Sách "chấn hưng dân trí" bị ghẻ lạnh như thế nào?
Những đầu sách được đánh giá là tinh hoa và "chấn hưng dân trí" cũng chỉ bán được chừng 2000 bản.
Cuộc tọa đàm thông báo về giải thưởng Phan Châu Trinh 2012diễn ra chiều 25/03 và từ đó người ta cũng biết thêm một sự thật đáng buồn. "Nhữngvấn đề được quỹ VH Phan Châu Trinh quan tâm và trao giải càng ngày càngđa dạng và có uy tín. Thế nhưng tình trạng bán sách thì không khá hơn. Có lẽ những ngườithật sự quan tâm đến sách thì không có nhiều tiền và những người cónhiều tiền thì không quan tâm đến sách lắm" - ông Chu Hảo - Phó chủ tịch điều hành Quỹ nói.
Một số tác phẩm dịch của ông Phạm Duy Hiển (bút danh Phạm Nguyên Trường)
TS Chu Hảo cũng nhắc thêm về sự thay đổi của văn hóa Mạnh Thường Quân trong nhiều năm gần đây. Nếu như khởi đầu của văn hóa Mạnh Thường Quân là sự tài trợ, bảo trợ cho văn hóa, giáo dục, khoa học và nghệ thuật, thì Mạnh Thường Quân ở Việt Nam ngày nay thường rót tiền cho các giải bóng đá hay các cuộc thi hoa hậu, người đẹp.
"Không còn được như xưa nữa. Bây giờ họ muốn hìnhảnh của mình được quảng bá ngay tập tức tới hàng triệu người. Họ chưamuốn tài trợ cho những cái không thể đánh bóng tên tuổi được nhanh.Trước đây, ở Châu Á, Mạnh Thường Quân đã đóng góp nhiều cho các văn nghệsĩ. Còn ở Châu Âu họ bảo trợ cho khoa học. Khoa học phương Tây có thểphát triển được mạnh mẽ cũng một phần nhờ có các Mạnh Thường Quân. Bâygiờ truyền thống đó vẫn còn, như ở trường Harvard chẳng hạn".
Giải thưởng Phan Châu Trính sẽ chính thức được traovào 19h00 ngày 29/03 tại thành phố Hồ Chí Minh, với sự tham gia của chủtịch quỹ Nguyễn Thị Bình và các tác giả nhận giải Dịch thuật và Vì sựnghiệp văn hóa và giáo dục. Vài ngày trước, bà Nguyễn Thị Bình đã có mặttại Pháp, đích thân trao giải thưởng Nghiên cứu và Việt Nam học cho GSLê Thành Khôi và TS Philippe Langlet.
Giải thưởng văn hoá Phan Châu Trinh 2012 - Ông Lê Thành Khôi: Giải thưởng Nghiên cứu (2012) - Ông Philippe Langlet: Giải Việt Nam học (2012) - Ông Vũ Đức Hiếu: Giải vì sự nghiệp văn hóa và giáo dục (2012) - Ông Chu Tiến Ánh: Giải thưởng Dịch thuật (2012) - Ông Phạm Duy Hiển: Giải thưởng Dịch thuật (2012) - Bà Bùi Trân Phượng: Giải vì sự nghiệp văn hóa và giáo dục (2012) |
Nội dung khác
Sương xuân và hoa đào
16/01/2023Nhà văn Vũ Thư HiênSớ Táo quân 2023
16/01/2023Bùi Chí VinhNguyễn Ái Quốc và những nhà cách mạng ái quốc Việt Nam trên đất Pháp năm 1922
16/01/2023Nguyễn Văn GiácNhững bí mật của Tết
31/01/2022Nhà văn Nguyễn Quang ThiềuTruyền thông đã định hướng 9 truyền thống của văn hóa Tết Nguyên Đán dẫn đến chủ nghĩa tiêu dùng, hài rẻ tiền và tâm thức nguyên thủy tại Việt Nam
14/02/2021Hà Thủy NguyênChuyện lo tết thời bao cấp
22/01/2020Ngô MinhTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáAi đọc sách nghiêm túc?
19/05/2013Thanh HuyềnTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngBiết mình và biết người
11/01/2011Nguyễn Văn Trọng