Di chúc

03:55 CH @ Thứ Năm - 23 Tháng Giêng, 2014

Có một ông xẩm mù cao tuổi, ngón đàn của ông thật tuyệt diệu, nổi tiếng xa gần. Ông mang theo một đứa bé mù, đi hát rong kiếm sống, lang bạt khắp nơi.

Mỗi lần gảy đứt một sợi dây đàn, ông xẩm mù lại cẩn thận lấy dao khắc lên cần đàn một vạch. Một hôm, ông xẩm mù gảy đứt sợi dây đàn thứ 100, ông tràn trề nước mắt khắc lên cây đàn cái vạch thứ 100. Ông nhớ tới lời dặn trước phút lâm chung của thầy dạy nghề cho ông rằng khi nào gảy đứt đến sợi dây đàn thứ 100, khắc lên cần đàn cái vạch thứ 100 xong, là có thể mở tờ di chúc ra, xem đơn thuốc ghi trong di chúc, đến hiệu thuốc mua thuốc mà uống. Uống thuốc xong, hai mắt sẽ sáng ra.

Ông xẩm mù cùng thằng bé mù dò dẫm đến ngay một hiệu thuốc. Nhưng điều hết sức bất ngờ là, những người bán hàng ở hiệu thuốc đều tỏ ra ngạc nhiên và khó hiểu nói: “Di chúc gì mà chẳng có một chữ nào, đó chỉ là một tờ giấy trắng”. Ông xẩm kinh ngạc ngớ người ra, đến nỗi không thể tin ở mắt mình nữa. Mặc dù ông hiểu thầy dạy nói với mình hoàn toàn là điều tâm huyết nữa, thế nhưng chỗ dựa tinh thần chống đỡ cuộc sống của ông thế là sụp đổ hoàn toàn. Không lâu sau, ông xẩm mù qua đời.

Trước lúc đi xa, ông xẩm mù đã học chữ mù và viết lên di chúc không có chữ kia mấy dòng di chúc, để lại cho thằng bé mù học trò của mình rằng: “Cuộc đời của ta có thể đã bảo cho con biết; muốn chiến thắng khách quan, thì trước hết hãy phải chiến thắng chính mình. Cuộc sống con người chẳng những phải có sự chống đỡ bằng lực lượng vật chất, mà còn cần có chỗ dựa và sự chống đỡ về tinh thần”.

Thời gian trôi đi như tên bay, thằng bé mù năm xưa lại trở thành một ông xẩm kỹ nghệ cao siêu, tiếng tăm lẫy lừng. Trên tờ di chúc mà ông đã nâng niu gìn giữ hàng mấy chục năm trời, ông lại viết thêm mấy hàng chữ mù: “Hy vọng và niềm tin dẫn dắt ánh sáng và sự sinh tồn, tuyệt vọng và tự phế bỏ sẽ dẫn đến tối tăm và cái chết”. Ông muốn để lại cho người đời sau bản di chúc của ba đời người đó..

Bình luận thêm:
(Minh Bùi, Doanh Nhân 360 Jsc.)

Đã từng có rất nhiều người khuyên nhủ lẫn nhau: "Hãy coi bản chất của thế giới này là vật chất. Hãy quan sát con người, xã hội thay đổi mà xem, đó chính là thế giới vật chất vận hành từng bước một. Quá khứ đổi thay nhiều cũng là vì tranh giành, đụng độ của những lực lượng vật chất. Tương lai của chúng ta rồi sẽ là một xã hội vật chất khác mới lạ, công bằng. Ta đã có đủ mọi bằng chứng từ cổ tới kim, đông sang tây chứng minh rất thuyết phục về những điều này. Hãy gọi cách nghĩ ngược lại là duy tâm, siêu hình và đó là những sai lầm trầm trọng. Đa số kết luận siêu hình kiểu đó đã quá lạc hậu, chẳng dựa theo căn cứ khoa học & thực tiễn gì".

Và rồi cách nghĩ, cách sống đó đã chi phối, dẫn dụ vô số người sống, nghĩ và hy vọng căn theo cội rễ Vật chất.

Thế nhưng những điều ấy không sửa được một chân lý khác dễ nhận ra hơn. Đó là - thế giới tinh thần vẫn là một phần tất yếu. Nó đang dẫn dắt, là chỗ dựa, là sức mạnh vô tận cho con người. Những lời thì thầm, dòng chữ, ánh mắt nụ cười... đang dẫn chúng ta tới tương lai... Những người chạy theo vật chất, nhìn thế giới như vật chất vận hành thì lại bị vật chất đẩy lùi lại về quá khứ, tụt hậu văn hóa. Họ vẫn đang trông mong được cứu chữa về tinh thần, trông đợi chính những cái thuộc thế giới duy tâm, siêu hình họ đã từng hắt hủi!

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thư gửi thầy giáo

    20/11/2015Lê HoàngĐến giờ phút này em mới dám cầm bút viết thư cho thầy. Không phải vì em bận (em còn bận gì nữa đâu!), không phải vì em lười, mà vì em cần có thời gian tìm ra con đường của mình...
  • Cô gái nhảy và người ăn xin

    01/10/2015Vương Tú Phong, Truyện ngắn Trung QuốcTrong căn phòng nhỏ đẹp đẽ ở ngoại ô có một cô gái xinh đẹp. Một hôm, có một người ăn xin đi qua. Ông ta ăn mặc rách rưới cùng mái tóc bạc trắng, trông rất đáng thương...
  • Di chúc

    02/09/2014Lăng Đỉnh QuânChỉ vài chục dòng ngắn ngủi trong gia phả 3 đời gia đình họ Phương mà như lược lại lịch sử xã hội Trung Quốc suốt một thế kỷ, quả là bút pháp tài tình. Từ chỗ coi đạo làm trọng, rồi cuốn theo một lý tưởng cách mạng, cuối cùng là giật mình khi cơn lốc thời mở cửa hội nhập...
  • Hòn đá sang sông

    11/07/2008Sưu tầmMột hôm Phật cùng các đệ tử đi đến một con sông. Nước sông mênh mông, chảy xiết. Phật cúi xuống nhặt hòn đá khá to rồi quay lại hỏi các đệ tử...
  • Dám hỗn *)

    19/05/2008GS. TS. Hồ Ngọc ĐạiTất cả cách ứng xử thông thường đều đúc kết từ kinh nghiệm sống thường ngày, vì sự an toàn cho cuộc sống trước mắt, ngay lập tức, với một lựa chọn đơn giản nhất: đúng – sai, nên – không nên. Xin bình tâm nghĩ lại coi: Những điều cấm ấy không sai, nhưng đã hẳn là đúng?
  • Có “cái tình”, “cái lí” mới trở thành hiện thực

    12/10/2007Kim ChiKinh nghiệm sống cũng như khoa học đã phát hiện rằng, nếu chỉ dừng lại ở quá trình nhận thức, mà không xuất hiện sự "động lòng", nghĩa là chỉ có cái lý mà không có cái tình, thì không thể tạo nên nhu cầu, động cơ..., để thúc đẩy thành hành động. Hoặc giả nếu có hành động, thì hời hợt, giả đò nửa vời, không thể tác động đến hiện thực một cách có kết quả...
  • xem toàn bộ