Đừng viện cớ dân trí thấp!

07:09 CH @ Thứ Bảy - 06 Tháng Sáu, 2015

Dư luận lại “dậy sóng” vì những phát biểu của các đại biểu Quốc hội về dân trí thấp. Ở đây tôi thấy cần đặt ra và trả lời một số câu hỏi: Dân trí Việt Nam có thực sự thấp? Dân trí thấp có phải là lý do chính đáng để trì hoãn áp dụng các chính sách tiến bộ?


Đất nước phát triển, dân trí ngày càng cao, nhất là lớp thanh niên hiện nay - Ảnh: TNM

Tại cuộc họp đang diễn ra, một đại biểu Quốc hội bảo rằng: dự thảo luật Trưng cầu ý dân quy định chung chung có thể khiến "những người to mồm thành thiểu số", và "Dân chủ của ta có hạn, dân trí còn rất thấp, số người dân trí cao là thiểu số, trưng cầu có khi gây hại, không thể tùy tiện". Trước đó, trong phiên thảo luận về quyền im lặng trong Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi, nhiều đại biểu cũng viện dẫn dân trí thấp để không đồng tình với việc đưa quyền này vào dự thảo, dù đây là một quy định tiến bộ, được nhiều nước phát triển áp dụng từ lâu.

Còn nhớ những năm trước, khi đề cập đến Luật Biểu tình, một vài đại biểu Quốc hội cũng nói “dân trí thấp” nên cần cẩn trọng khi xây dựng luật này, trong khi các bản Hiến pháp của Việt Nam từ năm 1946 đến nay đều ghi nhận biểu tình như một quyền hợp hiến của người dân.

Nhắc lại để thấy rằng, đối với các chí sĩ, tầng lớp tinh hoa thời kỳ đó, khi nhận ra tình trạng dân trí thấp, họ đã bắt tay vào hành động để nâng cao dân trí, chứ không nại cớ “dân trí thấp” để không truyền bá và áp dụng những thành tựu văn minh, tiến bộ của thế giới. Dường như “dân trí thấp” là động lực để các chí sĩ dốc hết tâm huyết cho sự nghiệp khai hóa, dù có bị cản trở, tù đày.

Trước cách mạng tháng 8.1945, 95% dân số nước ta mù chữ. Các cán bộ Việt Minh, các đảng viên đi vận động nhân dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Và chính những người dân mù chữ ấy đã cùng với Việt Minh và cả dân tộc làm nên một cuộc cách mạng độc lập lớn lao cho đất nước.

Hơn 100 năm trước, khi chí sĩ Phan Châu Trinh cùng với Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đi khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận để vận động Phong trào Duy Tân, ông đã lấy “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” làm khẩu hiệu cho phong trào. Phương thức hoạt động của phong trào là bất bạo động, công khai hoạt động nhằm khai hóa dân tộc, giáo dục ý thức công dân - tinh thần tự do, xây dựng cá nhân độc lập - tự chủ - có trách nhiệm với bản thân và xã hội, thay đổi tận gốc văn hóa - tâm lý - tính cách - tư duy - tập quán của người Việt, phổ biến các giá trị của nền văn minh phương Tây như pháp quyền - dân quyền - nhân quyền - dân chủ - tự do - bình đẳng - bác ái, cải cách trên mọi lãnh vực. Phong trào thực hiện mục tiêu cải tạo con người và xã hội Việt Nam thông qua cải cách giáo dục (bỏ lối học từ chương, phát động phong trào học quốc ngữ), mở mang công thương nghiệp, chấn hưng công nghệ, bỏ mê tín dị đoan, kêu gọi cắt tóc ngắn, cắt ngắn móng tay… Thời điểm này, Phan Châu Trinh viết “Tỉnh quốc hồn ca” để kêu gọi mọi người canh tân đời sống.

Nhắc lại để thấy rằng, đối với các chí sĩ, tầng lớp tinh hoa thời kỳ đó, khi nhận ra tình trạng dân trí thấp, họ đã bắt tay vào hành động để nâng cao dân trí, chứ không nại cớ “dân trí thấp” để không truyền bá và áp dụng những thành tựu văn minh, tiến bộ của thế giới. Dường như “dân trí thấp” là động lực để các chí sĩ dốc hết tâm huyết cho sự nghiệp khai hóa, dù có bị cản trở, tù đày.

Trước cách mạng tháng 8.1945, 95% dân số nước ta mù chữ. Các cán bộ Việt Minh, các đảng viên đi vận động nhân dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Và chính những người dân mù chữ ấy đã cùng với Việt Minh và cả dân tộc làm nên một cuộc cách mạng độc lập lớn lao cho đất nước.

Hồ Chủ tịch khi đó giải thích tình trạng dân trí thấp của nước ta là do hậu quả của chính sách ngu dân thời kỳ thực dân – phong kiến. Bản Tuyên ngôn độc lập cũng đề cập rằng, thực dân Pháp “lập ra nhà tù nhiều hơn trường học” cốt để bào mòn trí tuệ của nhân dân và dùng sự dốt nát để nô dịch dân ta. Khi giành được chính quyền, Việt Minh đã không chê “dân trí thấp” mà coi “nâng cao dân trí” là nhiệm vụ của mình. Chính quyền mới đã phát động phong trào “diệt giặc dốt”, cùng với phong trào “diệt giặc đói”. Các lớp “bình dân học vụ” được mở ra miễn phí, cán bộ Việt Minh, các nhà nho, nhà giáo dạy chữ cho dân, vì phải diệt “giặc dốt” thì đời sống mới mau khá lên, và đất nước mới mau cường thịnh.

Nhắc lại những điều nói trên để thấy rằng: dân trí hiện nay, cứ cho là còn thấp, thì cũng không phải là nguyên cớ để hạn chế việc thi hành và áp dụng những luật thiết yếu cho đời sống, cũng như không thể là nguyên cớ để không coi người dân là chủ thể đích thực của đất nước, của quyền lực tối thượng quyết định những vấn đề hệ trọng của quốc gia. Nếu cho rằng dân trí còn thấp, thì các vị đại biểu Quốc hội và “đầy tớ của nhân dân” nói chung phải coi “nâng cao dân trí” phải là nhiệm vụ hàng đầu, để bất cứ vấn đề gì liên quan đến dân sinh thì các “đầy tớ” có một “ông chủ” nghiêm minh, sáng suốt mà hỏi ý kiến.

Còn nếu nhìn vào thực tế, những thành tựu kinh tế, xã hội do dân tạo nên sẽ là những câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi: dân trí Việt Nam có thực sự thấp hay không? Chỉ tính riêng việc các đại biểu Quốc hội có hội trường mát lạnh để thảo luận những vấn đề quốc kế dân sinh cũng đã là một minh chứng về dân trí.

Nguồn:Thanh Niên
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Khai dân trí” phải đi liền với “chấn dân khí”

    05/12/2017Cát Khuê ghiTrước hiện trạng truyền thông mạng đang nhiễu loạn với các thông tin lá cải tràn ngập, soi mói đời tư, gián tiếp và trực tiếp xúc phạm đến con người (loạt bài “Truyền thông: những chuyện không tử tế” Tuổi Trẻ), TS Bùi Văn Nam Sơn chia sẻ thêm với Tuổi Trẻ...
  • Dân trí và Dân khí

    22/03/2016Trần Đình HượuTrong giới lãnh đạo và giới hiểu biết ở ta hiện nay thường nói đến “dân trí”, coi đó là một giải pháp cơ bản để giải quyết tình hình. Cách nhìn nhận thực tế và hình dung cách giải quyết tuy khác nhau, nhưng đều xuất phát từ một cơ sở thực tế. Quy trách nhiệm cho “dân trí” và coi chìa khoá để giải quyết khó khăn là “khai dân trí” cũng là chỗ được nhất trí rộng rãi...
  • Dân trí và sức phát triển của một dân tộc

    09/10/2015Nguyễn Tất ThịnhTôi cứ suy nghĩ mãi về lời một người bạn nước ngoài khi anh ta nói với tôi rằng : Ai cũng biết sau Thế chiến thứ hai, Nước Đức ở Phương Tây và nước Nhật ở Phương Đông chỉ còn có hai thứ : đó là những đống đổ nát tro tàn, và còn lại những con người với nền văn hóa vĩ đại của họ...
  • Đôi điều góp thêm về dân trí nước nhà

    14/07/2014TS Trần Hồng LưuGần đây, khi đọc tờ ANTG thứ bảy, số 730, ra ngày 16/2/2008, của tác giả Hồng Hạc, về "Phát huy dân trí như thế nào?", tôi rất tâm đắc và muốn góp thêm một số ý tưởng nhằm cụ thể hóa hơn diện mạo dân trí nước ta và một vài giải pháp để chấn chỉnh diện mạo đó...
  • Phản ánh mặt bằng dân trí của xã hội Việt Nam

    20/09/2013N.C.Khanh ghiTrao đổi về những hình ảnh phản cảm tại lễ hội Khai ấn đền Trần (Nam Định), PGS.TS Bùi Quang Thắng (Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam) cho
    rằng, không thể đổ lỗi cho người dân, bởi những gì diễn ra tại đây phản
    ánh mặt bằng của xã hội Việt Nam....
  • Sách "chấn hưng dân trí" bị ghẻ lạnh như thế nào?

    19/05/2013Hồ Hương GiangNhững đầu sách được đánh giá là tinh hoa và "chấn hưng dân trí" cũng chỉ bán được chừng 2000 bản.
  • Nghĩ về nâng cao dân trí!

    14/06/2012Thành LuậnCó những sự việc xảy ra gần đây khiến nhiều người không khỏi nghĩ về dân trí và nâng cao dân trí...
  • Dân trí và quan trí

    14/07/2010Bá KiênLâu nay, chúng ta vẫn hô hào phải nâng cao dân trí, thậm chí đã có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được đưa ra nhằm mục đích nâng cao dân trí. Tuy nhiên, ít ai bàn đến việc phải nâng cao quan trí. Nhân chuyện Quốc hội sôi nổi bàn luận trách nhiệm của bộ trưởng này, đề cập việc bỏ phiếu tín nhiệm, có người đặt vấn đề đã đến lúc phải nâng cao cả quan trí...
  • Dân trí trong phát triển xã hội

    26/03/2008Trần Sĩ ChươngDân có giàu thì nước với mạnh. Dân có giàu thì dân mới có được tính độc lập và có cái thế để tạo nên lực, từ đó mới thể hiện được quyền dân chủ của mình. Lực của quan và dân có tương đối cân bằng thì Nhà nước với nhân dân mới có thể cùng phấn đấu cho mục tiêu phát triển chung của đất nước...
  • "Giáo trí”- cuộc cách mạng đầu tiên để nâng cao dân trí

    02/05/2006“Muốn phát triển kinh tế xã hội phải nâng cao dân trí. Việc đầu tiên để nâng cao dân trí là nâng cao “giáo trí”. “Giáo trí”, “dân trí” được nâng cao, đây chính là nền tảng để nâng cao “quan trí”. Quan trí được nâng lên xứng tầm là cơ sở để giải quyết mọi vấn đề về kinh tế xã hội...
  • Dân trí và Dân khí

    03/10/2005GS. Trần Đình HượuHiện nay chứng ta thường nói đến việc nâng cao " dân trí", là một trong những giải pháp cơ bản đế giải quyết những tệ nạn trong xã hội , tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khoảng cách ngày càng xa với các nước... Về mặt chiến lược lâu dài thì dân trí là một trong những khâu quan trọng nhất. Còn trước mắt biện pháp tình thế là gì? Dân trí hay dân khí?
  • Lỗi của dân trí?

    11/11/2003Thư HoàiXả rác, phóng uế bừa bãi nơi công cộng, đi lại lộn xộn trên đường phố, đeo bám quấy nhiễu du khách, mở nhạc to hết cỡ làm náo động cả xóm trong đêm... Lý giải những thói xấu đó nhiều người cho là tại dân trí còn thấp, cần nhắc nhở giáo dục. Nhưng ở đây, có thật là do dân trí thấp?
  • Lỗi của dân trí hay của nền giáo dục?

    19/04/2003Xả rác, phóng uế bừa bãi nơi công cộng, đi lại lộn xộn trên đường phố, đeo bám quấy nhiễu du khách, mở nhạc to hết cỡ làm náo động cả xóm trong đêm... Lý giải những thói xấu đó nhiều người cho là tại dân trí còn thấp, cần nhắc nhở giáo dục. Nhưng ở đây, có thật là do dân trí thấp hay do nền giáo dục?
  • xem toàn bộ