Dân chủ và dân trí
Ngày nay, hai từ "dân chủ" đang được nhắc đến nhiều trong xã hội. Không ít người nghĩ dân chủ là sự thoải mái đóng góp ý kiến, bàn bạc của bất kỳ người dân nào. Trí tuệ của tập thể, của cộng đồng là cần thiết song nói như Lênin: "Chân lý không phải bao giờ cũng thuộc về số đông". Không thể có dân chủ đứng một mình mà đi kèm theo nó phải là dân trí để thành một đôi chân bước trên đường dài, vượt qua những khó khăn, cản trở phía trước. Không hiểu biết ngọn ngành với đầy đủ thông tin quanh một vấn đề làm sao có thể bàn bạc, đóng góp, xây dựng, giải quyết vấn đề đó theo chiều hướng tốt hơn. Dân chủ là phản biện với thái độ trung thực, thẳng thắn nhưng có thể trung thực, thẳng thắn được không khi ai đó thích phản biện nhưng thông tin và tri thức về vấn đề cần phản biện đó lại mù mờ, không chắc chắn.
Dân chủ là sự bình đẳng nhưng không có nghĩa là cào bằng ai cũng như ai. 4 người ngồi trên một chiếc ô tô chẳng hạn hẳn không thể dân chủ bình đẳng theo kiểu cả 4 người phải được tham gia cầm vô lăng nếu chỉ có một người biết lái. Ngay khi cả 4 người cùng biết lái thì cũng phải căn cứ vào kinh nghiệm, sức khỏe, tình trạng tâm lý mỗi người lúc đó để nhận đưa cả chuyến xe đi. Không biết lái xe lại góp ý, bàn bạc thúc giục lái xe đi nhanh chắc chỉ có đi xuống ruộng!
Dân chủ thường kèm theo tự do nhưng chỉ có tự do thật sự khi người ta có tri thức hiểu biết cái gì cần làm và điều gì không được làm. Sẽ không thể có tự do nếu ngồi trên một chiếc ô tô mà anh không biết lái, không nắm được Luật giao thông. Sự hiểu biết về chiếc xe, về đoạn đường đang đi và tri thức, kinh nghiệm lái xe sẽ là tự do cho ta vừa lái xe, vừa nói chuyện với những người bên cạnh.
Khái niệm dân chủ Đảng ta đặt ra ngay trong thời kỳ đầu đổi mới là hoàn toàn khoa học và chính xác, trước hết ở thứ tự khẩu hiệu:"dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Trước hết phải là Biết đã sau mới Bàn và Làm. Cuối cùng Kiểm tra (đánh giá, góp ý...) cũng từ yếu tố Biết đầu tiên. Phải chăng yếu tố dân chủ khoa học này là gốc thắng lợi của công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
Tuy nhiên, phải chấp nhận một thực tế là trong một quốc gia hay một cơ quan tổ chức thường có những mâu thuẫn về nhóm lợi ích nên luôn có những ý kiến khác nhau. Giải quyết mâu thuẫn này không thể bằng khái niệm dân chủ chung chung mà phải bắt đầu từ lợi ích toàn cục. Để nhận ra lợi ích này cần biết bao đến sự hiểu biết và càng hiểu biết người ta càng dễ dàng giải quyết những mâu thuẫn. Không có thông tin đầy đủ và hiểu biết ngọn ngành chỉ khăng khăng cho ý kiến của mình là đúng, thì đó là thiếu trách nhiệm chứ không phải là bị thiếu dân chủ...
Thực hiện dân chủ là nhu cầu của toàn nhân loại, song không thể đem dân chủ của quốc gia này áp đặt cho quốc gia khác, bởi mỗi quốc gia có truyền thống văn hóa riêng, điều kiện kinh tế và thói quen sống, tâm lý dân tộc riêng. Dân chủ thực sự phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà trước hết, dân trí phải song hành. Để làm được điều này, việc minh bạch thông tin là hết sức cần thiết bên cạnh thái độ cầu thị tôn trọng người phản biện, đối thoại.
Phải chăng câu nói quen thuộc của người phương Đông "Biết thì nói là biết, không biết thì nói không biết, thế mới gọi là biết" là một trong những khái niệm quan trọng của dân chủ...
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáBàn về Nguyên khí, Dương khí & Âm khí
08/12/2009Nguyễn Tất Thịnh