Định mệnh và tự do lựa chọn

06:54 CH @ Thứ Bảy - 19 Tháng Chín, 2015

Bảo vệ chúng ta trước một kết cục không hay do cách xử sự không chín chắn có thể là một suy nghĩ hướng tới tương lai, tức là sự đánh giá những quyết định hiện vừa được đưa ra không từ khoảng cách gần kiểu “tại đây và ngay bây giờ” mà là cố gắng nhìn, nhận xem sau 10 năm nữa chẳng hạn, chúng ta sẽ đánh giá chúng như thế nào từ khoảng cách của cả một cuộc đời. Hình thức mang tính cực đoan của cách tư duy nhìn từ tương lai đã được thể hiện trong câu châm ngôn “memento mori” (Đừng quên cái chết).

Những thành tựu đạt được ở một giai đoạn nhất định của cuộc đời cũng có thể là lý do khiến người ta “tính toán lại cuộc đời”. Cuộc tính toán đầu tiên có thể do là tính toán mở đầu, khi một người trẻ tuổi cân đong đo đếm những khả năng và cơ hội, dệt những ước mơ của cuộc đời mình, “đo lại sức lực để thực hiện ý định”… Cân nhắc bước mở đầu, nếu quả thật chúng ta làm việc đó, là để tạo ra sự căng thẳng giữa một bên là ý thức về những năng lực ta đang có, mơ ước ta đang ấp ủ với một bên là kế hoạch hiện thực hóa những khát khao vươn tới: Ta có đủ sức lực và phương tiện để biến tầm nhìn tương lai ít nhiều mang tính lý tưởng của ta không? Hay ta có đủ dũng cảm để chấp nhận thử thách của cuộc sống trong giới hạn khả năng, cuộc sống trong phạm vi tài năng ta đang có hay không? Chỉ lý giải không thôi về việc cần đòi hỏi ở cuộc sống và ở bản thân cái gì đó cao hơn là tự đều chỉnh để thích nghi với môi trường xung quanh thì có đủ sức thuyết phục hay không? Mặc dù sự cân đối mở màn chỉ được thực hiện trên cơ sở những hiểu biết không đầy đủ về bản thân và về thế giới xung quanh, nó vẫn có thể trở thành điểm xuất phát quan trọng cho tất cả những tổng kết tiếp theo sau này.

Cân đối lại mọi chuyện khi ở “nửa chặng đường” của cuộc đời là việc làm định lại giá trị những mục tiêu đang hiện thực hóa trên cái không gian cuộc đời mình. Nếu ta có cái gì đó còn phải làm trong đời thì ta phải bắt đầu ngay lập tức, bởi vì không thể lần khần được nữa. Thời điểm đó đang xuất hiện những hạn chế về mặt sinh học? những thay đổi nhất anh phải có của phong cách sống nhằm phù hợp với tuổi tác, hoàn cảnh gia đình và nghề nghiệp.

Một nhà xã hội học Ba Lan đã tiến hành các cuộc thí nghiệm về những phương thức chuyển sang “bước ngoặt cuộc đời”. Những người tham gia thí nghiệm là những người lảng tránh việc phải cân đối, rà soát lại cuộc đời, cố gắng tiếp tục phong cách sống sôi nổi có từ thời thanh niên. Nhưng cũng có những người bị cuộc tiếp xúc thực sự với thời gian khiến họ ngạc nhiên, vì đối mặt với thời gian tức là đối mặt với mối đe dọa lớn - và những người này đã làm một cuộc định lại các giá trị cũng như tiến hành sự cân đối, rà soát lại cuộc đời một cách nghiêm túc. Lại có những người khác tham gia vào cuộc chinh phục thế giới, chạy theo sự thành đạt đến nỗi không có thời gian để làm cái việc cân đối lại cuộc đời. Nhưng có những người bình thản và thận trọng đưa vào cuộc sống những thay đổi, còn cuộc cân đối tổng thể thì được thay thế bằng việc chấp nhận những nhiệm vụ cụ thể đang không ngừng thay đổi. Cuối cùng là những người thể hiện sự sẵn sàng mọi lúc mọi nơi cho suy nghĩ liên quan đến sự cân bằng cuộc đời mình bằng cách chọn lựa những mục tiêu và hướng vươn lên liên quan đến các giá trị sinh tồn, thường có đặc điểm tôn giáo. Các công trình nghiên cứu của nhà xã hội học Ba Lan nói trên đã cho thấy: Có ít nhất một phần ba số người trong độ tuổi từ 35 đến 45 tiến hành cân bằng cuộc đời ở “giữa chặng đường”. Các công trình nghiên cứu đang tiến hành trong khuôn khổ hướng dẫn nghiên cứu sinh của nhà khoa học trên nêu ra gợi ý rằng chủ đề cân bằng cuộc đời rất khác nhau ở hai giới. Đàn ông thường tập trung vào sự thành đạt cá nhân, còn phụ nữ đa số quan tâm đến các vấn đề của người thân, sẵn sàng gắn việc cân bằng cuộc sống của mình với thành công cũng như thất bại người thân trong gia đình.

Mùa thu cuộc đời, như ý kiến của Eric Erikson, xác định thử thách cuối cùng của sự phát triển, thử thách được gọi với cái tên “Sự hội nhập và thất vọng”. Kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn này có thể là sự chấp nhận cuộc sống và cảm giác toại nguyện hoặc sự thất vọng, khi cuộc sống tỏ rõ sự vô giá trị của nó, mà thời gian lại không còn lại bao nhiêu để có thể bắt đầu lại từ đầ . Sự xem xét một cách có suy nghĩ toàn bộ lịch sử cuộc đời, sắp xếp nó lại thành một tổng thể có ý nghĩa và gắn kết các yếu tố - mặc dù nó bao gồm những trải nghiệm trái ngược hẳn nhau - vẫn là việc làm đòi hỏi trí thông minh và giúp người ta trở nên thông minh hơn. Không phải ngẫu nhiên mà Jung đã viết về nguyên mẫu một nhà thông thái với tư cách một khuôn mẫu trí tuệ vượt qua các nền văn hóa, khuôn mẫu về sự trải nghiệm, trí thông minh và sự thống nhất bên trong. Nhà thông thái của Jung biết cách kết hợp những trải nghiệm trái ngược nhau, những yếu tố mâu thuẫn nhau của lịch sử cuộc sống làm thành một tổng thể phức tạp nhưng thống nhất. Ông không phủ nhận chuyện cái gì là thất bại, không đẩy ra một bên những tình cảm tiêu cực, không cố gắng làm biến dạng những hành động khiến ông không lấy làm tự hào mỗi lần nghĩ đến, nhưng ông cố gắng hiểu kỹ ý nghĩa của những hành động này và ghi nó vào lịch sử của mình. Không phải ngẫu nhiên mà trong nhiều nền văn hóa, các nhà thông thái luôn nhận được sự kính trọng rất cao. Chính nhờ họ, những người cao tuổi chúng ta có thể học được một điều là phải sống như thế nào để thời chúng ta sống không phải là nguồn gốc những lo lắng, đau khổ mà là niềm thôi thúc cho sự thống nhất và trọn vẹn bên trong.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta lảng tránh cuộc rà soát tối quan trọng này chỉ vì sợ cái kết quả chứng tỏ “ta đã lãng phí cuộc đời chăng?”. Khi đó chúng ta đành phải liều chấp nhận sự căng thẳng và sự gia tăng của nỗi lo trước khi chết, nỗi lo thường xuyên dẫn đến những rối loạn hoặc dẫn đến bệnh tưởng khiến chúng ta không tập trung quan tâm đến sức khỏe của mình. Lảng tránh rà soát, cân đối lại cuộc đời sẽ làm nảy sinh những căng thẳng và mâu thuẫn trong môi trường sống của những người già, những người không còn đủ khả năng chia sẻ sự thông thái của mình, chỉ còn biết một điều duy nhất là nhắc nhở hay công kích.

Trong khuôn khổ kỳ thực tập khám chữa bệnh, một chuyên gia Ba Lan đã có dịp chuyện trò với những người ở tuổi trên dưới bảy mươi. Họ kể cho ông nghe rất nhiều chuyện về cuộc đời mình. Phần lớn là những chuyện buồn phiền, khổ sở, đôi khi bi kịch nữa. Vị chuyên gia này đã nêu ra hàng loạt câu hỏi: Vậy cái gì trong đời ông là tốt đẹp? Cái gì ông đã làm thành công? Cái gì đem lại cho ông niềm tự hào? Cái gì trong cuộc đời bà làm thành giá trị vĩnh viễn không một ai và không một cái gì có thế cướp đi? Thực tế rất khó tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi nêu trên. Tại sao vậy? Phải chăng các quá trình sinh học, những nỗi lo luôn gắn với tuổi tác? Hay có thể trong một căn bệnh hay trong những tình cảnh khó khăn của số phận, những khái quát tiêu cực bao giờ cũng dễ dàng? Chúng ta thường không đánh giá hết cái chúng ta làm được. Càng nhìn về tương lai, chúng ta càng bị sa vào sự cám dỗ của sự lạc quan không có thật, thích dự đoán về xác suất những bất hạnh của người khác hơn là những bất hạnh của mình, càng nhìn lại sau chúng ta càng có xu hướng quy phục sự bi quan quá mức mà không đánh giá đúng những việc đã làm và chỉ tập trung vào cái không thành công, tập trung vào chuyện ta bị thiếu hụt cái gì.

Rất khó lường trước xem cán cân của cuộc đời ta nghiêng về phía nào. Cái đó phụ thuộc vào chuyện ta đánh giá cao cái gì, nhớ những gì và nhớ ra sao cuộc đời mình, những mảnh nào của lịch sử bản thân chúng ta chú ý hơn khi ta ghép tất cả những mảng cuộc đời thành một tổng thể hoàn chỉnh, hay chúng ta cư xử thế nào với những mơ ước thời trẻ, ta đánh giá cuộc đời mình dưới thứ ánh sáng nào. Tất cả các sự kiện của cuộc đời, nếu nhìn qua lăng kính các mục tiêu, sự trông đợi, những ước mơ và giá trị, sẽ cho phép chúng ta ghép lại thành những tổng thể khác nhau. Ai mà biết được là tâm trạng hiện tại, tình trạng sức khỏe và những gì đang xảy ra, có vai trò quan trọng như thế nào.

Chúng ta luôn có xu hướng tự nhiên trong việc sắp xếp các thông tin tích cực và các thông tin tiêu cực thành hai cột riêng. Từ đó cán cân luôn nghiêng sang một bên, không bên này thì bên kia. Các sự kiện trong đời luôn được chúng ta phân tích phù hợp với xu hướng đang chiếm ưu thế, xu hướng thường thể hiện không phải nhờ sự suy ngẫm chín chắn về cuộc đời mà nhờ cách tiếp thu sự việc từ một khoảng cách nhất định, thí dụ như trong hoàn cảnh bệnh tật hay khi bị người thân bỏ rơi. Một cuộc rà soát, cân bằng cuộc đời trong hoàn cảnh những cảm xúc trái ngược nhau song hành đòi hỏi sự cố gắng lớn lao hơn về nhận thức và dưới góc độ cảm xúc thậm chí nó còn khó khăn hơn cả cuộc rà soát, cân bằng mang tính tiêu cực. Có người do dự, ngả nghiêng giữa cách nhìn tiêu cực và tích cực cuộc đời mình, vì rút cục anh ta không biết cuộc đời mình thuộc loại gì.

Làm cuộc thanh toán sòng phẳng với cuộc đời cho phép chúng ta bước đi một cách có ý thức và chín chắn, mở ra cho chúng ta cơ hội chuyển giao cho người thân một cái gì đó quan trọng và tốt đẹp. Đồng thời đây cũng là kinh nghiệm sâu về sự tự do và trách nhiệm của con người. Không ai biết tốt hơn về cuộc sống của mình ngoài bản thân mình, không ai đánh giá nó đúng đắn, chính xác hơn chính chúng ta, mặc dù - điều này là tất nhiên thôi - trong vấn đề này chúng ta vẫn có quyền mắc sai lầm. Nhưng liệu chúng ta có đương nhiên áp dụng tính tương đối trong khi đánh giá cuộc đời mình? Vừa đúng vừa không đúng. Đúng vì chúng ta không biết được khả năng hai chọn một, còn sự đánh giá thì chúng ta gắn với những giá trị do chính mình lựa chọn. Không đúng - vì khi sự rà soát, cân đối lại cuộc đời mình, chúng ta luôn sử dụng những giá trị đã lựa chọn, mà trí tuệ của chúng ta thì luôn có đủ mức độ thuần thục để những sai lầm về mặt nhận thức không đe dọa chúng ta.

Trong tiếng La tinh, từ bilanx có nghĩa là cái cân có hai đĩa cân. Trên một đĩa cân người ta có thể bỏ những cái làm nên giá trị trong cuộc đời con người, còn trên đĩa bên kia là những thiệt hại, những bất thành, thất bại, những xúc phạm đã gây ra cho người khác. Đây là sự liên hệ rất tượng hình minh họa tuyệt vời cho việc chúng ta tiến hành như thế nào sự cân đối giữa cái được và cái mất trong cuộc sống chúng ta.

Trong cuộc đời con người ta, cả số mệnh lẫn sự tự do lựa chọn hình như đều được ghi sẵn ở đâu đó. Với tư cách đại diện của loại động vật cao cấp, chúng ta có những cái tiền định về mặt gien liên quan đến những đặc điểm vật lý học, trong đó chẳng hạn có khả năng miễn dịch của hệ thống thần kinh, khả năng và xu hướng mắc các chứng bệnh và bị các dị tật trong quá trình phát triển v.v... và v v… Cùng với thời gian. chúng ta tích lũy được mỗi ngày một nhiều kiến thức về những cái được coi là tiền định này, và nhờ vậy chúng có thể biết cái gì trong cuộc số chúng ta có khả năng tới được, cái gì không. Tiếp đó, định mệnh, trong ý nghĩa tâm lý học, cũng là cái chúng ta quen gọi là đồng sinh học, xác định rõ quá trình và các giai đoạn phát triển về sinh học và tâm lý học của con người. Định mệnh. trong nghĩa tâm lý học của con người.

Định mệnh, trong ý nghĩa tâm lý học, còn là những nhu cầu phát triển trển nhất định, những thử thách không thể tránh khỏi mà chúng ta, không có cách nào khác, phải đối đầu trong những giai đoạn khác nhau của cuộc đời, chẳng hạn như việc học hành, nhu cầu thích nghi với môi trường sống thay đổi không ngừng, việc thường xuyên phải phải hoàn thành những vai trò nhất định. Định mệnh, trong ý nghĩa xã hội, là nhu cầu sống giữa mọi người, học tập từ họ những cái cần thiết không ngừng không trong quan hệ đối thoại, cho, nhận, huởng thụ và chia sẻ sự chăm sóc và giúp đỡ, cạnh tranh và đấu tranh cho sự tự chủ của bản thân mình. Cuối cùng, định mệnh là ý thức mang tính tư duy, cân nhắc, nhờ nó chúng ta có thể đặt ra cho mình những câu hỏi về ý nghĩa sự tồn tại trong cuộc đời này của chúng ta, đánh giá cuộc đời mình dưới góc độ những gía trị của nó, định ra kế hoạch cho tương lai và đánh giá hiệu quả các hoạt động của mình.

Nói chung trong những năm tháng đầu tiên của cuộc đời chúng ta sống dưới, sự chăm nom săn sóc của những người mà chúng ta hoàn toàn không thể bị bất cứ ảnh hưởng nào về sự lựa chọn cũng như cách cư xử giống như chúng ta không thể không chịu ảnh hưởng của sự lựa chọn môi trường xung quanh. Sigmund Freud cho rằng kinh nghiệm có được trong nhưng năm đầu đời quyết định toàn bộ tính cách của một con người, nhất là khi những điều kiện mang tính tâm lý để phát triển trong thời kỳ này không phải là những điều kiện lý tưởng.

Tâm lý học hiện đi không khẳng định dứt khoát cách hiểu định mệnh như vậy song thừa nhận và đánh giá cao ảnh hưởng đến sự phát triển con người của những trải nghiệm trong đời, cả những trải nghiệm tích cực lẫn những trải nghiệm gây sốc lớn. Các công trình nghiên cứu mới đây được tiến hành trong khuôn khổ truyền học về cách ứng xử đã chỉ ra rằng:Về hình thành tính cách, có tới tới 40% được tạo ra do di truyền, 35% có nguồn gốc từ những ảnh hưởng môi trường khác nhau, tức là do trải nghiệm cá nhân, chỉ có 5% có nguồn gốc từ những trải nghiệm chung. 20% còn lại không nhận diện được cho nên trong các công trình nghiên cứu người ta coi tỷ lệ phần trăm này là sai sót trong tính toán . Thì ra những yếu tố kể trên rất khó định nghĩa một cách rõ ràng: Các công trình nghiên cứu đưa ra gợi ý rằng có ba loại phản ứng diễn ra giữa các yếu tố di truyền và các yếu liên quan đến môi trường trong sự phát triển con người. Thứ nhất, cùng một môi trường như nhau nhưng tác động của nó lên các cá nhân được trang bị về mặt di truyền khác nhau sẽ khác nhau. Cũng là tính nhát hay sợ hãi do di truyền, nhưng chúng ta tiếp nhận một tác động gây lo ngại rất khác nhau. Dạng thứ hai của tính phụ thuộc lẫn nhau dựa trên việc môi trường xã hội cư xử khác sau với những cá nhân có những đặc tính không giống nhau với những cá nhân có những đặc tính không giống nhau: Những đưa trẻ nhút nhát, hay lo sợ mọi người sử xự khác, những đứa trẻ bạo dạn, ương bướng bị đối xử khác. Dạng phản ứng thứ ba thứ ba dựa trên nền tảng là mỗi cá nhân lựa chọn cho mình một loại môi trường xác định, phù hợp với đặc điểm mang tính di truyền của mình, hay cũng có thể nói mỗi người phù hợp với một môi trường xác định, phù hợp với một môi trường riêng nên người ta tìm đến công việc,với loại hình vui chơi giải trí, đến nhóm bạn bè của riêng mình… Từ đó có thể rút ra kết luận rằng định mệnh trong ý nghĩa tâm lý học dựa trên nhu cầu phát triển.

Nhìn từ góc độ tâm lý học hiện sinh, định mệnh là sự tự do và trách nhiệm của một cá nhân bị quẳng vào thế giới tại một địa điểm nhất định và vào một thời điểm nhất định Trong trường hợp này, định mệnh cũng có nghĩa là nhu cầu phải sống trong khuôn khổ những năng lực sẵn có của mình, có thể có sự đồng hành của cảm giác tội lỗi mang tính bản thể học, có thể có bóng đen che sự chưa toại nguyện bất kể đã cố gắng và gặt hài ít nhiều thành công. Đó cũng là nhu cầu chống chọi với sự tiến thoái lưỡng nan mà chúng ta phải chấp nhận khi sống giữa những người khác. Tiến thoải lưỡng nan là vì một mặt, nếu khác đi chúng ta không thể phát triển bản thân, nhưng mặt khác, những người chúng ta chung sống có thể hạn chế tự do cá nhân của chúng ta và không bao giờ hiểu được chúng ta. Lựa chọn con đường phát triển tự do cá nhân hay chọn sống giữa mọi người-hai cái đó không thể tồn tại độc lập mà cái này bắt buộc phải có cái kia.

Vậy có nghĩa là: Tự mình, một cá nhân có thể làm gì và làm khi nào để lập kế hoạch, lập dự án cho sự phát triển bản thân, tự thay đổi mình và trở thành con người mình muốn? Đánh giá sự rèn luyện tính cách bản thân của một đứa trẻ dưới ảnh hưởng của những tác động và tạo hứng thú của người lớn cũng như bạn bè cùng trang lứa (nhất là khi sự rèn luyện này chủ yếu mang tính bắt chước, đáp ứng mong đợi hoặc thực hiện nhiệm vụ được giao), cần phải khẳng định rằng những cố gắng một cách có ý thức để rèn luyện tính cách bản thân có thể bắt đầu song song với sự xuất hiện tuổi dậy thì về mặt sinh học và song song với việc đạt tới trình độ tư duy trừu tượng. Phải đến khi đó một người trẻ tuổi mới có đủ năng lực tạo cho bản thân một khoảng cách cần thiết, biến mình thành đối tượng của những quan sát của chính mình đồng thời xây dựng cho mình tầm nhìn tương lai, một tầm nhìn khả dĩi hoặc mang tính lý tưởng phù hợp với tính cách riêng. Khi chúng ta chấp nhận thử thách, khó khăn để phát triển bản thân mình, điều quan trọng là phải biết bắt tay vào việc đó như thế nào. Thậm chí việc tạo ra được một mô hình lý tưởng nhất cũng chưa đem lại cái gì ngoài sự lo lắng nếu như chúng ta không biết biến nó thành những người, sau khi lập kế hoạch lý tưởng rồi, bị cảm giác chán nản ngự trị vì mãi không nhìn thấy sự tiến bộ cũng như cảm giác thay đổi khả quan những người khác chán nản do không được xung quanh ủng hộ, khuyến khích, lại có những người bị hành hạ bởi cảm giác là những ý tưởng tốt đẹp cứ xa dần khi họ muốn vươn tới chúng. Sai lầm nằm ngay trong việc chúng ta quá tập trung mọi suy nghĩ, hành động vào bản thân mình mà không tập trung vào nhiệm vụ phải làm. Sự phát triển cá nhân được hoàn thành tốt nhất khi chúng ta thực hiện việc đó “nhân dịp” làm những việc gì khác.

Trong những giai đoạn tiếp theo của cuộc đời, chúng ta hay có xu hướng đánh giá lại cuộc đời mình. Vấn đề thường nằm ở chỗ là khi rời xa những ý tưởng ban đầu, chúng ta xóa luôn chúng khỏi trí nhớ chúng ta.Và khi đó thì thật khó có thể làm chuyện cân đối một cách có ý thức cái được và cái mất. Đây cũng là một trong những nguồn gốc nỗi lo lắng của những người ở tuổi trung niên hay tuổi già. Bên cạnh câu hỏi về giá trị và ý nghĩa cuộc đời, tuổi già thường kéo theo nhu cầu xoay xở với những hạn chế của mình, rồi hiện tượng các đám tang những người cùng tuổi mỗi lúc một nhiều, đôi khi lại có cảm giác bất lực trước cái thế giới có tốc độ thay đổi ngày càng nhanh và triệt để.

Có rất nhiều kiểu cân bằng cái được và cái mất. Cân bằng sau khi hoàn thành một tác phẩm, sau khi làm xong một cái gì đó là kết quả tự nhiên của việc khép lại một giai đoạn của cuộc đời. Sự tổng kết đó liên quan đến kết quả và những cố gắng đồng hành với nhũng công việc để có được kết quả trên. Kết quả của việc tổng kết cân đối loại này phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố trong đó có những khả năng hai chọn một, phụ thuộc vào những cái giá phải trả và những tổn thất phải gánh chịu. Chẳng hạn như một nhà văn được trao Nobel văn học, nhưng rồi vợ bỏ đi, các con chỉ gọi điện hỏi thăm khi nào chúng cần tiền. Sau đó sẽ xuất hiện câu hỏi về tương lai. Thành công có thể tương phản với nỗi lo sợ, rằng sau “Thế vận hội” sẽ chẳng còn gì hay ho, hấp dẫn diễn ra trong cả cuộc đời còn lại của mình. Một số nhà du hành vũ trụ Mỹ, sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về trái đất và sau những ánh hào quang ngắn ngủi tỏa sáng quanh mình, họ phải chịu những khó khăn khi trở lại với cuộc sống thường nhật. Cái giá trị được ban tặng cho bản thân sự vươn lên không ít lần vượt quá phần thưởng cuối cùng được nhận. Đang trên đường chinh phục đỉnh Everest, đang ghi đĩa các bài hát để chuẩn bị phát hành, đang tiến hành công việc viết sách hay đang xây ngôi nhà mơ ước tất cả những cái đó, về mặt chủ quan, giá trị ít hơn nhiều so với thành công cuối cùng. Cộng mọi sự cố gắng, quyết tâm, hồi hộp, phấp phỏng, hy vọng, thậm chí nỗi bực tức lại với nhau, chúng ta sẽ có hương vị đặc biệt, không lặp lại ở bất cứ đâu, còn sau đó là sự luyến tiếc về cái thời điểm khi mục tiêu còn ở cách xa mình, khi bao khó khăn đang chồng chất, nhưng lời đáp cho câu hỏi “tất cả những cái này để làm gì?” thì thật rõ ràng.

Tồi tệ hơn khi mục đích không đạt được. “Phải chăng tất cả mọi cố gắng, bao nhiêu công sức bỏ ra, sự hy sinh toàn bộ cuộc đời của tôi cuối cùng chẳng đẻ làm gì ư” Chẳng lẽ tất cả mọi thứ đã bị tiêu hủy hoàn toàn?”- đó là câu hỏi mà một nghiên cứu sinh ở đất nước nọ đã phải thốt lên trong nước mắt đẫm đìa và trong nỗi thất vọng lớn lao khi Hội đồng khoa đã gạt bỏ bản luận văn tiến sĩ dày đến 500 trang viết sau khi tham khảo gắn 1.000 công trình nghiên cứu lớn nhỏ của người khác và với thời gian bỏ ra là 10 năm trời. Các câu hỏi thể hiện nỗi thất vọng và chống đối vì lý do hủy hoại những mong muốn mang lại ý nghĩa cho cuộc đời, thật oái oăm, thường không đòi hỏi phải có lời đáp. Hay nói đúng hơn là không đòi hỏi lời đáp ở giai đoạn nào đó của cuộc đời. Thường là khi cuộc đời sang trang, ở vào giai đoạn xế bóng, thất bại mới lấy lại ý nghĩa và được soi dọi bởi ánh sáng của những gì xảy ra sau đó. Điều đáng nói ở đây là kinh nghiệm có được từ sự đau đớn, thất vọng, bất lực, buồn phiền, sợ hãi sau việc người ta nhận rõ sự thay đổi đã xuất hiện trong cuộc đời mình và nhu cầu phải xây dựng tương lai trên nền tảng những nguyên tắc mới. Thật khó sống theo chương trình có trong khi chương trình mới còn chưa có. Đó là giai đoạn cần thiết trước khi chúng ta giành lại năng lực xoay xở với hoàn cảnh mới, xây dựng lại niềm hy vọng, bắt đầu tìm thêm những mục tiêu mới. Ra khỏi khủng hoảng sau khi đã hoàn toàn suy sụp trong việc vươn tới những mục tiêu của cả cuộc đời, đó là một quá trình có lôgic riêng và các giai đoạn riêng của nó. Nhưng liệu chúng ta có thể vượt qua sự phá bỏ những giá trị đã đem lại ý nghĩa cho cuộc đời mà lại không cần đến sự cân đối, rà soát lại nó, mà lại không rơi vào nghiện ngập, không bị các rối loạn thần kinh, không bị nguy cơ nhồi máu cơ tim đe dọa?

Đôi khi cũng xảy ra trường hợp ai đó “tính toán lại cuộc đời” chỉ vì “thất vọng”. Một người cố gắng làm ăn trung thực trong thế giới những con cá kình về kinh tế, hành động đã dẫn công ty của anh ta đến bên bờ vực phá sản. Bởi vì những người cộng tác không trung thực có thể tố cáo anh ta đã lách luật về mặt tài chính. Khi đó sẽ rất dễ đi đến kết luận rằng tiếp tục làm ăn trung thực là việc làm vô nghĩa, thậm chí ngu ngốc. Một anh chồng thủy chung rất mực, sau khi tìm thấy những bằng chứng về sự phản bội của vợ mình, có thể sẽ cân nhắc giữa hai khả năng: Bỏ đi hoặc hành động tương tự như cô vợ bội bạc của mình. Tính toán lại cuộc đời vì lý do thất vọng ít nhất cũng dẫn đến sự lung lay nếu không nói là đến việc từ bỏ các giá trị đúng đắn đã được thừa nhận từ trước đến nay. Nhưng nếu một trong những thước đo trí tuệ là năng lực thay đổi thái độ, từ thái độ không hiệu quả sang thái độ hiệu quả, thì một trong những thước đo mức độ trưởng thành, chín chắn sẽ là việc trụ vững bên những giá trị cơ bản, chắc chắn chính vào thời điểm mà chúng ta có cảm giác đơn độc, hay nói thẳng thừng hơn là chúng ta có cảm giác về sự vô lý trong cách xử sự của mình.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Con tàu cuộc đời

    14/03/2016Bùi Quang MinhGiữa hai bờ sinh tử ta sinh ra trên đời. Đời ta bắt đầu khi Con Tàu cập bến, đón ta lên. Tinh thần ta cùng giá đỡ thân thể lúc vừa chào đời, nhẹ bước lên chuyến hành trình định mệnh. Đời ta kết thúc khi thân thể nhẹ bước đưa tinh thần ta rời con tàu như một tất yếu định sẵn, không đáng sợ hãi...
  • Con người suy thoái?

    28/10/2015Vương Trí NhànĐịnh mệnh của con người là vươn tới tiến bộ; nhưng mọi sự tìm tòi sẽ là vô nghĩa và kết quả sẽ là tai họa nếu vận động đó lại dẫn đến sự suy thoái về nhân cách. Có nghĩa gì một sự tiến bộ kỹ thuật nếu nó giết chết tinh thần?
  • Danh và phận

    11/10/2013Hoàng Duy VũCon người ta trong đời ai cũng có phận. Nói với màu sắc định mệnh: đó là số phận. Số phận đã định thế. Vậy chẳng nên băn khoăn, than vãn làm gì! Còn danh, là cái gắn với phận, để thành danh và phận trong một kết cấu gắn bó, nương tựa vào nhau. Nhưng dẫu có gắn bó, cả hai thưởng lại có so le ít nhiều. Sự so le này thường đưa lại nhiều suy ngẫm, và ở các trường hợp so le lớn, lại gây nên nhiều cám cảnh hoặc bất ngờ, trên hai nẻo hài và bi...
  • Siêu hình tình yêu - Siêu hình sự chết

    22/09/2009Arthur SchopenhauerSchopenhauer thường hay nói: "Tôi không phải là ông thánh". Và lời tuyên bố này chả có gì là tự hạ. Sự mâu thuẫn giữa nhân cách và tác phẩm do đó được bù đắp bằng sự hòa hợp giữa tác phẩm với đặc tính tri thức của tác giả, với đường nét của thiên tài của ông. Và, đối với Schopenhauer, sự hòa hợp này là điều thiết yếu, vì theo ông, nhân cách tri thức, chứ không phải nhân cách đạo đức, tạo ra con người hơn người.
  • Luật thừa trừ

    18/08/2008Đỗ NguyễnĐạo và việc người xưa nay hơn về phía này, tất kém về phía kia - Đó là luật thừa trừ tức là san sẻ cho đều. Tạo hóa sinh ra con người và mọi vật hình như ít khi tạo ra hình mẫu vẹn loàn. Đến cây hoa cũng chịu chung luật đó...
  • Một con tàu và những con người

    22/08/2006Nguyễn HoàChính vào lúc lằn ranh giữa sự sống và cái chết trở nên mong manh thì tinh thần trách nhiệm với đồng loại thật sự trở thành thước đo phẩm giá của mỗi con người. Vì trách nhiệm, người ta có dám hy sinh vì đồng loại hay không (?) thật sự là câu hỏi mà chỉ có những ai ý thức được vị trí, vai trò của mình mới có khả năng tìm ra một lựa chọn đúng.
  • Định mệnh và tự do

    09/05/2006Đối với người Hy Lạp cổ, định mệnh là chuỗi các biến cố tất yếu và không lay chuyển được. Định mệnh ấn định cho mỗi người một phần số riêng. Ý niệm này được nhân cách hóa trong Ba Nữ thần Định mệnh, chia cho mỗi đứa trẻ sơ sinh phần sung sướng hay khổ sở. Đôi khi định mệnh được đồng hóa với ý chí của thần Zeus, Cha của các vị thần và loài người. ...
  • xem toàn bộ