Đừng là ngọn tre
Ngọn lửa thử vàng
- Không ít chủ trương, chính sách của cơ quan công quyền khi ra đời hoặc đem ra bàn thảo gặp những ý kiến phản biện trái chiều của tầng lớp trí thức. Anh nghĩ thế nào về việc “nhìn đâu cũng thấy chưa được” này?
Những người trí thức khi nói ra ý kiến của mình, nhất lại là theo xu hướng trái chiều thì chẳng bao giờ được lợi lộc gì cả. Vì thế, khi đã nói ra có nghĩa là người trí thức vì lợi ích chung, bất chấp lợi ích cá nhân của mình. Và hầu hết các trường hợp, người trí thức khi đã đưa đủ các luận cứ của mình, sẵn sàng đối thoại công khai thì đều với tinh thần xây dựng chứ không phải chống phá.
- Trong các vấn đề gây tranh luận, các nhà khoa học, chuyên môn liệu có đang... trầm trọng hóa vấn đề?
Tôi nghĩ là không. Những gì mà các nhà khoa học đã chỉ ra có thể nhiều người trong chúng ta chưa thấy, chưa hiểu hết hoặc chưa được chứng minh trong thực tế. Nhưng các nhà khoa học là ai? Và họ làm gì? Theo tôi, những nhà khoa học, họ tư vấn hỗ trợ hoạch định chính sách phải là những người sở hữu… cỗ máy thời gian, nghĩa là phải đưa ra những dự đoán, giả định, kế hoạch vượt trước thời gian và vượt qua lực cản để nói lên chính kiến của mình.
- Lại nói về chuyện bauxite. Khi các nhà khoa học đưa ý kiến của mình về những nguy cơ khi khai thác quặng nhôm, không ít người còn thờ ơ. Nhưng sự đồng tình của những tiếng nói có uy tín sẽ khiến những nhà chính khách không thể làm ngơ. Nhất là khi thảm họa bùn đỏ ở Hungary xảy ra, nó là một hồi chuông cảnh tỉnh cho Việt Nam. Chuyện gì sẽ xảy ra khi hàng triệu tấn bùn đỏ sẽ được treo lơ lửng trên “nóc nhà Đông Dương”?
Tôi cho rằng giới khoa học, trí thức không hề trầm trọng hóa điều gì mà còn rất lạc quan. Vì ngoài những đánh giá tác động bao giờ cũng kèm theo những giải pháp, cách làm để sửa sai. Đó mới là tinh thần xây dựng thật sự của khoa học.
Nhưng bản thân những người ra quyết định cũng rất khó lựa chọn khi có nhiều ý kiến trái chiều nhau nên không biết nghe ai mới phải...
Đương nhiên, có tranh luận, mâu thuẫn thì mới là động lực để xã hội phát triển. Khi bên nào cũng có cái lý của mình thì ta hãy đặt vấn đề lên bàn cân. Những trí thức chân chính sẽ là người sử dụng, xác lập, khẳng định và khích lệ các giá trị chuẩn. Nhờ đó, giá trị mà người trí thức này đưa ra sẽ tạo được sự đồng thuận của xã hội, đây chính là quả cân để đo lường trong các vấn đề.
- Nghĩa là người trí thức hiện đại phải là ngọn lửa sáng để cả xã hội học tập theo?
Đúng vậy, đó là ngọn lửa thử vàng. Ngọn lửa ấy sẽ giúp xã hội nhìn thấy chân lý, sẽ cho ta biết những thứ nào là nhôm, thứ nào là sắt và thứ nào mới là vàng thực sự. Đây là công cụ để xã hội thẩm định đúng - sai.
Tôi lấy ví dụ, thời của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, chúng ta đã thành lập Ban Nghiên cứu của Thủ tướng. Đây được coi là vựa tri thức (think-tank) của xã hội, góp ý cho Chính phủ trong việc hoạch định chính sách. Ban cố vấn này đã tham gia xây dựng phương án cải cách giá-lương-tiền trong những năm 1986-1990, hoặc trực tiếp soạn thảo Chiến lược 1991,… tạo tiền đề đổi mới tích cực về kinh tế cho đất nước. Khi Ban giải tán các thành viên vẫn hoạt động nghiên cứu độc lập và hiện nay đều là những chuyên gia kinh tế hàng đầu của cả nước. Dù không còn ban cố vấn, hiện nay các nhà làm chính sách vẫn thường xuyên hỏi ý kiến của các chuyên gia như Phạm Chi Lan, Lê Đăng Doanh, Vũ Quốc Tuấn,…
NGƯỜI TRẺ - ĐỪNG LÀ NGỌN TRE
- Theo như anh vừa phân tích, điều tạo nên sức mạnh của người trí thức chính là ở sự lắng nghe của nhiều phía. Nhưng để có sự LẮNG NGHE thì không dễ dàng gì?
Ý kiến của những trí thức chân chính sẽ được cộng đồng trí thức khác tìm đến. Khi những gì mà mình công bố, phát biểu được chứng minh bằng thực tế, bằng hành động thì nó sẽ “hữu xạ tự nhiên hương”.
Tuy nhiên, một số vấn đề gần đây được tầng lớp khoa học chân chính đề cập dường như bị “bỏ ngỏ”, không phải vì ý kiến đó không được lắng nghe mà có thể do nhóm lợi ích nào đó đã ngăn cản, khiến nó không thể đến được với người ra quyết định.
- Anh đã bao giờ góp ý kiến mà không được lắng nghe hoặc gặp phải phản ứng gay gắt?
Có nhiều chứ, nhất là từ khi về công tác ở Viện. Và câu chuyện đầu tiên tôi gặp đã đánh dấu một “khởi đầu sóng gió” rồi (Cười). Tôi quyết định về công tác ở đây vì ở những nơi thế này, những ý kiến xây dựng của mình sẽ đến thẳng được với lãnh đạo thành phố. Thế là tôi viết, đầy nhiệt huyết. Bài báo “Năm nghịch lý phát triển Hà Nội” được đăng trên một tờ báo của Thông tấn Xã VN. 8h có lẽ báo đến tay độc giả thì đến 9h, tôi bị gọi lên phòng Viện trưởng vì “sếp” vừa phải nhận… 5 cuộc điện thoại. Kết quả là năm đó, tôi không được danh hiệu lao động xuất sắc 6 tháng đầu năm.
Người trí thức trẻ thời hiện đại phải “cứng” trong chuyên môn nhưng lạicó sự “mềm dẻo” của mình. Mềm dẻo không phải theo kiểu “ngọn tre”, gióchiều nào xoay chiều ấy mà là phải biết đưa thông điệp của mình đếnngười nhận một cách dễ hiểu, dễ đi vào lòng người. |
- Vậy điều quan trọng để người trí thức được lắng nghe không phải ở bản thân ý kiến đó mà là ở người truyền ngôn?
Ý kiến của những người có uy tín mạnh bao giờ cũng có “sức mạnh” đáng kể. Nhưng bản thân đó phải là một ý kiến xuất phát từ cái tâm trong sáng, muốn xây dựng đất nước của chủ nhân. Nếu không, ngay lập tức nó sẽ lại bị những trí thức khác phản đối. Và bản thân ta cũng phải tạo dựng, tích lũy dần uy tín cho mình.
- Theo anh, cách làm nào là hiệu quả để những ý kiến của người trí thức trẻ thực sự được lắng nghe và đưa vào cuộc sống?
Người trí thức trẻ thời hiện đại phải “cứng” trong chuyên môn nhưng lại có sự “mềm dẻo” của mình. Mềm dẻo không phải theo kiểu “ngọn tre”, gió chiều nào xoay chiều ấy mà là phải biết đưa thông điệp của mình đến người nhận một cách dễ hiểu, dễ đi vào lòng người.
Có 4 bước mà quan trọng nhất là bước khởi đầu. Đó là trước khi chê thì phải khen, cái “chê” là nội dung chính (nhân bánh) nhưng không làm người nghe chối, vẫn tiếp thu được bởi nó được làm mềm bởi những lời khen thực lòng (ổ bánh). Làm được điều này thực sự đòi hỏi một cái tâm thiện chí và luôn muốn tiếp tục thực hiện thiện chí của mình.
Thứ hai, không nên để chỉ có một người nói. Một người nói, hai người nói không ai nghe nhưng mười người nói sẽ có một người nghe. Cứ như thế nó sẽ khích lệ sự đồng thuận trong nhân dân, trong xã hội.
Hơn nữa, ta tránh việc chỉ nói suông mà còn phải phân tích, đưa ra luận cứ đầy đủ (khi chưa đủ thì phải nghi ngờ chính mình) bằng bài viết và hành động. Điều đó sẽ tạo nên ấn tượng khiến cho người dù có “vùi đầu xuống cát” cũng vẫn phải nghe. Nhà khoa học cũng nên phối hợp với truyền thông để tạo nên sức mạnh của sự cộng hưởng. Cuối cùng, phải có những hành động cần thiết để chính kiến của mình đến được với người cần truyền đạt.
Xin cảm ơn anh!
Nguồn:Sinh viên Việt Nam
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá