Đằng sau mỗi suy nghĩ và hành động

04:30 CH @ Thứ Sáu - 14 Tháng Tư, 2017

Hiểu nguyên nhân và động cơ đằng sau hoạt động của con người là mục đích cơ bản của tâm lý học. Phân tích và nắm bắt lý do hành động của con người trong xã hội là mục đích chính của các nhà tâm lý xã hội học nhằm giúp các nhà lãnh đạo và quản lý khuyến khích hay hạn chế một số hoạt động nào đó khi đưa ra chính sách xã hội. Ở Việt nam, dường như các chuyên gia tâm lý xã hội chưa phát huy tốt được vai trò của mình trong sự phát triển của xã hội.

Trong đời sống thường ngày của người Việt Nam, có rất nhiều hành vi bắt nguồn từ những suy nghĩ không tích cực. Các nhà tâm lý xã hội có bao giờ hỏi tại sao người dân rất tuân thủ quy định đội mũ bảo hiểm? Thay vì mục đích an toàn được đặt hàng đầu thì phần lớn tâm lý người dân đội mũ bảo hiểm là đôi khi luật pháp vô tình giúp bảo vệ con người trước khicon người biết tự bảo vệ mình!

Thuốc lá chữa kích thích gây hại, cụ thể là nicotin trong thuốc lá làm nhịp tim tăng và thay đổi phản ứng của hệ thần kinh khiến người hút thuốc có cảm giác thư giãn. Chất kích thích trong thuốc lá không chỉ có tác dụng gây nghiện về mặt hóa sinh, mà còn gây nghiện về tâm lý. Nhiều người nói rằng họ sẽ hút thuốc nếu thấy người khác hút. Việc đó cũng giống như hình thức quảng bá bằng hành vi bắt chước vậy. Hiện tượng tâm lý mang tính cá nhân đó có thể dẫn đến hiện tượng công ty, nhà máy hay tại nơi công cộng, tạo nên một sự tương quan giữa những người nghiện. Điều này đã quá phổ biến ở Việt Nam vì nhiều người cho rằng hút thuốc là vì quan hệ công việc, vì xã giao. Mời thuốc lá cho đối tác, đồng nghiệp, bạn bè giống như trao cho họ món quà nhỏ. Tại sao người ta lại cho nhau những thứ độc hại mà không nghĩ rằng món quà nhỏ đó khi ở Mỹ, Canada và các nước phương Tây, vì nắm được tác hại của tâm lý nghiện lây lan này nên chính quyền cấm hút thuốc lá ở tất cả nơi công cộng.

Có một xu hướng không thể kiểm soát được và đang làm nhức nhối môi trường đô thị ở Việt nam là nạn vứt rác bừa bãi ra đường. Bản thân tôi không có mong ước gì hơn là được thấy người dân thành phố bỏ rác vào thùng thay vì ném từng bịch rác, bao nilông vào cống nước thải hoặc quăng đại xuống đường một cách hững hờ. Thành phố sẽ tiết kiệm biết bao chi phí và đẹp lên biết bao nhiêu lần nếu mỗi người có ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng. Tôi từng hỏi những người xả rác ấy tại sao lại làm vậy thì nhận được câu trả lời thẳng thừng rằng vì họ xả hay không xả thì thế nào cũng có người dọn. Đó là sự cạn nghĩ của những người vô trách nhiệm với môi trường và cộng đồng. Họ không lường trước được nếu gió, mưa, chuột, chó, mèo hay bất cứ thứ gì có thể làm rác vương vãi ra thì sẽ tốn nhiều công sức hơn mà chưa chắc gì đã thu dọn lại được.

Chính phủ đã có những chương trình hỗ trợ y tế và giáo dục cho người nghèo, nhưng những khiếm khuyết của các chương trình này bị quy về nguyên nhân thiếu kinh phí, không đủ cán bộ, y bác sĩ được đào tạo chuyên sâu, thiếu giáo viên... Bằng một cái nhìn trực diện, khiêm tốn và khoa học, có lẽ không khó để nhận ra nguyên nhân của những khuyết điểm trong các chương trình phúc lợi xã hội là sự thiếu thông tin, sự yếu kém trong tuyên truyền hơn là do thiếu kinh phí. Cung cấp đủ, chính xác và kịp thời thông tin giáo dục cho cộng đồng là biện pháp rẻ và hiệu quả trongviệc phòng ngừa bệnh tật, cũng như xây dựng niềm tin để kêu gọi sự cống hiến trí tuệ và sức lực trongcộng đồng. Tận dụng tốt những phương tiện truyền thông của nhà nước để người dân tiếp cận trực tiếp với thông tin thì cơ hội giải quyết các vấn đề phúc lợi xã hội sẽ tốt hơn.

Mỗi người đều có cách lý giải riêng về quyết định và hành động của họ. Đó là nền tảng để xây dựng và thể hiện cá tính của mỗi người. Nhưng là một phần trong xã hội, con người cũng rất dễ dàng bị ảnh hưởng và cuốn theo suy nghĩ, hành động của cộng đồng. Vì lý do đó, khi mỗi công dân đều có trách nhiệm tự đánh giá động cơ và điều chỉnh hành vi của mình theo chuẩn mực xã hội đã đề ra thì tất cả chúng ta mới có thể cùng chia sẻ những lợi ích chung tốt đẹp hơn và hướng đến sự phát triển bền vững hơn.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thị hiếu của tôi là tôi

    02/10/2017Bảo NinhHàng năm, theo thông lệ, cứ sắp tới mồng 1 tháng 6 và Trung Thu, các tờ báo và tạp chí cùng những nhà xuất bản có uy tín đối với lứa tuổi trẻ học trò lại phải sẵn sàng tinh thần để được nghe các bậc đạo đức lên lớp. Đều là những phàn nàn và chỉ trích lặp đi lặp lại, bình cũ rượu cũ...
  • Cái tôi to tướng và cái tập thể nhạt nhẽo

    10/04/2017Họa sỹ Phan Cẩm ThượngCái chủ nghĩa cá nhân vô lối này cũng đầy rẫy trong nghệ thuật, vì là một thứ không chết ai, nên cũng chẳng có một sự phê bình nào, và nhất là những cơ quan quản lý văn nghệ chỉ lo những gì sai đường lối. Thế là có vô số thứ nghệ thuật không sai đường lối nhưng tầm thường vô cùng trở thành thời thượng
  • Xây dựng văn hoá tiêu dùng: Bắt đầu từ đâu?

    11/04/2009Minh ThiNhiều người cho rằng, còn quá sớm để khẳng định đã có nền tảng văn hoá tiêu dùng ở VN. Bởi vẫn còn đó tâm lý đám đông, phong trào lao vào mua sắm hay đầu tư theo tin đồn mà không tính toán kỹ;
  • Một số qui luật trong hành vi ứng xử

    21/01/2009Nguyễn Tất ThịnhNhững nghiên cứu, phân tích của khoa tâm lí học đã đóng góp những thành tựu to lớn vào kho tàng hiểu biết của chúng ta về hành vi ứng xử của con người. ở đây tôi kế thừa và cố gắng kiến giải ngắn gọn để đưa ra một vài qui luật ứng xử điển hình.
  • Con người phải hợp lý

    18/03/2008Hồng Thanh QuangTrong cách ứng xử và trình bày quan điểm của con người này luôn có một cái gì đó tinh tế, nhẹ nhàng, thậm chí gượng nhẹ, như thể không muốn "làm đau dẫu chỉ một chiếc lá trên cành", mặc dầu những vấn đề mà tôi từng được nghe ông nói trên truyền hình hoặc trình bày trong các bài báo đều nóng bỏng...
  • Xây dựng văn hóa người Hà Nội: Phải từ ý thức mà nên

    07/05/2007Nhâm TâmNhiều người đã từng đi tham quan nước ngoài đều nhận thấy. Ở Hà Nội hành vi mất an ninh trật tự, gây ô nhiễm môi trường, hàng quán lộn xộn... tại nơi công cộng, đặc biệt tại các khu di tích, điểm du lịch văn hóa còn tồn tại nhiều. Nguyên nhân chính của tình trạng này vẫn là do ý thức của người dân. vì vậy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức văn minh đô thị là rất cần thiết.
  • Thói quen

    19/02/2007Băng SơnCó nên xem lại mình ngay từ trong mỗi người, mỗi gia đình để tạo ra nếp sống mới, thói quen mới, dần dần từ bỏ thói quen xấu để đỡ phiền lòng người khác?
  • Tâm lý học đám đông

    28/10/2006Phạm ToànCái yếu tố bệnh lý để Le Bon nghiên cứu đám đông là tin đồn. Qua tin đồn, ta sẽ hiểu đám đông theo nghĩa là hiểu sự bí ẩn của cách hình thành đám đông để từ đó mà biết cách chi phối đám đông, hoặc theo nghĩa là hiểu tâm lý đám đông không phải để cai trị đám đông, mà để không bị đám đông cai trị...
  • Mode và sự hoàn thiện thẩm mỹ

    07/09/2006Hà Yên thực hiện
    Với ý nghĩa con người và xã hội của nó, có thể coi mode là một sinh hoạt văn hoá thường nhật, sinh động của xã hội hiện đại, nên có thể tiếp cận mode từ những phương diện văn hoá khác nhau. Và cuộc trò chuyện giữa phóng viên với cây bút lý luận - phê bình văn học Nguyễn Hoà dưới đây là một trong nhiều phương diện tiếp cận đó...
  • Bàn về văn hóa ứng xử của người Việt Nam

    06/06/2006Nguyễn Tất ThịnhTôi viết cuốn sách này với cách nhìn xuyên suốt của văn hóa xã hội. Để trở thành gì thì vấn đề cốt lõi là đẳng cấp văn hóa, để hội nhập vấn đề xuyên suốt cũng là văn hóa. Cuối cùng là mong muốn sự phản tỉnh văn hóa, như luống đất đã được lật luống, trồng trên đó cây gì tùy thuộc vào mỗi người. Có nhiều thứ để trồng lắm, nhưng đó phải là những thứ tốt lành nuôi dưỡng chúng ta và thúc đẩy chúng ta phát triển...
  • Nhu cầu và vấn đề điều khiển hành vi

    09/03/2006Nguyễn Bá MinhNhu cầu với tư cách là một hiện tượng tâm lý của con người, nó chi phối một cách mãnh liệt đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi của con người nói riêng. Ở đây đề cập tới vấn đề nhu cầu trong mối quan hệ với việc điều khiển hành vi của con người.
  • Thuyết hành vi trong quản lý của H. A. Simon

    16/01/2006Phạm Quang LêHerbert A.Simon (người Mỹ) giáo sư tiến sĩ chuyên về khoa học máy tính và tâm lý học, trí tuệ nhân tạo và khoa học quản lý, từng đoạt giải Nobel về kinh tế năm 1978. Tư tưởng quản lý của Simon là Coi cốt lõi của quản lý chính là ra quyết định...
  • xem toàn bộ