Đâu là căn bệnh "Tự kỷ xã hội"

Học viện Hành chính
09:29 SA @ Thứ Hai - 04 Tháng Mười Một, 2013
Lâu nay xuất hiện một căn bệnh gây bao nỗi lo lắng, muộn phiền cho các bậc làm cha mẹ, đó là bệnh tự kỉ. Theo các nhà chuyên môn, triệu chứng của căn bệnh là sự suy giảm khả năng hòa nhập xã hội, suy giảm khả năng giao tiếp, có những hành vi lặp lại và những quan tâm mang tính hạn hẹp.

Nhưng có vẻ “tự kỉ” không chỉ là câu chuyện bệnh lý. Có những “biến tướng” của nó cần phải được bàn đến không phải từ góc độ y học. Điều đáng quan tâm là các “triệu chứng”  biến tướng chỉ có ở người lớn, và không chỉ ở một số người mà có nguy cơ lây lan sang số đông trong cả xã hội,  nếu “bắt bệnh” thì đó sẽ là căn bệnh “Tự kỉ xã hội”.

Triệu chứng của căn bệnh tự kỉ là sự lặp đi lặp lại những hành vi rập khuôn, không để ý gì đến xung quanh, chỉ giao tiếp một chiều… Hãy thử “soi” sẽ thấy căn bệnh này xuất hiện hầu như ở mọi lĩnh vực, trên mọi đối tượng trong xã hội Việt Nam.

Trước hết  hãy “chẩn bệnh” trong lĩnh vực văn hóa – một lĩnh vực luôn “hot” và nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân, đặc biệt là giới trẻ. Thật đáng sợ khi nhận ra rằng,  rất nhiều người làm trong lĩnh vực này đã tự biến mình thành cả thế giới. Họ không quan tâm xem thiên hạ nghĩ gì, đánh giá thế nào, miễn là họ được “nổ” và nhờ vậy sẽ “nổi”. Báo hại người nghe và người xem tìm cách “bịt mắt”, “bít tai” cũng không thoát khỏi nạn “phải nghe” và “phải xem” những món bất đắc dĩ chỉ có hại mà chẳng có chút lợi nào cho bản thân. Điều đáng nói là cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa tuy “chẩn” được “bệnh” nhưng cũng bó tay. Thỉnh thoảng một vài “liều thuốc nhẹ” kiểu như “Nhắc nhở, phạt cảnh cáo“ có lẽ chỉ để làm các “triệu chứng” của lối “tự kỉ văn hóa” đa dạng hơn, phong phú hơn mà thôi và dĩ nhiên cũng “kháng thuốc” luôn.

Người xưa có câu: “Dao sắc không gọt được chuôi”, Ngành y tế chuyên chữa bệnh cho thiên hạ, nhưng lại không thể chữa được những căn bệnh (cả cấp tính và mãn tính) của chính ngành mình, Trong số các loại bệnh đó có bệnh “tự kỉ y tế”. Là hoạt động cung ứng dịch  vụ công ở lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho người dân đòi hỏi “Lương y phải như từ mẫu”. Nhưng hẳn  các “thượng đế” đã nhiều phen hoảng loạn khi liên tục xuất hiện các sự kiện về các “từ mẫu”, nào là chuyện ăn bớt văcxin tiêm chủng của trẻ đến việc sản phụ tử vong do bác sĩ “chủ quan” (hay là tắc trách…?), nào là chuyện “nhân bản” kết quả xét nghiệm” đến chuyện gần đây nhất gây “sốc” khi vị bác sĩ ném xác bệnh nhân chết vì phẫu thuật thẩm mĩ xuống sống…Những người làm nghề y rơi vào tình trạng “bột phát” chăng? Không, xin thưa, thực ra đó là căn bệnh đã thành mãn tính, triệu chứng dễ tháy của căn bệnh “Tự kỉ xã hội”, khi những người thực thi công vụ chẳng quan tâm đến ai ngoài lợi ích của bản thân mình, và họ làm việc  như một cỗ máy cứng nhắc, rập khuôn và vô cảm.


Sự lặp đi lặp lại những hành vi rập khuôn, không để ý gì đến xung quanh, chỉ giao tiếp một chiều.. đang lan rộng

Hay trong lĩnh vực truyền thông, báo chí, căn bệnh “tự kỉ xã hội ” cũng đang hoành hành. Cứ nhìn sự hiện diện của các tin “lá cải” nhan nhản ở cả những tờ báo, trang tin điện tử chính thống và không chính thống thì thấy rõ. Hình như các báo cũng chỉ có một mối quan  tâm đến riêng tờ báo của mình là: có hút khách không, có đáp ứng được thị hiếu (tầm thường hoặc không tần thường) của mọi người không… Và vì thế độc giả tha hồ “mãn nhãn” với những bức hình thật bốc lửa, những lời bình “loạn”. Độc giả cũng tha hồ đọc những tin “vỉa hè” có, giật gân có về ông nọ, bà kia cả ở trong và ngoài nước, bất kể người đọc có muốn nghe, muốn đọc, muốn xem hay không. Thông tin thời hội nhập mà. Công cuộc “toàn cầu hóa” ở Việt Nam hình như được giới báo chí tiếp cận đầu tiên và rất tích cực. Đấy là chưa kể có nhiều tờ báo và nhiều nhà báo có biểu hiện: “không quan tâm đến người khác ngoài mình”, thỉnh thoảng lại “choang” những thông tin theo kiểu “thầy bói xem voi”, báo hại các doanh nghiệp sản xuất và phân phối hàng hóa nhiều phen khốn đốn, và thị trường tiêu dùng thì theo đó cứ “loạn” cả lên.

Nhân đây cũng xin được bàn đến lĩnh vực quản lý nhà nước (quản lý công). Trong các nội dung quản lý mà nhà nước phải thực hiện có nội dung hoạch định, ban hành và tổ chức thực thi chính sách, đó cũng là phương tiện, công cụ hữu hiệu cho việc điều hành.Người ta phân loại chính sách thành:
- Chính sách tuyệt với;
- Chính sách tốt;
- Chính sách đạt yêu cầu;
- Chính sách gây ức chế;
- Chính sách gây “sốc”

Ở ta tỉ lệ các chính sách “dười ngưỡng” có vẻ không ít. Đơn cử gần đây  xuất hiện nhiều chính sách khiến người dân ngơ ngác và khá “sốc”, vì đó là những chính sách “trên trời”, hay chính sách “Một mình một kiểu”.  Nào là việc đổi chứng minh thư có ghi cả tên bố, tên mẹ (mà Bộ Tư pháp “tuýt còi” là vi phạm luật nhân quyền”), nào là chính sách về lễ tang không được gắn kính lên mặt quan tài, nào là bán thịt lợn không được quá 8 tiếng, nào là cộng điểm ưu tiên cho bà mẹ Việt Nam anh hung…Rõ là triệu chứng “nghĩ sao viết vậy”, “chỉ biết có mình” của một số công chức làm chính sách.

Nhưng trầm kha nhất và cũng đáng lo ngại nhất là sự xuất hiện của căn bệnh “Tự kỉ xã hội” trong cộng đồng dân chúng. Như đã nói, “tự kỉ xã hội“ là căn bệnh có độ lây lan rất mạnh. Nó không loại trừ ai, nhất là khi đặc điểm văn hóa Việt Nam vốn có “hiệu ứng đám đông”. Cha ông ta ngày xưa răn dạy con cháu

Bầu ơi thương lấy bí cùng;
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn


Và rằng “Lá lành đùm lá rách”. Các cụ cũng nhắc nhở, phê phán những kẻ “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”. Nhưng có vẻ những kẻ bị coi là “thiểu số” ngày xưa bây giờ đang có nguy cơ tăng nhanh cả về số lượng và tính chất. Cái cảnh người ta có thể thơ ơ trước hoạn nạn của những người bất hạnh đã trở thành “Chuyện thường ngày ở huyện”. Người ta né tránh khi thấy có ai đó đang bị kẽ xấu hành hung, cướp giật với tâm lý “Tránh voi chẳng xấu mặt nào” , “chẳng phải đầu cũng phải tai”. Và kẻ bị hại chỉ còn biết đơn độc đối phó với nhóm côn đồ. Nhìn thấy một ai đó vi phạm pháp luật nhưng người ta ngại phê bình hoặc tố giác vì “chẳng liên quan gì đến mình”. Ngoài đường người ta sắn sàng lao vào nhau ẩu đả, thậm chí thí mạng nhau chỉ vì “Không thích”, hoặc “bị nhìn đểu”. Trong gia đình vợ có thể lạnh lùng thiêu chết chồng, bố có thể vô tư hãm hiếp chính con đẻ; Trong tổ chức người ta a dua để tâng bốc những kẻ bất tài nhưng miệng lại “có gang, có thép”, và quay lưng lại với những người có tâm, cóa tài nhưng danh không chính“ nên “ngôn không thuận”…Tốc độ lây lan của căn bệnh “tự kỉ xã hội”  nhanh đến chóng mặt...

Đã đến lúc phải nhanh chóng, quyết liệt chữa chạy căn bệnh này. Triệu chứng thì đã rõ, nhưng cái khó trong việc điều trị dứt điểm một căn bệnh là truy tìm nguyên nhân để “bốc thuốc”, còn nữa, cũng cần phải xác định “ai sẽ là người chữa?”, ai sẽ là người được chữa?”, “Chữa bằng cách nào? Chữa trong bao lâu?  Di chứng để lại là gì?”…

Từ góc nhìn y học, Nguyên nhân của bệnh tự kỉ do yếu tố bẩm sinh hoặc do tác động của môi trường giáo dục gia đình. Còn căn bệnh “tự kỉ xã hội” hoàn toàn là hậu quả của môi trường văn hóa, khi mà những giá trị và chuẩn mực đạo đức bị “xuống cấp”.

Chính vì vậy, nhà nước, bằng quyền lực của mình, có thể tác động, điều chỉnh làm giảm nhẹ “triệu chứng”, thậm chí trên một số lĩnh vực có thể “chữa” dứt điểm. Theo đó cần phải có chế tài mạnh, xử lý cương quyết để răn đe với những trường hợp thiếu trách nhiệm, non yếu, có dấu hiệu “ lợi ích nhóm” trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ. Bên cạnh đó phải xây dựng những quy định chặt chẽ kết hợp với kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động văn hóa, thông tin, truyền thông. Tôn trọng tự do trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật và báo chí, truyền thông, nhưng cũng phải có một khuôn khổ hợp lý trên cơ sở tôn trọng những giá trị chung của cộng đồng, của pháp luật. Mặt khác cần tăng cường hơn nữa việc giáo dục, vân động trong mỗi gia đình, mỗi cá nhân ý thức trách nhiệm với người khác ngoài mình, và với xã hội. Tôn vinh và nhân rộng những tấm gương sáng trong hành vi ứng xử, trong thể hiện đạo đức xã hội. Điều trị “căn bệnh” của xã hội là câu chuyện dài hơi.

Nhưng nếu có phác đồ điều trị hợp lý và sự vào cuộc không chỉ “thầy thuốc” mà còn ở chính “người bệnh” thì tin rằng cơ hội khỏi bệnh sẽ cao. Nói như vậy để khẳng định rằng, chỉ riêng các biện pháp của nhà nước chưa đủ để điều trị cho căn bệnh “”tự kỉ xã hội”. Cần và rất cần sự chung tay, góp sức của cả xã hội và của mỗi người dân.
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vô cảm trong thế giới ảo

    22/12/2019Quỳnh TrangTừ chuyện câu nói vô cảm, bất nhã của một cô gái người Trung Quốc trước thảm họa xảy ra với các đồng loại khiến cư dân mạng bất bình, “ chân dung” của lối sống mất phương hướng, lệch lạc, thậm chí bất nhẫn của một bộ phận giới trẻ hiện nay đã được nhận diện. Đó cũng là lời cảnh báo cần thiết về tác động của thế giới ảo...
  • Bệnh vô cảm

    26/01/2019Hồng VănSếp tôi hay nói nửa đùa nửa thật với các nhân viên, đại ý rằng có một số nhân viên trong nhiều trường hợp đã vô cảm trước những sự việc, hiện tượng bức xúc xảy ra ngoài xã hội, ngoài cộng đồng và xem nó như trách nhiệm của ai đó, ở cơ quan nào đó chứ không phải liên quan tới nghề nghiệp của mình...
  • Luận bàn về ý thức trách nhiệm và thói vô cảm

    10/07/2017Phạm Lê Vương Các, sinh viên tp.HCMĐề thi Đại học môn Văn khối C năm nay được cho là hay nhất từ trước đến giờ với phần nghị luận về “tinh thần ý thức trách nhiệm và thói vô cảm” một vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng. tuy nhiên có một số ý kiến nhận định cho rằng vấn đề này là “quá tầm” so với trải nghiệm của thí sinh. Vậy thì có tinh thần trách nhiệm và nói không với thói vô cảm có khó thực hiện như chúng ta vẫn nghĩ không hay là chúng ta chưa giáo dục được ý thức trách nhiệm cho thế hệ trẻ ngày nay?
  • Vô cảm và bất lực

    12/05/2016Vương Trí NhànHàng ngày các tin tức thuộc loại tiêu cực đã quá nhiều. Nhiều tới mức câu chuyện “người Việt thuộc loại chuộng dùng hàng ngoại nhất châu Á” do một tổ chức nghiên cứu quốc tế nêu lên, và vài tờ báo trong nước đăng lại... chẳng khiến mấy ai bận tâm.
  • Người Việt quá duy tình, sao lại nói vô cảm?

    14/04/2016Dân HùngTrong mối quan hệ mang tính Nhà nước, hay còn gọi là công việc, thỉnh thoảng, người ta thường hay nhắc đến từ"tội" mỗi khi có chuyện phê bình, kỷ luật xử lý một cá nhân nào đó,chữ tình hay được xét đến đầu tiên sau đó mới đến lý, mới đến quy định, pháp luật.
  • Vô cảm

    14/04/2016Lê Ngọc SơnKhi truyền thống bàn nhiều đến chuyện người đi đường thấy tai nạn không dừng lại giúp đỡ, hay thấy đánh nhau nhưng chẳng can ngăn… liền quy kết cho thói vô cảm của người đời, hay sự thờ ơ của lối sống thị dân. Trong thời đại mà các giá trị thay đổi một cách chóng vánh như hiện nay, thì đó cũng là điều dễ hiểu...
  • Trái tim vô cảm

    07/12/2015Trịnh Trung HòaAi cũng có một trái tim nhưng không phải vì thế mà trái tim nào cũng rung động như nhau. Có trái tim vô cùng nhạy cảm, chỉ một chút rung động nhẹ nhàng cũng xao xuyến cả tâm hồn nhưng cũng có trái tim trơ trơ như gỗ đá trước những buồn vui của người khác...
  • Vô minh và vô cảm

    20/04/2015GS Chu HảoNhững biểu hiện Vô minh và Vô cảm như thế chỉ có thể bị hạn chế, bị đẩy lui trong một thể chế dân chủ, với một nền giáo dục nhân văn . Thể chế dân chủ đảm bảo những quyền tự do cơ bản của con người, trong đó quyền tự do bầy tỏ chính kiến của mình để làm phong phú, đa dạng và đổi mới tư duy của toàn xã hội để gạt bỏ mọi giáo điều ý thức hệ, có lẽ là quan trọng nhất...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ai mạnh thì theo; Biếng nhác, vô cảm

    14/04/2015Vương Trí NhànHiện tượng quá đông dân và thường xuyên thiếu việc làm khiến cho nhiều người có tâm lý sống ngày nào biết ngày ấy. Ở thôn quê, những kẻ có chút tiền bạc hoặc có đủ ruộng chỉ còn thích ăn không ngồi rồi...
  • Sự nhẫn tâm, vô cảm và trách nhiệm

    25/10/2011Nguyễn Văn NhậtHơn lúc nào hết, sự vô cam cần được nhận diện đúng nơi, đúng chỗ. Nếu không, từ những chuyện nhỏ như sự kiện trong mẩu tin trên, nếu không được xử lý đến nơi đến chốn, nó có thể gây thành những trận cuồng phong vô cảm cuốn phăng dân tộc này!
  • Trẻ thành thị có vô cảm với láng giềng?

    27/06/2009Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Minh Thức - Giảng viên tâm lý học Nguyễn Văn CôngBài viết của hai chuyên gia giáo dục và tâm lý học dưới đây có thể sẽ gây ra những phản ứng đa chiều trong dư luận. Dù ở cực nào, đồng tình hay phản đối thì cũng cho thấy vấn đề rất đáng quan tâm. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến tranh luận để có thể tiệm cận được gần nhất với vấn đề mà gần đây không ít nhà văn hoá, xã hội học đã báo động: trẻ em ở thành thị có đời sống tình cảm nghèo hơn trẻ ở nông thôn
  • Không vô cảm

    03/12/2008Đỗ Chí NghĩaMột lần nữa cái tên Đỗ Việt Khoa lại nóng lên trên các trang báo. Một câu chuyện có vẻ lặt vặt, chỉ là những xử sự của con người cụ thể với nhau, mà nhuốm nỗi buồn. Một bên là "người đương thời" Đỗ Việt Khoa, với lời tố cáo bị đe dọa hành hung bị cướp máy tính chỉ vì - như mọi lần- đã dám lên tiếng về những khoản thu không đúng quy định ở một trường THPT...
  • Không nên vô cảm trước sự tụt hậu

    15/07/2006GS. Hoàng TụyTrong kiến nghị gửi lên Trung ương và Chính phủ, chúng tôi đề nghị cần phải xây dựng lại giáo dục (GD) từ gốc. Vì sao?
  • xem toàn bộ