến của nhà thơ ThanhThảo về những vấn đề này.

Xinmột vài nhận xét của cá nhân anh về tình hình văn bọc Việt Nam thời gian qua?

Câu hỏi của anh lớn quá, mà tôi thì không phải Chủ tịch hay ủy viên chấp hành Hội nhà văn, nên sợ trả lời có điều gì thất thố chăng(?) Dù sao, anh đã hỏi, tôi xin nói vắn tắt thế này: văn học Việt Nam thời gian qua vẫn phát triển. Đã có một Tô Hoài 86 tuổi vừa cho in tiểu thuyết Ba người khácviết về thời cải cách ruộng đất. Tác phẩm này hình như Tô Hoài viết đã khá lâu rồi, nhưng tới bây giờ mới ra mắt độc giả được. Đúng như cách Tô Hoài vẫn "cân đong" cái mà người ta hay gọi là "thời tiết chính trị" ở ta để biết lúc nào thì có thể nói được điều gì, in ấn được cái gì, như nhà phê bình Đặng Tiến đã nhận xét rất tinh.

Dù sao, sau những Cát bụi chân aihay Chiều chiều(cuốn hồi ký rất hay dường như đã bị lặng lẽ... thu hồi) mà “đại ca" Tô Hoài chưa... ngán, vẫn lặng lẽ tiếp tục những tác phẩm mới của mình về cùng một thời kỳ "nhạy cảm" dù đã xa, thì chúng ta phải biết ơn ông. Nếu không có Tô Hoài để viết về thời kỳ ấy, thì tôi nghĩ chẳng còn ai đủ vốn sống, chất sống và văn tài để viết, và như thế, có thể có những điều sẽ "mãi mãi là bí mật".

Những nhà văn nhà thơ khác tuổi tác tuy khác nhau nhưng vẫn sáng tác và vẫn có những tác phẩm, có điều để trở thành “hiện tượng" thì chưa thấy. Đã có một Cánh đồng bất tậncủa Nguyễn Ngọc Tư, đã có một Bóng đècủa Đỗ Hoàng Diệu đều trở thành "hiện tượng văn học" của năm, nhưng là năm 2005. Năm 2006 có tự truyện của Vân vừa ra mắt đã nổi đình nổi đám, không phải vì văn chương, mà vì nội dung tự truyện gây "sốc".

Thơ vẫn có những tìm tòi, những tác giả trẻ vẫn tìm nhiều cách “tháo cũi sổ lồng” - dẫu nhiều khi ta như chưa biết họ muốn "tháo" cái “lồng” nào?

Về tiểu thuyết của tác giả trẻ, tôi mới đọc xong một cuốn tiểu thuyết của một nữ tác giả thế hệ 8x "mới toanh" tên là Vũ Phương Nghi, sinh 1983, hiện đang học ở Thượng Hải (Sinh viên khoa Mỹ thuật), tên cuốn sách là Chuyên lan man đầu thế kỷ,và đề tài thì hết sức mới lạ, ít ra là với tôi: cuộc sống của một "hủ nữ”. Nghe cái tên "hủ nữ” này, chắc nhiều người cũng ngạc nhiên và tò mò không kém gì tôi. Nhưng không hẳn vì đề tài "lạ”, mà chính cách viết vừa hồn nhiên vừa chân thành, lại thêm một chút hài hước, một chút tự trào của một nữ tác giả trẻ đã cuốn hút tôi, khiến tôi đọc một mạch hết cuốn sách. Lâu nay, ta hay đọc những tác giả trẻ rất tự tin, rất tự hào, chứ ít khi gặp được một tác giả trẻ biết tự trào. Mà trong văn học, cái biển mênh mông khôn lường này, thì đôi khi một chút tự trào có thể đưa ta như chiếc thuyền thúng thoát những vũng xoáy, những đá ngầm, những cạm bẫy của hư danh.

Gần đây những cuốn sách theo dạng "tự truyện" đang "được mùa". Tại sao có hiện tượng này?

Nhàvăn Nguyên Ngọc cho rằng có chu cầu “sám hối" từ những cuốn sách tự truyện này. ròi thì không nghĩ như vậy. Người ta có khối gì cách để sám hối, hà tất phải viết tự truyện .Dường như có nhu cầu muốn xới lật những gì lâu nay được (hay bị) coi là "nhạy cảm", được cất dấu cẩn thận, nhiều khi quá cẩn thận. Nhưng lại dường như nhu cầu "xới lật" ấy chưa phải đã có trong những tác phẩm tự truyện gần đây. Tòi nhớ, tiểu thuyết Chuyện kể năm 2000của nhà văn Bùi Ngọc Tấn mà tôi cho là mang đậm tính tự truyện. Đó là một tiểu thuyết rất hay, rất chân thành và không né tránh. Nếu (ra viết tự truyện, thì nên viết theo tinh thần ấy, không né tránh nhưng không sa vào vụn vặt, nhất là không nhằm tự đề cao mình. Còn nếu anh không có tội, thì cũng chả việc gì phải sám hối, nhưng nên chân thành trong mỗi dòng mình viết, đừng dối trá.

Có ý kiến cho rằng một số “tự truyện"gần đây hay có xu hướng tự đề cao mình và hạ thấp “tha nhân”, ý anh thế nào?

Tôi nghĩ, người viết có toàn quyền để viết những gì mình cho là đáng viết, và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về những trang viết của mình. Người tự trọng thì không bao giờ "tự túm tóc mình kéo lên" và cũng không “dìm đầu người khác xuống". Nhưng dù là tự truyện, hồi ký hay nhật ký, thì cuối cùng, chất văn học vẫn phải đặt lên hàng đầu, nếu nó muốn được coi là tác phẩm văn học.

Về giải thường văn học, anh thấy có điều gì "bất thường”?

Đúng là có "bất thường" so với những mùa giải "bình lặng" trước, ở chỗ giải Thơ năm nay đã không trao được, tuy đã xét được, vì không có người nhận. Người được tặng thưởng từ chối, và người được giải thường đến phút cuối cùng cũng... từ chối. Chỉ khổ cho ông Chủ tịch Hội đồng chung khảo phải lo giải thích đủ kiểu với báo chí, mà cách giải thích nào xem ra cũng... không ổn. Nếu là tôi, thì tôi cho rằng, từ chối nhận giải thưởng phải được coi là chuyện bình thường. Chỉ có điều, xét giải như thế nào để ai cũng...từ chối hết như vậy thì rõ ràng là không bình thường rồi!

Nhân đây cũng nói thêm, không phải chỉ Hội nhà văn là gặp "sự cố" trong việc xét thưởng. CácHội khác đều có, nhưng họ đã "tự thu xếp" với nhau được. Tôi thì lại rất ủng hộ sự công khai và những gì đã dẫn đến "sự cố" ở giải thưởng Hội nhà văn năm nay. Nó chứng tỏ, một lần nữa Hội nhà văn vẫn đi đầu trong "công khai, dân chủ”(?) như đã từng như vậy. Và ở đây, vai trò của báo chí, của công luận lại một lần nữa được khẳng định. Không thể đi tới một xã hội dân chủ và văn minh nếu không có vai trò của báo chí. Trong hoạt động văn học nghệ thuật cũng vậy. Giải thưởng, dù "to" tới đâu, cũng chỉ là một phần của đời sống văn học. Nhiều khi, cái phần đó cũng không quá to như ta vẫn nghĩ, nếu so nó với chính văn học và những gì văn học làm được (và chưa làm được) cho con người.

Có vẻ như chất lượng của các giải thường ngày càng thấp. Theo anh đâu là nguyên nhân?

Có khi nguyên nhân ở chất lượng của văn học, nhưng cũng có khi (nhiều khi) nguyên nhân lại ở... Hội đồng xét thưởng. Vì đã không chọn được những tác phẩm xứng đáng để trao giải.

Một thế hệ những người cầm bút trẻ đang trưởng thành. Anh có lời chúc gì cho họ trên con đường vạn dặm của văn học?

Cách đây đúng... một phút tôi vừa có lời chúc HLV bóng đá NguyễnVăn Vinh, khi ông sắp lên máy bay sang Anh quốc để cùng CLB Hoàng Anh - GiaLai (HA-GL) ký hợp đồng chính thức với Arsenal về việc CLB của ông Wenger giúp HA-GL mở một "Học viện bóng đá trẻ" đầu tiên ở Việt Nam. Lời chúc rất giản dị: Lên đường may mắn! Tôi cũng xin chúc các nhà thơ nhà văn trẻ của chúng ta như vậy. Chúng tôi kỳ vọng vào các bạn, như bóng đá Việt Nam kỳ vọng vào những cầu thủ trẻ sẽ được tuyển vào "Học viện bóng đá" HA-GL sắp tới. Đúng là "đường còn xa/ đêm tối/ chân rướm máu/ mảnh trăng cuối trời kia có thật chăng" (thơ lăng nhăng của tôi ấy mà). Nhưng dù thế nào, cũng phải lên đường thôi. Vậy thì, hãy "Lên đường may mắn"!

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn học nghệ thuật: đi con đường thị trường

    04/03/2007Nhà văn Trần Thị TrườngTích cực mở cửa và hỗ trợ cho các phẩm bên ngoài vào, cho tác phẩm bên trong ra ngoài tức là đã làm không khí sinh hoạt văn chương trong nước sinh động lên và nhờ đó những tác phẩm có giá trị sẽ xuất hiện...
  • Một năm văn chương: nỗi lo và niềm hy vọng

    14/02/2007Phạm Xuân ThạchHãy nhìn vào chính cái đời sống văn chương ồn ào của một năm, cái gì đã làm nên những giá trị đích thực? Những bong bóng xà phòng được cổ vũ nhiệt tình bởi média hay những con người lặng lẽ tạo tác. Hình như dòng chảy mạnh mẽ nhất chính là dòng chảy âm thầm.
    Nó mang đến niềm hy vọng cho một năm mới.
  • Văn chương - văn học năm 2006, chuyển dịch trong sự “nhiễu loạn”?

    04/02/2007Nguyễn HòaTới năm 2006, với những sự kiện - hiện tượng phong phú và đa dạng của nó, tôi lại thấy văn chương - văn học nước nhà như đang phát lộ một vài dấu hiệu chuyển mình. Và vì thế, dường như đâu đó ở cuối con đường, đã le lói một niềm hy vọng?
  • Văn chương 2006 - một nồi canh hẹ

    03/02/2007Ngô Vĩnh BìnhTôi không nói văn chương năm 2006 là năm không có thành tựu: Có chứ, có Cánhđồng bất tậncủa Nguyễn Ngọc Tư, có những hoạt động "khuấy động phong trào" của Hội...Là thế nên tôi không muốn kết thúc bài báo nhỏ này như là một "vĩ thanh buồn" theo cách nói của một nhà báo khi nói về Giải thưởng năm nay của Hội. Nhưng có điều tôi không thể không nói khi nói về văn chương nước ta năm 2006, đó là năm văn chương rối như một nồi canh hẹ...
  • Tác phẩm lớn, tại sao chưa?

    26/01/2007Chu Văn SơnVì sao văn học hôm nay chưa có tác phẩm lớn? Đây đâu phải vấn đề chỉ trả lời gọn trong một câu mà xong được. Bởi, thực ra, nó là câu hỏi đã và đang tra vấn cả nền văn học này.
  • Trò chuyện với nhà thơ Lão Thực

    09/12/2006Vũ Ngọc TiếnCó một thời ấu trĩ, hễ ai nhắc đến Hiện sinh còn bị chuốc vạ vào thân, đã kìm hãm sự phát triển văn học Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ XX. Đáng tiếc, bước vào đổi mới, có một số người, để tỏ ra mình cấp tiến hơn các bạn viết, đã cố gồng cây bút lên cho có vẻ Hiện sinh, mà có khi Hiện sinh là gì họ còn chưa hiểu hết, sách Hiện sinh chắc gì đã đọc cho nghiêm túc. Ngược lại, có không ít người lại tỏ ra dị ứng, ác cảm với Hiện sinh. Triết học nào lập ra cũng vì con người, hướng dẫn con người đi tìm đến cội nguồn của hạnh phúc...
  • Đoản vốn

    10/11/2006Nguyễn Vĩnh NguyênCũng như người đi buôn, kẻ bước vào văn chương dĩ nhiên cũng liệu trước ít vốn lận lưng. Cái khó: vốn của người đi buôn, là tiền bạc, đếm được. Còn vốn của khách văn chương thì lại là vốn chữ, vốn văn hoá vốn sống... toàn là thứ vốn khó định lượng. Ở xứ mình, người ta hơi dễ dãi và xuề xoa với hai chữ nhà văn...
  • Văn chương mạng và những ảo tưởng của người viết

    18/08/2006Nhược điểm của văn học mạng là sự chia sẻ không đến cùng với người đọc và mầm mống căn bệnh ảo tưởng của người viết...
  • Về tác phẩm văn học đỉnh cao

    30/06/2006Phạm Tiến DuậtTrong những năm vừa qua, mặc dầu Hội Nhà văn Việt Nam và nhiều tổchức văn học và nghệ thuật khác đã trao giải thưởng văn học thường kỳ, một năm hoặc 5 năm một lần, nhưng hầu như các tác phẩm và tác giả được giải rất mau chìm vào quên lãng. Chúng ta đang thiếu vắng các tác phẩm văn học lớn, có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, những tác phẩm có khả năng rung động hàng triệu người, những tác phẩm có tác động xã hội to lớn, vừa trực tiếp lại vừa lâu bền...
  • xem toàn bộ