"/>"/>

Có “cái tình”, “cái lí” mới trở thành hiện thực

05:35 CH @ Thứ Sáu - 12 Tháng Mười, 2007

Cuộc sống đã cho thấy mỗi cá nhân muốn tồn tại và phát triển thì phải có những hành động tích cực tác động vào đối tượng khách quan như tự nhiên, xã hội, con người..., thông qua các hoạt động giao tiếp, lao động, học tập...Để đi tới hành động, trong mỗi chủ thể đều diễn ra những quá trình tâm lý gọi là nhận thức, tình cảm... Nhận thức là quan sát, suy nghĩ tưởng tượng, phân tích, luận đoán..., mà ngôn ngữ dân gian gọi chung là "cái lý". Sau nhận thức, tùy từng cá nhân, ở mức thấp hoặc cao sẽ xuất hiện rung động, hứng thú, cảm xúc, tình cảm... Đó là "cái tình".

Kinh nghiệm sống cũng như khoa học đã phát hiện rằng, nếu chỉ dừng lại ở quá trình nhận thức, mà không xuất hiện sự "động lòng", nghĩa là chỉ có cái lý mà không có cái tình, thì không thể tạo nên nhu cầu, động cơ... để thúc đẩy thành hành động. Hoặc giả nếu có hành động, thì hời hợt, giả đò nửa vời, không thể tác động đến hiện thực một cách có kết quả.Hành động hoàn toàn theo cái lý, không có cái tình thường bị lên án, chê bai nhiều nhất trong hoạt động giao tiếp. Ngay trong hoạt động học tập, nhằm chiếm lĩnh các kiến thức khoa học, nếu không có hứng thú, thì sự lĩnh hội sẽ thụ động, kiến thức không trở thành vốn kinh nghiệm riêng của người học và đặc biệt là nó sẽ chẳng được vận dụng vào thực tế cuộc sống. Bởi vậy nhà triết học và giáo dục của Trung Quốc thời cổ đại là Tuân Tử (314?-217?) trước CN đề xuất một "công thức" bảo đảm cho hoạt động học tập đạt kết quả là: "Nhập hồ nhĩ. Trứ hồ tâm. Bố hồ tứ chi. Hình hồ động tĩnh". Nghĩa là "Nghe vào tai. Sáng lên trong lòng. Phân ra tay chân và thể hiện thành hành động".

Ở đây, ý của tác giả: "Sáng lên trong lòng là muốn nói đến "cái tình". Bao đời nay ai cũng thấy mỗi người dẫu có nhiều lý lẽ hay ho , suy luận hết sức chặt chẽ..., song không thể hiện bằng hành động thực tiễn, thì là nói suông chẳng đem lại một lợi ích xã hội nào cả. Đúng là: “Một tá lý luận không bằng một tý thực tiễn". Nhưng muốn có hành động thì sau nhận thức cần phải nảy sinh cảm xúc tình cảm tương ứng. Đó chính là điều nhận xét khá thâm thúy của dân gian và tâm lý con người, thể hiện ở câu nói: "Một trăm cái lý không bằng một tí cái tình!"

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bản chất tình yêu

    14/09/2014Minh TúTại sao một đối lượng nào đó dù chỉ là lần gặp gỡ đầu tiên đã "hớp" hồn ta? Tại sao người ta luôn tìm kiếm sự lãng mạn của nhau? Tại sao có người chỉ yêu duy nhất một người đến trọn đời? Muôn vàn câu hỏi tại sao vẫn chưa có lời đáp...
  • Bên tình bên lý, bên nào nặng hơn?

    13/01/2018Phạm Vũ Lửa HạTình huống mâu thuẫn Lý-Tình được hai nhà xã hội học Mỹ Samuel Stouffer và J. Toby đặt ra năm 1951 để nêu một thế khó xử thường gặp: tuân thủ luật lệ chung hay tôn trọng quan hệ tình cảm riêng.
  • Mối quan hệ giữa tình cảm và lý trí trong ý thức đạo đức

    12/02/2015Nguyễn Văn ViệtChúng ta đều biết, mỗi hành động đạo đức đều xuất phát từ những cơ sở nhất định của một ý thức đạo đức. Trên cơ sở ý thức đạo đức, chủ thể hành động đưa ra những phán quyết cho một sự kiện cần phải có sự đánh giá về mặt đạo đức. Do vậy, việc hiểu rõ cơ sở ý thức đó là gì và bản chất của nó là như thế nào đó là điều có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng xây dựng, bồi dưỡng ý thức đạo đức...
  • Chuyện tình yêu và lý trí

    23/07/2014Ngày xửa ngày xưa, trước khi loài người xuất hiện, đức hạnh và những thói xấu sống lơ lửng xung quanh nhau và cuộc sống đối với chúng vô cùng chán nản khi chẳng tìm thấy việc gì đó để làm...
  • Còn không chữ “hiếu”, chữ “tình”

    17/11/2006Trịnh Thanh SơnNghe thiên hạ ồn lên về cuốn Tự truyện của Vân do Bùi Mai Hạnh ghi, có tên là Vân - Yêu và sống, do NxbHộiNhà văn ấn hành năm 2006, tôi cũng tò mò tìm đọc. Càng đọc tôi càng thấy buồn. Đọc xong thì nỗi bất bình trong lòng tôi càng thêm bức xúc...