Dự báo chiến lược: Khó nhưng rất cần
Tháng 9/2008, Lehman Brothers nộp đơn xin phá sản, gây dư chấn và đẩy nhanh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay. Trước đó, tháng 9/2001, nước Mỹ bị tấn công khủng bố. Tháng 9/1989, Ba Lan chính thức rời khối XHCN. Tất cả những sự kiện đó, ngoài mẫu số chung là xảy ra vào tháng 9 còn trùng hợp ở một sự thực khác: không ai dự báo được.
Liệu chúng ta có thể dự báo được tình hình quốc tế và chính sách của các nước? Độ chính xác sẽ như thế nào? Những câu hỏi trên đã cuốn hút các học giả và giới hoạch định chính sách ở nhiều quốc gia, trong nhiều thế hệ qua.
Khoa học dự báo
“Nguy cơ” và “Khó lường” là hai khái niệm trung tâm của khoa học dự báo. Theo Viện quốc tế về khoa học dự báo, DDH Pennsylvania, khoa học dự báo bao gồm đánh giá chủ quan và phương pháp định lượng. Nhưng quan điểm chung là dự báo cần dựa trên “cứ liệu và nguyên tắc”, thay cảm tính bằng cơ sở khoa học. Chẳng hạn, việc lặp lại thao tác quan sát đối với cùng một hiện tượng trong một thời gian sẽ giúp giảm thiểu yếu tố bất khả tri.
Các nhà nhà nghiên cứu thường cố gắng trả lời câu hỏi: Liệu lịch sử có lặp lại hay không? Thực vậy, chiến tranh vẫn tiếp tục xảy ra trên địa cầu của chúng ta. Nguyên nhân không khác nhiều so với các cuộc chiến tranh trước đây nhưng thể hiện ở nhiều hình thái mới. Ví dụ, trước đây người ta nhấn mạnh đến chiến tranh tổng lực, chiến tranh bộ binh, ngày nay quân đội các nước còn phải chú ý tới chiến tranh công nghệ cao, chiến tranh thông tin hay chiến tranh “bất cân xứng” – là chiến tranh giữa những đối thủ không tương xứng về sức mạnh như giữa Bin Laden và nước Mỹ.
Vấn đề cốt tử là độ chính xác. Người ta thường so sánh dự báo tình hình thế giới với dự báo thời tiết, theo hàm ý tiêu cực: Không thực sự đáng tin. Hệ thống đo lường các cú sốc tương lai tinh vi của các nước khoa học tiên tiến như Mỹ cũng dự báo thiếu chính xác. Ví dụ, báo cáo Các xu hướng toàn cầu năm 2010 của CIA công bố năm 1997 – 1998 và cuộc khủng hoảng 10 năm sau vào năm 2008. Tương tự như vậy, bản báo cáo năm 2000 không đưa được bất kỳ tiên liệu nào về sự kiện tấn công khủng bố ngày 11/9/2001.
Trong khi đó, thế giới ngày càng trở nên phức tạp và khó lường hơn.
Dự báo, dự đoán và dự liệu
Xét về mức độ tin cậy, dự báo (forecasting, projection, prognosis) cao hơn dự đoán (guessing predicting, crystal ban gazing) bởi dự báo sử dụng những cứ liệu khoa học thay vì chỉ phỏng đoán kết quả) một cách cảm tính. Người ta nói dự báo thời tiết chứ không nói dự đoán thời tiết. Ngược lại những người hâm mộ bóng đá có thể tham gia "dự đoán", chứ không "dự báo" kết quả trận đấu. Dĩ nhiên, nâng cao chất lượng của dự đoán là công việc đầy khó khăn.
Nhằm phần nào hạn chế thách thức này, Alvin Toffler, nhà tương lai học, tác giả của những cuốn sách nổi tiếng như Cú sốc tương lai, Thăng trầm quyền lực và Làn sóng thứ ba nhấn mạnh dự liệu (anticipation) hơn là dự báo. Từng làm cố vấn cho Bộ Quốc phòng Mỹ, ông khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách tập trung nhiều hơn vào khâu chuẩn bị thay vì dành phần lớn thời gian và công sức phán đoán tình hình thế giới.
Tương tự như vậy là trường phái xây dựng các kịch bản. Trên cơ sở xem xét các kịch bản, người ta sẽ đưa ra nhận định về tình huống nào sẽ có khả năng xảy ra nhất. Tuy nhiên, việc xây dựng kịch bản chỉ khả thi về lý thuyết nhưng khó trong thực tiễn. Với chiến lược hai cuộc chiến tranh rưỡi", Lầu Năm Góc tiên liệu khả năng tham chiến đồng thời hai cuộc chiến tranh khu vực và một cuộc chiến tranh quy mô nhỏ hơn. Quân đội Mỹ không đủ sức dàn trải trường hợp xảy ra ba cuộc chiến tranh khu vực trở lên.
Nhóm các giáo sư khoa học chính trị ở Đại học Tổng hợp
GS. Jim Dator, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tương lai, đả phá tư duy “định mệnh” một cách mạnh mẽ: bất cứ một lập luận nghiêm túc nào về tương lai cũng sẽ đều trở nên nực cười; chúng ta phải có trách nhiệm về hành động của chúng ta: thói quen sinh hoạt, tiêu dùng, bảo vệ môi trường. Đó cũng là mô hình triết gia Đức Immanuel Kant gợi ý. Khác với Aristotle, Kant đề cao hơn khía cạnh trách nhiệm so với lý tưởng đạo đức đơn thuần.
Xác suất
Công cụ “xác suất" (probability) giúp lượng hóa những tình huống "nguy hiểm”, "khó lường”. Điều này có thể được diễn tả đơn giản như sau. Nếu tung một đồng xu, chúng ta sẽ có xác suất 50% ngửa hoặc sấp. Thay vì lâm vào một tình huống hoảng loạn, các nhà hoạch định chính sách liên quan đến sự kiện tên lửa Cu ba vẫn có thể phấn đấu cho xác suất 50% các bên tháo ngồi nổ, tức là hoặc Liên Xô rút hoặc Mỹ nhân nhượng để ngăn thảm họa hạt nhân.
Dĩ nhiên, sẽ có những tình huống khó đi đến kết luận xác suất hơn. Khả năng tăng giá kịch trần của một cổ phiếu là xác suất khó xác định, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, kể cả hành vi của "đám đông” cổ đông. Tuy vậy, đây cũng là công cụ hữu hiệu. Ví dụ, đối với dự báo dân số, công cụ xác suất có thể chỉ ra sự phân bổ của từng biến số riêng lẻ. Chẳng hạn, có dự báo 80% tỷ lệ xác suất dân số thế giới sẽ nằm vào khoảng từ 8- 10 tỷ vào năm 2100, trong đó 90% xác suất tỷ lệ nữ giới sẽ cao hơn so với nam giới.
Phân tích xu hướng
Đây cũng là một cách tiếp cận ưa thích. Trên cơ sở phân tích chiều hướng diễn biến của sự việc trong quá khứ gần và hiện tại (trend analysis, tíme-series), đồng thời tổng hợp đánh giá những yếu tố có thể tác động, các nhà dự báo có thể phác họa những đường nét cơ bản trong tương lai của tình hình thế giới và chính sách đối ngoại các nước.
Qua theo dõi diễn biến những chỉ số sức mạnh cơ bản, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Mỹ sẽ duy trì vị trí siêu cường duy nhất cho đến ít nhất là năm 2025. Quy mô nền kinh tế, tiềm lực quốc phòng, ảnh hưởng chính trị không dễ đột biến trong trung hạn. Những sự kiện như 11/9 tuy có làm đồ thị sức mạnh nước Mỹ từ nay đến năm 2025 có chỗ hõm xuống, nhưng không thay đổi lớn về hướng đi. Trên cơ sở đó, một số nhà khoa học đã đưa ra dự báo: Trung Quốc sẽ bắt kịp Mỹ vào khoảng năm 2025 nhưng rồi bị Mỹ vượt trở lại vào năm 2075.
Các lý thuyết về quan hệ quốc tế
Các nhà phân tích chiến lược phương Tây còn sử dụng các lý thuyết cơ bản về quan hệ quốc tế để dự báo, dựa trên những giả định mà họ cho là đúng với khung lý thuyết nào đó. Ví dụ, thuyết hiện thực (realism) sẽ dự báo rằng xung đột Mỹ - Trung là khó tránh khỏi. Quốc gia nào cũng muốn chiếm vị trí bá quyền trong hệ thống, do vậy, mà không mấy tin vào khả năng hợp tác với "đối thủ”, theo tưởng tượng hay trên thực tế.
Trong khi đó, những người theo chủ nghĩa tự do (liberalism) sẽ không dự đoán một tình huống đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc trong tương lai gần, vì họ cho rằng các thể chế quốc tế và lợi ích của sự hợp tác sẽ làm giảm thiểu xung đột.
Thuyết kiến tạo (constructivism) lại cổ xúy việc tăng cường giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội và xây dựng những giá trị chung, nhằm tạo nên một tương lai tích cực hơn cho các quốc gia. Ví dụ, bằng cách phổ biến "phương cách ASEAN" các nước ASEAN sẽ có cơ sở để xây dựng được môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Và còn nhiều cách tiếp cận khác nữa…
Mỗi một phương pháp trên đều có mặt mạnh riêng. Tuy nhiên, do việc ứng dụng đòi hỏi tính nhất quán, nên các nhà hoạch định chính sách chỉ có thể vận dụng một trong các phương pháp trên. Nếu sử dụng nhiều phương pháp, các nhà khoa học và hoạch định chính sách cần tiến hành chúng một cách độc lập. Thế giới là phức tạp, nhưng có lẽ như các nhà vật lý lượng tử lập luận, trong sự hỗn độn vẫn có những quy luật.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005