Định mệnh và tự do
Thưa tiến sĩ Adler,
Ý niệm định mệnh đóng một vai trò to lớn trong các trước tác thời xưa. Định mệnh hình như là một số phận tất yếu mà không ai có thể thay đổi được. Vậy định mệnh khác với ý niệm thiên hựu trong tôn giáo, hay ý niệm khoa học về tất định như thếnào? Tất cả những ý niệm này có phủ nhận khả thể tự do của con người không?
G.R.
G.R. thân mến,
Đối với người Hy Lạp cổ, định mệnh là chuỗi các biến cố tất yếu và không lay chuyển được. Định mệnh ấn định cho mỗi người một phần số riêng. Ý niệm này được nhân cách hóa trong Ba Nữ thần Định mệnh(1), chia cho mỗi đứa trẻ sơ sinh phần sung sướng hay khổ sở. Đôi khi định mệnh được đồng hóa với ý chí của thần Zeus(2), Cha của các vị thần và loài người. Nhưng thường thì định mệnh được nghĩ tới như một sức mạnh phi nhân cách, nằm trong trật tự của vạn vật và quyết định số phận của cả thần thánh và con người.
Người Hy Lạp cổ có thái độ kính sợ và tôn trọng mang tính chất tín ngưỡng đối với định mệnh, coi đó là sự thể hiện quyền lực tối cao vượt quá ý chí và hành động của con người. Cá nhân không thể thay đổi định mệnh của mình. Cái gì tới, sẽ tới. Trong bi kịch Sophocles(3), Oedipus(4), tuyệt vọng tìm cách thoát khỏi sự kết áncủa số phận, đã làm đúng những điều để cho số phận xảy ra. Tất cả những gì mà một cá nhân có thể làm là chấp nhận số phận đã định đoạt một cách đường hoàng, như Oedipus đã làm, khẳng nhận phẩm cách con người và sự nhận thức bi kịch của mình.
Ý niệm thiên hựutrong Kinh Thánhtương tự như ý niệm định mệnhcủa người Hy Lạpkhi cho rằng số phận con người là do ý chí của một sức mạnh siêu nhân. Tuy nhiên, điều mà Kinh Thánh nhấn mạnh là ý chí và chủ đích riêng tư của Chúa, trong khi ý tưởng thiên hựu thần thánh bao hàm và cần đến ý niệm tự do của con người. Ý chí của Chúa được thực hiện thông qua ý chí và hành động con người.
Thật bí ẩn, ở chừng mực nào đó mà con người không thể thấu hiểu nổi, thiên hựu kết hợp sự tiền định thần thánh với tự do con người. Trong Kinh Thánh, con người có thể phản đối ý chí của Chúa hoặc cưỡng chống lại sứ mệnh đã được thần thánh giao phó, nhưng sau cùng ý chí của Chúa cũng sẽ thắng vượt và con người sẽ phục tùng nó. Dự án của Chúa gạt qua một bên mọi dự án của con người và bắt ý chí con người phục tùng ý chí của Ngài. Nhưng thiên hựu không phải bất biến như định mệnh. Nó dành chỗ cho tự do con người.
Mặc dù được nhà tiên tri lưỡng lự Jonah của Chúa báo trước thảm họa, dân chúng thành Nineveh(5)vẫn được cứu thoát, vì họ biết hối lỗi. Dự định của Chúa là cứu chuộc, chứ không phải kết án. Trí khôn và sức mạnh siêu việt của Chúa đem điều thiện ra từ cái ác, đem sự đón nhận ra từ sự khước từ. Các nhà tiên tri ngoại giáo, trái lại, nói trước những gì bị kết án sẽ diễn ra và không thể diễn ra khác đi được.
Nhà thơ La Mã Virgil, trong anh hùng ca Aeneid,đến gần với quan niệm về thiên hựu của Kinh Thánh. Aeneaslãnh một sứ mệnh được thần thánh giao cho là dẫn đưa những người dòng dõi thành Troy(6)còn sống sót về Ý và xây dựng nền tảng của Đế Quốc La Mã(7). Chàng là phương tiện nhân tính của các vị thần trong việc thực hiện mục tiêu lịch sử vĩ đại đó. Aeneasbị cám dỗ lẩn tránh sứ mệnh của mình, nhưng rồi ngay sau đó chàng được chính các vị thần nhắc nhở về số phận của chàng. Thần thánh sẽ thúc ép chàng, tuy nhiên chàng được tin là có những đức hạnh để tự mình phục tùng. Cứu cánh mà chàng mong muốn phụng sự là mang đến cho thế giới một thời hoàng kim của luật pháp và hòa bình La Mã.
Thuyết Tất định khoa học trình bày một cách nói hiện đại về định mệnh. Theo đó, phần số của con người – về mặt cá nhân và về mặt xã hội – được tất định bởi những qui luật xã hội và kinh tế không thể thay đổi được. Nó cho rằng kết quả tối hậu sẽ là một tình trạng bình đẳng, tự do, và ái hữu tuyệt đối. Nó mời gọi con người hợp tác với những qui luật tất yếu trong việc hiện thực hóa một xã hội tốt đẹp được định trước. Tương tự, các nhà phân tâm học trường phái Freudkhẳng định rằng tư tưởng và hành vi cá nhân bị tất định về mặt tâm lý học, nhưng cho dù như thế họ vẫn nghĩ rằng liệu pháp phân tâm học có thể biến đổi và đem lại tự do cho cá nhân.
(1)Ba Nữ thần Định mệnh(Three Fates): theo thần thoại Hy Lạp đó là ba vị nữ thần Clotho (Người quay tơ), Lachesis (Người chia phần), và Atropos (Người không lay chuyển).
(2)Zeus: theo thần thoại Hy Lạp là vị thần cai quản tất cả thần linh Hy Lạp trên đỉnh Olympia, là vị thần của bầu trời, tương tự như thần Jupiter trong thần thoại La Mã.
(3)Sophocles(496? – 406? tr. CN): nhà viết kịch Hy Lạp. Bảy bi kịch trong số 123 vở kịch của ông hiện vẫn còn nguyên vẹn, trong đó có Electra, Oedipus Rex,vàAntigone.
(4)Oedipus: theo thần thoại Hy Lạp là con trai của Jocasta và Laius, Lãnh chúa xứ
(5)
(6)
(7)Đế quốc La Mã(
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu MaiToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt