Đời người như bóng câu qua cửa

04:10 CH @ Thứ Bảy - 16 Tháng Giêng, 2016

Câu thành ngữ phương Đông đó dạy ta điều gì. Đó là trách nhiệm sống ở đời.

Đời người không dài lắm; kể cả trong thời đại ngày nay tuổi thọ của con người có tăng lên đáng kể. Ví đời người như bóng câu qua cửa sổ là cũng để diễn tả rằng: Anh ta mới ngày nào đó mà đã ra đi rồi, nhanh như đàn chim câu trắng thoắt hiện trong cửa bỗng thoắt biến ra ngoài cửa hoặc như đàn ngựa ngoài đường vụt nhanh qua cửa nhà mình.

Do vậy mà con người khi đang sống phải sống như thế nào cho ra sống, cho xứng đáng với non sông, đất nước, đất nước; sống phải có ích, phải để lại cho đời những điều có lợi cho sự phát triển.

Thời gian là vàng là ngọc; phải tranh thủ, phải trân trọng, phải biết sử dụng nó một cách có ích. Thời gian là một dòng chảy thẳng, đều đặn liên tục; không bao giờ dừng lại chờ người chậm chạp, càng không bao giờ quay lại cho kẻ nhỡ tay, sẩy chân sửa sai. Chớ để cho thời gian trôi qua vô vị để rồi đến khi hối tiếc thì đã muộn.

Trên đời này không thiếu người cứ sống theo thói quen, để cho ngày tháng lặng lẽ trôi qua, không hề luyến tiếc. Đến khi về già nhìn lại thật buồn cho một đời người lãng phí. Khi đó có muốn dạy lại điều gì cho con cháu thì cũng không đủ can đảm để thực hiện.

Không có mùa xuân quanh năm nhưng có tâm hồn trẻ mãi

Mùa xuân là thời gian đầu năm có thời tiết và quang cảnh thiên nhiên đẹp nhất, phù hợp với tình cảm nhu cầu thẩm mỹ của con người. Nó nằm trong những tháng ngày nhất định rồi cũng phải nhường chỗ cho những mùa khác (hạ, thu, đông).

Trên đời này ở hành tinh này không có mùa xuân quanh năm, cũng không có mùa xuân vĩnh cửu.

Song tâm hồn con người thì vẫn có thể trẻ mãi dù cho năm tháng lần lượt trôi đi, tuổi tác chồng chất, da dẻ nhăn nheo, chân tay mềm yếu. Để cho tâm hồn cằn cỗi (tri thức hao mòn, tình cảm khô khan, ý thức thấp kém…) nhất là trong khi tuổi chưa cao là tự xóa bỏ mình, tự xóa bỏ mùa xuân trong lòng mình, tự cắt ngắn đời mình.

Trên thực tế, không ít người có tâm hồn trẻ mãi. Bác Hồ khi đã về già vẫn luôn lạc quan, yêu đời, tin tưởng vào nhân dân, và tương lai đất nước, vẫn ham đọc sách, làm thơ và vui chơi với các cháu trong lúc vẫn lo toan bộn bề công việc hệ trọng. Nhà văn Nguyễn Tuân khi đã bước vào tuổi cao ông vẫn rất nhiều bạn bè, vẫn hàn huyên mọi chuyện trên đời kể cả chuyện tình yêu trai gái.


Tâm hồn cằn cỗi - mất trẻ, trí óc mẫn tuệ - chẳng già

Sự già trẻ của con người không hoàn toàn phụ thuộc vào thể xác và tuổi tác, nhất là tính tình và phong cách sống.

Có những người còn trẻ, chỉ mới khoảng ba, bốn mươi tuổi mà tính tình và phong cách sống cứ như ông cụ non. Nhưng lại có không ít người già, tuổi đã sáu, bảy mươi tuổi song tính tình và phong cách sống lại trẻ trung hoạt bát chẳng kém mấy thanh niên.

Những điều nghịch lý đó thường phụ thuộc vào tâm hồn trí tuệ con người. Khi mà tâm hồn nghèo nàn cằn cỗi, trí óc rỗng tuếch thì con người dù còn ít tuổi cũng đã mất hết sức sống trẻ trung. Nhưng khi tâm hồn còn phong phú, trình độ hiểu biết dồi dào luôn cập nhật với các vấn đề thời cuộc thì dẫu đã nhiều tuổi vẫn không già.

Thành ngữ phương Đông có câu: “Đừng sợ sự già nua của tuổi tác, chỉ sợ sự cằn cỗi của tâm hồn”. Tục ngữ của vùng Đông Âu có câu: “Tâm hồn cằn cỗi, mất trẻ; Trí óc mẫn tuệ, chẳng già”.

Rõ ràng những tư tưởng lớn đã gặp nhau. Trong thời đại ngày nay càng phải hết sức coi trọng việc trau dồi cho mình một tâm hồn tươi tắn, một tiềm năng hiểu biết cần thiết và phong cách sống văn minh, hòa nhập.


Không sợ già, chỉ sợ tâm hồn cằn cỗi

Già, trẻ là những kết quả tự nhiên của sự biến động thời gian. Người nhiều tuổi bước vào tuổi hưu người ta thường coi là tuổi già. Đó là lẽ tự nhiên, là điều thường tình không có gì phải sợ. Vả lại có sợ, nó cũng đến; quy luật muôn đời mà. Ta cố gắng ăn uống, ngủ, chơi bời, làm việc điều độ thì sức khỏe giữ được lâu, tốc độ lão hóa của cơ thể cũng chậm lại.
Điều quan trọng thực sự đáng sợ là sự cằn cỗi của tâm hồn. Có không ít người, tuổi chưa nhiều nhưng đã lo sống gấp, tự xóa bỏ hết mọi nhu cầu văn hóa trí tuệ. Tâm hồn của con người có bị sự chi phối bởi tuổi tác nhưng nó còn bị sự chi phối của nhiều yếu tố khác như sự tích lũy tiềm năng trí thức, sự tu dưỡng tính tình, tư cách, tư tưởng, quan hệ bạn bè, môi trường sống… Sinh hoạt tâm hồn là một dạng hoạt động vật chất khác. Nó rất cần cho cuộc sống của con người, nó duy trì và phát huy hiệu quả làm việc, nó làm tăng khả năng cảm nhận, cảm thụ và thưởng thức cái hay, cái đẹp trên đời.

Bước vào tuổi già mà tâm hồn còn phong phú, trẻ trung thì cũng hạn chế được rất nhiều mặt khó tính do tuổi tác mang lại. Sự phong phú, trẻ trung của con người dễ làm cho ta quên sự già nua của tuổi tác, luôn luôn cảm thấy yêu đời và lạc quan và do đó tuổi thọ cũng dễ được kéo dài. Đó là hạnh phúc lớn lao của con người và cũng là may mắn lớn cho con cháu.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những giấc mơ từ cha tôi

    22/05/2016Chiến thắng của Barack Obama trong cuộc đua vào Nhà Trắng cũng là sự khẳng định thị trường xuất bản VN quả rất nhạy cảm với thời sự chính trị của... Hoa Kỳ: hiện có ba tập sách về Obama vừa được thực hiện ngay trước khi có kết quả chính thức bầu cử ở Mỹ. Công ty Vina Book đã phối hợp với NXB Văn Học tung ra tập sách của Obama: Những giấc mơ từ cha tôi ngay từ tháng 10...
  • Con người - Đời người - Làm người

    28/03/2016TS. Hồ Bá ThâmĐây thật sự là vấn đề triết học nhân văn mà chưa thấy bàn nhiều ở nước ta với một tư cách là một chuyên đề độc lập trong các giáo trình và các chuyên luận. Hồ Chí Minh cho rằng: mọi vấn đề qui đến cùng là vấn đề ở đời và làm người. Các triết học và tôn giáo ít hoặc nhiều đều động chạm đến vấn đề đó với các góc độ, khía cạnh khác nhau...
  • Sự sống sau cái chết- Bí ẩn lớn nhất của sự sống

    08/08/2015Khánh PhươngSự sống sau cái chết là cuốn sách quan trọng trong sự nghiệp của bác sĩ chuyên khoa thần kinh đồng thời là nhà tâm linh học Deepak Chopra, chọn chủ đề cái chết, nghiên cứu nó trên góc độ những năng lượng siêu tự nhiên để soi sáng lại mối quan hệ giữa con người và vũ trụ bao la, đồng thời tạo lập một chủ thuyết nhân sinh táo bạo và chấn động...
  • Đời người và những quy luật của tự nhiên

    12/11/2010Trong cuộc sống, chúng ta thường suy ngẫm: Tại sao cũng là người mà lại có số phận khác nhau. Tại sao cái phải bỏ ra và cái thu được lại không tỉ lệ thuận với nhau. Có cách nào để hiểu biết tương lai, tránh khỏi hiểm họa, đi đến thành công. Tất cả những câu hỏi đó không phải lúc nào chúng ta cũng tìm thấy câu trả lời thỏa đáng. Quyển sách của giáo sư Valentin Kovalev sẽ giúp chúng ta giải mã những vấn đề đó...
  • Siêu hình sự chết

    23/11/2009Arthur SchopenhauerChết chính là vị thần gợi hứng và vị thần hướng dẫn của triết học, và chính vì thế mà Socrate từng định nghĩa triết học là sự lo chết. Thiếu cái chết, thật khó mà triết lý. Vậy thiết tưởng ta nên viết nên một ý nghĩ đặc biệt về nó vào đầu cuốn sách cuối cùng, đứng đắn nhất và quan trong nhất của chúng ta.
  • Vượt qua điểm chết cuộc đời

    19/09/2009Nguyễn Thị Thùy Dương
    S-curvelà tên gọi của đường cong dùng để mô
    tả quá trình hình thành và phát triển của các sự vật hiện tượng trong đời sống
    con người. Mọi sự vật hiện tượng trên cuộc đời này đều tuân theo quy luật mà
    đường cong này thể hiện. Nó được tạm dịch là đường cong S. Hay dùng đúng với
    nguyên gốc tiếng Anh là S-curve. Đó là quá trình: Xuất phát – Tăng tiến – Chững
    lại - Tụt dốc. Với sự sống đó chính là quá trình: Sinh - lão - bệnh - tử.....
  • Định vị và định hướng Giá trị Đời người

    12/09/2009Nguyễn Tất ThịnhTriết lý của cuộc sống là hành trình.
    Để hành trình phải định vị.
    Muốn định vị phải phản tỉnh.
    Phản tỉnh ư? Hãy soi lại bản thân. Động lực là Khát vọng, điều cốt lõi là Đức tin... và Mục tiêu ư? Thật ra không quan trọng lắm đâu, cách chúng ta Đi mới là cốt yếu của Nhân Sinh Quan!
  • Cái chết đầy tự trọng

    04/06/2009Nguyễn Hoàng HàTrung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật vẫn tự cho mình là xứ sở của đạo lý thánh hiền. Người ta thường nhắc lời của Khổng Tử nói rằng: "Làm người phải biết tự trọng và biết xấu hổ khi làm việc không tốt, còn làm lãnh đạo đất nước thì càng phải biết tôn trọng nhân phẩm danh dự và càng phải biết xấu hổ."
  • Sau khi chết, “Chúng ta là ai”?

    17/04/2009Nhà văn Xuân CangCon người ta có linh hồn, khi còn sống thì cảm nhận sự vật bằng thể vía, khi chết thì linh hồn ra khỏi cơ thể và tiếp tục một đời sống riêng, vĩnh cửu. Và con người không phải chết là hết. Đó là một trong những nội dung được nhiều người quan tâm từ cuốn "Chúng ta là ai" của GS - TS Đoàn Xuân Mượu.
  • Chấp nhận cái chết của bạn

    13/02/2009David ViscottCuộc sống này có ý nghĩa gì nếu bạn không chấp nhận cái chết của chính mình?
    Đừng để sự ám ảnh về cái chết cản trở cuộc sống của bạn.
    Bạn không bất tử và bạn là điều quý báu trên cuộc đời này, vì vậy bạn mới gặp phải vấn đề này...
  • Cái chết là sự sáng tạo của sự sống?

    28/07/2007Hồng Hiệp (theo Economic Times)Có thể tìm thấy động lực sáng tạo trong mối quan hệ giữa sự sống và cái chết. Trong đó, giá trị tinh thần cao cả nhất của cuộc sống có thể bắt nguồn từ những ý nghĩ và nghiên cứu về cái chết...
  • Đi giật lùi về tương lai

    28/03/2007Luật gia Cao Bá QuátNếu chỉtựngắm nhìn mình, ta đang có những bước tiến an ủi nhưng so với tốc độ phát triển của nhiều nước khác, có lẽ chúng ta đang đi giật lùi về tương lai. Điều đó có thể lý giải phần nào hiện tượng ta vẫn thấy tiến hơn trước, ngày càng xa điểm xuất phát nhưng càng tiến thì lại càng tụt hậu so với các nước.
  • Người cao tuổi

    04/10/2006GS. Tương LaiLớp người thuộc tuổi "xưa nay hiếm" xem ra không còn hiếm nữa. Tuổi thọ trung bình của nước ta cũng đã vượt qua 70. "Người cao tuổi”của nước ta đang là một lực lượng xã hội hùng hậu. Đó là một “vốn xãhội" rất quý...
  • Cộng trừ nhân chia đời người

    06/12/2005Quảng DươngNguyên tố cơ bản của sinh mệnh là thời gian, thời gian là một chuỗi con số khó khăn đơn điệu nhưng lại thần kỳ. Muốn đem chuỗi số này đến một môi trường tất để phát huy tới cực điểm, đòi hỏi phải học được cách giải tổng hợp.
  • xem toàn bộ