Là thế nên tôi không muốn kết thúc bài báo nhỏ này như là một "vĩ thanh buồn" theo cách nói của một nhà báo khi nói về Giải thưởng năm nay của Hội. Nhưng có điều tôi không thể không nói khi nói về văn chương nước ta năm 2006, đó là năm văn chương rối như một nồi canh hẹ..."/>Là thế nên tôi không muốn kết thúc bài báo nhỏ này như là một "vĩ thanh buồn" theo cách nói của một nhà báo khi nói về Giải thưởng năm nay của Hội. Nhưng có điều tôi không thể không nói khi nói về văn chương nước ta năm 2006, đó là năm văn chương rối như một nồi canh hẹ..."/>

Văn chương 2006 - một nồi canh hẹ

03:21 CH @ Thứ Bảy - 03 Tháng Hai, 2007

Ngay sau ngày Thơ được tổ chức vào Tết Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng năm Tuất), đã xuất hiện những cú điện thoại nóng gọi tới một số nhà thơ, nhà lý luận phê bình văn học và một hai người có chân trong Ban tổ chức ngày Thơ rằng, ở Văn Miếu (Hà Nội) có hai sân chơi của “cánh thơ già" (phía trước) và sân chơi của "cánh trẻ" (phía sau), sân nào hấp dẫn hơn? Những câu thơ "thả lên trời" hay những bài thơ được trưng bày, trình diễn dưới mặt đất thơ nào là thơ, thơ nào chửa là thơ?...Câu hỏi của ngày Thơcòn chưa được trả lời, những vần thơ đại loại: Tưởng là chỉ là làsao/ Là làcộng hưởng, biết bao không là(Nguyễn Thế Hoàng Linh), Khi anh yêuem thế giớihóa lỏng(Vi Thùy Linh), Dưới chân ta/Cả thế giới loàingười say ngủ(Dạ Thảo Phương), Niềm vui là một chiếc bào thai mớinhú/ Ta đã trồng cây suốt đêmcho một tiếng chào (Bình Nguyên Trang)…thì dường như nhất loạt những tập thơ những nhóm thơ, những lời tuyên ngôn thơ...nối nhau xuất hiện.

Nào là “Ngựatrời", nào là "", nào là "Khoái cảm, điên rồ hợp lý"...Rồi những ngày thơ, đêm thơ tổ chức ở Hội An trong khuôn khổ Hội nghị toàn quốc những người viết văn trẻ và sự chối từ giải thưởng Hội Nhà văn của tác giả tập Lô Lô.Bao nhiêu là gương mặt thơ, giọng thơ, chủ yếu là những gương mặt trẻ, những giọng điệu (hay cách thể hiện, hình thức thề hiện) mới xuất hiện khiến cho bạn đọc, bạn yêu thơ phải "sốc" và bị "choáng". Nghe nói ở Hội An khi đến dự đêm thơ, nghe nhà thơ đọc thơ (diễn thơ)? có người đã hỏi "người ta (nhà thơ) đang làm gì thế ”? có người không tránh khỏi bất ngờ đã phải viết "thơ là vậy sao”?... Các nhà phê bình thì dường như "chạy mất dép" cả. Không ai dám bảo đó là thơ và cũng chăng ai dám nói đó không phải là thơ. Tôi chưa thấy một bài phê bình nào dám "nhìn thẳng” vào các nhà thơ trẻ, đặc biệt là các nữ thi sĩ trẻ để khen thuyết phục và chê thuyết phục.

Tình hình thơ như thế không thể không nói là không "phức tạp”. HộiNhàvăn ViệtNam cũng không thể "làm ngơ". Ông Chủ tịch Hội trong một báo cáo trình bày tại Hội nghị những người viết văn trẻ tổ chức năm vừa rồi đã phải thừa nhận "tâm trạng chung của những người viết văn trẻ hiện nay là muốn đi tìm cái mới, cố gắng vượt qua những cái lỗi thời, mòn cũ. Đó là một mong muốn rất chính đáng. Tuy vậy, quan niệm thế nào là cái mới đích thực trong văn học thì không phải ai cũng tìm được câu trả lời thỏa đáng". Nói như vậy là nói nước đôi, là "vẫn còn lúng túng chưa yên bề nào". Cũng như ông Chủ tịch, ông Phó Chủ tịch Hội trong khi "giải quyết, vụ tác giả Lô Lôtừ chối nhận giải thưởng văn học năm 2006 của Hội Nhà văn cũng bảo: đó là tập thơ được viết một cách không thông thường. Cái đọng lại trong người đọc sau khi đọc tập thơ lại không ở từng bài thơ, câu thơ mà là ở những ấn tượng về nghệ thuật sắp đặt câu, chữ, về cách cảm nghĩ của một tâm hồn nhạy cảm với những đam mê trăn trở trước cuộc sống. Người đọc không nắm bắt được ý tưởng của không ít bài thơ trong ,có thể có cũng có thể không. Đây là đặc điểm và cũng là nhược điểm của tác phẩm" (Báo cáo đọc tại Lễ trao Giải thưởng văn học năm 2006). Trước đó, trong một trả lời, ông bộc bạch một cách rất thật thà: "Tôi thích .Nhưng tôi cũng thích Thương lượng với thời giancủa Hữu Thỉnh" (Thể thao& Văn hóa - Số ra ngày 27/10/2006).Như vậy cũng là lúng túng chứ còn gì nữa"!

Riêng tôi, tôi ủng hộ những cách tân thơ (chí ít là những cách tân về hình thức, câu chữ, nhưng tôi nới đò chưa thể là thơ hay. Vì sao? Vì họ mới chỉ gây được "ấn tượng" chứ chưa làm"rung động" được trái tim người đọc.

Điểm nóng thứ hai của văn học năm 2006 là phê bình văn học. Tốn kém cả trăm triệu đồng, kéo cả trăm người xuống Đồ Sơn để hy vọng "hắt những chảo lửa" xuống cái "ao lý luận phê bình" bấy nay đìu hiu, buồn tênh và tĩnh lặng (theo từ dùng của nhà thơ Trần Đăng Khoa) nhưng kết quả thu được là thế nào? Có thể nói rằng rất ít! Vẫn là những vấn đề, những câu hỏi mà Hội nghị Lý luận - Phê bình lần thứ nhất ở Tam Đảo đã đặt ra, những vấn đề. những câu hỏi chưa được giải đáp.

Theo tôi, Hội nghị lý luận - Phê bình lần thứ II ở Đồ Sơn nếu có cái gì đó gọi là "mới" thì đó là sự xuất hiện trở lại của một số gương mặt nghiên cứu phê bình, một số nhà sáng tác mà có lúc người đọc đã tính "quên đi", là việc BCH Hội đề ra 9 công việc với rất nhiều những từ ngữ có phần mòn sáo như "ủng hộ, tích cực, ưu tiên, tạo điều kiện, tăng cường" ... và sau rất là những chuyện "bên lề" không mấy hay ho làm giảm đi một phần uy tín và giá trị của văn giới.

Nói đến phê bình văn học năm 2006, tôi nhớ đến và "nhất trí" với Giáo sư - Nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh về nội dung bài trả lời phỏng vấn báo Lao Động ngày 29/5/2006 với tiêu đề Phê bình vănhọc hiện nay xuống cấp.Không xuống cấp thì hà cớ gì, năm 2006 không một quyển sách phê bình, nghiên cứu văn học nào được giải thưởng, thậm chí tặng thưởng của Hội Nhà văn (!?).

Kết thúc năm "văn học canh hẹ” 2006 còn là việc trao giải thưởng năm. Biết bao nhiêu là bài báo, rất nhiều sự eo xèo về việc trao giải thưởng của Hội năm nay. Những bài báo như các bài: “Thơ nhà giải vườn", "Giải thưởng không thành giải thưởng", "Sự cố giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2005", "Những hồ nghi lên tiếng..." có ý này ý nọ tôi không tán thành nhưng phải nói sự xuất hiện của nó không phải là không có lý. Xung quanh "sự cố" giải thưởng này, người yêu văn học, các hội viên của Hội thấy rõ đã có sự thiếu "đồng tâm" trong Hội đồng xét thưởng. Rõ nhất là ở bài trả lời phỏng vấn báo Thể thao vàVăn hóa hôm 21/10/2006 của ông Phan Hồng Giang thành viên Hội đồng chung khảo, một trong những người trực tiếp chấm giải mang tựa đề Nêncó nhiều loại giải thưởng khác nhau.

Tóm lại, tôi không nói văn chương năm 2006 là năm không có thành tựu: Có chứ, có Cánhđồng bất tậncủa Nguyễn Ngọc Tư, có những hoạt động "khuấy động phong trào" của Hội...Là thế nên tôi không muốn kết thúc bài báo nhỏ này như là một "vĩ thanh buồn" theo cách nói của một nhà báo khi nói về Giải thưởng năm nay của Hội. Nhưng có điều tôi không thể không nói khi nói về văn chương nước ta năm 2006, đó là năm văn chương rối như một nồi canh hẹ! Hy vọng năm Hợi - năm 2007 văn chương sẽ "qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai".


Đọc sách: LY & LÔ LÔ(*)

Thơ Ly Hoàng Ly mang vẻ đẹp thuần khiết. Ngay cả khi những chữ nghĩa của chị đang diễn tả cái ngập ngụa của một thế giới bất an, màu đêm...

Trong khi thơ nữ đang có xu thế đua theo sex, chuyện tinh tế kiểu vặt vãnh thì cỗ xe thơ của Ly vẫn bình thản chọn một hướng cách tân thể nghiệm bằng những trang bị văn hóa sâu và dồi dào.

Đây là một tập thơ được bày biện một cách hiện đại về hình thức. Điều đó cần cho một tập thơ mang nhiều hơi thở đương đại. Tập thơ là một thể nghiệm của nghệ thuật trình diễn (performance) và xếp đặt (installation). Nếu từng theo dõi Ly qua những show trình diễn xếp đặt trong khoảng từ 2001 trở lại đây, bạn đọc có thể thấy, một số bài thơ trong tập này đã từng là âm hưởng mang tính tương tác trong cuộc thể nghiệm- trò chơi- nghệ thuật- đương đại của chị. Và tinh thần đương đại của tập thơ về đêm này còn ở chỗ nó vừa chấp nhận vừa phản kháng tính phù du của những khoảnh khắc, trạng thái.

Hình ảnh chủ đạo của cuộc trình diễn này là một phụ nữ trẻ đối diện với đêm trong từng tâm trạng khác nhau. Đêm vừa vây bũa, vừa đồng lõa, vừa như một vũng bùn sẵn sàng đưa người ta lún sâu ngập ngụa không lối thoát, nhưng có khi đêm thăng hoa, trong lành và hân hoan hay khát khao song hành cùng nhục cảm thăng hoa... Đêm có khi là mũi khâu thời gian nhức nhối xuyên qua những vết nhức rách của tâm trạng và trả lời cho sự phù phiếm của buồn vui bằng cái màu trắng hếu nhám nhẩy của lớp da đầu khi con người khám phá chính mình và bất tín vào kinh nghiệm. Chiếc sọ suy tư kia có khi bật lên những âm như đồng cốt rúng lạnh:

Cắt đêm ra từng mảnh nhỏ

Rồi khâu đêm lại bằng tóc

Tóc thưa dần thưa dần

Những đường rãnh trắng hếu đưa ta đi hết đêm này đến đêm khác

Cho đến khi đầu trọc

Cắt ta ra từng mảnh nhỏ

Rồi khâu ta bằng hết đêm này đến đêm khác

Cho đến khi trắng hếu đêm

(Cắt)

Người đàn bà trắng. Căn phòng trắng. Những giấc mơ của người đàn bà nhòa trộn là luân lạc cùng với đêm. Những bài thơ trong phần “Phòng trắng”: Người đàn bà và căn nhà cổ, Performance ham-bơ-gơ, Performance trứng, Performance photo... có khi khó đọc bằng mắt thường. Yếu tố tương tác và sự hỏi đòi vận động của ngôn ngữ trình diễn đòi hỏi dành cho nó một không gian riêng mà độc giả có thể thủ vai, có thể tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành nó cùng với tác giả- một cuộc trình diễn xếp đặt nào đó trong tâm tưởng của người đọc...

Tập thơ Lô Lô của Ly Hoàng Ly bằng thứ ngôn ngữ lạ lẫm của mình, đang giúp bạn đọc khước từ các đọc, cách tiếp cận văn bản theo thói quen cũ. Nó có thể được chấp nhận hay không. Nó có thể chỉ đáng để quý ông nhìn ngắm, quý bà bĩu môi hay các cô cậu choai choai cho là không có âm hưởng hiphop thậm chí có thể nó gây cho người ta một sự hoài nghi vào những giá trị đã được từ lâu khuôn định... thì văn bản ấy cũng đã làm thành một sứ mạng mà nhà thơ trao gởi: tham gia vào đời sống này một cách tự nhiên và vô tư nhất, bất chấp những dị biệt và ranh giới, bất chấp mọi sự hỏi đòi trầm trọng mà người ta thường gán cho chữ nghĩa, thơ ca.

Hãy bắt đêm

Nhốt trong lon đựng dế

Để đêm gáy lên

Gáy lên

Cho đến khi trời xanh

(Gáy)

Một tập thơ đáng mua để đọc giữa thời buổi chúng ta lạnh nhạt với thơ không vì một lý do gì cả.

Nguyễn Vĩnh Nguyên

(*) Đọc: Lô lô -tập thơ thứ 2 của Ly Hoàng Ly, NXB Hội nhà văn, 2005

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mạng là một cách tồn tại mới của văn chương

    25/08/2006Thụ NhânVăn chương mạng, cũng như văn chương dưới mọi hình thái tồn tại khác của nó, sẽ phải đi qua các giai đoạn sơ khởi, trưởng thành, và phát triển. Những dễ dãi, non nớt ban đầu là có, tất nhiên, và rồi nó cũng sẽ qua, tất nhiên, khi văn chương mạng đã là một hình thái tồn tại với các quy luật đào thải và tiến hóa của văn chương...
  • Văn chương mạng và những ảo tưởng của người viết

    18/08/2006Nhược điểm của văn học mạng là sự chia sẻ không đến cùng với người đọc và mầm mống căn bệnh ảo tưởng của người viết...
  • Văn chương và Ngòi bút

    13/05/2006Phan Việt, GS. TS. Lê Ngọc TràVăn học luôn luôn cần có cái mới, nhất là văn học hôm nay, khi mà bản thân đời sống đã thay đổi rồi mà văn học hình như vẫn chưa thay đổi mấy. Cái quyết định sự đổi mới ấy vẫn là nhà văn. Mà nhà văn muốn làm được thì trước hết không phải là đòi tự do để được viết mà là phải tự do vớingòi bút của mình...
  • Văn chương 2005 - tín hiệu vui và “giấc mộng bất thành”

    19/01/2006Nguyễn Hòa (nhà phê bình văn học)Văn chương năm 2005 còn nhiều chuyện để bàn và một cá nhân khó lòng bao quát hết. Hướng đi mới có sớm được xác định hay không, chắc chắn đây không phải là công việc của một người hay một nhóm người, đấy là công việc của số đông.
  • Văn chương 2004 - oằn mình giữa "nhập nhòa" cũ - mới

    03/01/2006Nguyễn Hoà"Cái mới" đang là khát vọng với những chấm phá chưa định hình và "cái cũ" hàng ngày vẫn ám ảnh đâu đó trong sự vận hành của từng cây bút - đó là tình trạng mà đã mấy năm rồi, văn học Việt Nam đang cố gắng vượt qua để chuyển mình đổi mới. Văn học năm 2004 cũng vậy, nó "nhập nhòa" giữa sự ra đời của những tác phẩm, những sự kiện khiến người ta vừa có điều gì đó để hy vọng, vừa khiến người ta không khỏi lo âu...
  • Điểm qua văn chương nửa năm con gà

    30/12/2005Nguyễn Hòa..."lượn” qua các cửa hàng sách vẫn thấy bạt ngàn những cuốn mới toanh, xanh đỏ tím vàng, nhưng đọc qua sẽ không khỏi thất vọng vì phần lớn là sách tái bản, sách tuyển tập hoặc toàn tập và vô vàn sách dịch không hiểu có liên quan đến Công ước Berne?
  • xem toàn bộ