Cuộc đời gửi lại trong thơ

10:43 SA @ Thứ Năm - 29 Tháng Tám, 2019

Xuân Quỳnh (1942-1988) là một gương mặt độc đáo trong nền thơ Việt Nam hiện đại. Từ giã trần gian đã hơn 20 năm nhưng thơ chị vẫn luôn có mặt trong hành trang tinh thần của nhiều thế hệ bạn đọc.


Bìa tuyển tập thơ Không bao giờ là cuối - Ảnh: N.N.

Tuyển tập thơ Xuân Quỳnh Không bao giờ là cuối gồm ba phần. Qua đó có thể thấy ngòi bút của chị đã được thử thách qua thời gian với nhiều loại chủ đề khác nhau. Trong đó có những bài thơ tình yêu đã đạt tới đỉnh cao.

Dù đi vào những vấn đề lớn của đất nước hay trở về với những tình cảm riêng tư, thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo, đầy nữ tính.

Đọc thơ Xuân Quỳnh chúng ta có thể hình dung được chị đã sống ra sao, đã yêu thương, day dứt những gì. Lấy sự chân thực làm điểm tựa cho cảm xúc sáng tạo của mình, các bài thơ của Xuân Quỳnh chính là đời sống của chị, là những tâm trạng thật của chị trong mỗi bước vui buồn của đời sống.

Tất cả những gì chị nói đến trong thơ: miền gió Lào cát trắng, con đường 20 trong những năm đánh Mỹ, thành phố nơi chị lớn lên, những năm tháng không yên mà chị đã trải qua, căn phòng riêng của chị, đứa con nhỏ mà chị yêu dấu... đều được diễn tả thông qua những cảm xúc tràn đầy của tâm trạng.

Nhiều bài thơ tình đặc sắc của Xuân Quỳnh như Sóng, Thuyền và biển, Tự hát, Thơ tình cuối mùa thu... đã có mặt trong gia tài thơ của những đôi lứa yêu nhau.

Ở Xuân Quỳnh, tình yêu không bao giờ đơn thuần chỉ là tình yêu, nó còn tượng trưng cho cái đẹp, cái tốt, cái cao quý của con người, tượng trưng cho niềm khao khát được tự hoàn thiện mình.

Những bài thơ tình của Xuân Quỳnh thường có một vẻ đẹp giản dị, chân xác. Đôi khi chỉ bằng một câu hỏi tưởng như bâng quơ cũng đã mở ra một thế giới tình yêu đầy biến động và rất giàu nữ tính:

Cửa kính mờ trong mưa đẫm nước

Em chờ anh, anh có về không?

(Ngày mai trời còn mưa)

Người phụ nữ đang yêu trong thơ Xuân Quỳnh rất trân trọng và khao khát tình yêu. Cũng chính vì lẽ đó mà thơ chị đầy ắp những lo âu, e ngại. Trong cuộc đời thường đầy biến động, tình yêu quả là một cái gì đó thật mong manh, dễ đổ vỡ, bao giờ cũng kèm theo nỗi khắc khoải không yên: Em lo âu trước xa tắp đường mình/Trái tim đập những điều không thể nói (Tự hát); Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn/Hôm nay yêu, mai có thể xa rồi (Nói cùng anh); Những cánh chuồn mỏng manh như tình yêu (Chuồn chuồn báo bão); Lời yêu mỏng mảnh như màu khói/ Ai biết lòng anh có đổi thay? (Hoa cỏ may)...

Những cung bậc cảm xúc được đẩy đến tận cùng đã làm nên sự quyến rũ trong thơ Xuân Quỳnh. Nó luôn tồn tại một nghịch lý càng hạnh phúc thì càng lo âu, và càng lo âu khắc khoải thì càng đắm say da diết.

Điều đặc biệt là tuyển tập thơ còn giới thiệu phần thơ viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh. Những câu thơ được viết ra từ ẩn ức của một đứa trẻ côi cút, sớm xa cha mất mẹ lại mang đậm sự trong trẻo, hồn nhiên và rất ngọt ngào. Các sáng tác của chị thật sự là “món quà của một bạn nhỏ ngày xưa tặng các bạn nhỏ bây giờ”.

Xuân Quỳnh là một nhà thơ bẩm sinh, một tiếng thơ cất lên từ số phận, từ tình yêu không bao giờ vơi cạn. Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, chị đã đi một cách trọn vẹn trên con đường lớn của thơ ca. Con đường đi từ trái tim và ở lại giữa những trái tim người đời. Hàng mấy chục năm nay, thơ Xuân Quỳnh đã đi vào trái tim của nhiều thế hệ bạn đọc và sẽ còn song hành cùng những thế hệ mai sau.

Lại bắt đầu

Lại bắt đầu từ những trang giấy trắng
Lại ngọn đèn, màu mực những câu thơ
Lại nhịp đập bắt đầu, tim rạo rực
Trước biết bao nao nức với mong chờ.

Một con tàu chuyển bánh ngoài ga
Làn nước mới, trời xanh và mây trắng
Ngô non mướt, bãi cát vàng đầy nắng
Như chưa hề có mùa lũ đi qua.

Như chưa hề có nỗi đau xưa
Lòng thanh thản trong tình yêu ngày mới.
Một quá khứ ra đi cùng gió thổi
Thời gian trôi, ký ức sẽ phai nhòa.

Những mùa sen, mùa phượng đã xa
Trên khắp nẻo lại bắt đầu mùa cúc
Rồi hoa đào lại tươi hồng nô nức
Như chưa hề biết đến tàn phai.

Tay trong tay tôi đã bên người
Tôi chẳng nói điều chi về vĩnh viễn
Vì mỗi sáng khi mặt trời hiển hiện
Là một ngày tôi lại bắt đầu yêu.

XUÂN QUỲNH

Thơ tình cuối Mùa thu

Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa thu đi cùng lá
Mùa thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mang
Mùa thu và hoa cúc
Chỉ còn anh và em

Chỉ còn anh và em
Là của mùa thu cũ
Chợt làn gió heo may
Thổi về xao động cả:
Lối đi quen bỗng lạ
Cỏ lật theo chiều mây
Đêm về sương ướt má

Hơi lạnh qua bàn tay
Tình ta như hàng cây
Đã bao mùa gió bão
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ.

Thời gian như là gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em

Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại...
- Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may.

XUÂN QUỲNH

Nguồn:Tuổi trẻ
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vài suy nghĩ về cái Tôi trong thơ từ cách nhìn Phật Giáo

    16/11/2017Nguyễn Điệp HoaTưởng rằng có cái TÔI tuyệt đối, cái tôi đích thực, đó là một trong những ảo tưởng lớn nhất của loài người. Nhưng xem ra, căn bệnh này ở những người làm nghệ thuật và các nhà thơ còn nặng hơn nhiều so với những người khác...
  • Cô đơn hay lộng gió thời đại?

    12/08/2016Đinh Quang TốnVăn nghệ sĩ muốn sáng tạo thì phải hiểu thấu mọi điều từ nội tâm con người đến mọi sự việc hành động của toàn xã hội. Anh cô đơn, không hòa đồng với mọi người thì làm sao hiểu được họ? Những điều anh viết ra sao có được hơi thở cuộc sống? Những điều anh bịa ra rất dễ quái đản! Không, văn nghệ sĩ, trong đó có các nhà thơ nhà văn phải có một tâm hồn lộng gió thời đại thì mới mong có được những tác phẩm có sức sống...
  • Trả lại tên cho một nhà thơ tiền chiến đất Thăng Long

    02/09/2010Hoàng Thư NgânTôi cầm trên tay tập thơ “Hương sắc Yên hòa” do phường Yên hòa-quận Cầu giấy xuất bản nhân kỷ niệm 10 năm thành lập CLB thơ (1995-2005). Không có gì đáng nói nhiều về tập thơ này, vì nó cũng như bao tập thơ khác sinh ra từ rất nhiều câu lạc bộ thơ tương tự ở các phố phường Thủ đô gần đây, nếu không có phần 2 của tập thơ nhan đề: “Hương xưa”(trang 187). Thoáng một chút thú vị , vì trong phần này có nhắc đến một người mà tên đã trở thành tên một đường phố của Hà nội : “Hoa-Bằng”...
  • Thơ là gì

    25/11/2009Phạm Quỳnh"Không biết rằng ngược xuôi bôn tẩu như vậy có ăn thua gì, chính là phải định tĩnh tinh thần, kết ngưng trí tuệ mới được. Ở người nào, ở vật nào là không có thơ? Nhưng cái hồn thơ ấy nó thâm trầm u ẩn, không phải bộc lộ ra ngoài, phải có chí, phải chịu khó mới tìm ra được.
  • Thơ ta thơ tây

    03/07/2009Phạm QuỳnhNhư muốn vẽ bức tranh thì con mắt phải nhìn trong cảnh vật mà thu lấy cái hình ảnh, rồi mới tìm cách truyền thần ra giấy ra lụa. Muốn làm bài thơ cũng vậy, trong trí phải tưởng tượng ra một cái cảnh, hoặc là cảnh thiên nhiên, hoặc là cảnh trong tâm giới, rồi dùng những âm hưởng thích đáng mà gọi, mà kêu nó lên, khiến cho người nghe cũng phảng phất tưởng tượng như thế. Hai đàng cùng là vẽ cả, một đàng là vẽ cách trực tiếp, một đàng là vẽ cách gián tiếp, nhưng đều muốn khêu gợi ra mối tư tưởng cảm tình trong tâm trí người ta vậy.
  • Thơ Baudelaire

    03/06/2009Phạm QuỳnhThơ có hai phần: một là âm điệu, hai là tình tứ. Âm điệu là phần hình thức, tình tứ là phần tinh thần. Âm điệu tức là cách dùng chữ xếp vần, cho có âm hưởng tiết tấu để đọc cho êm tai vui miệng. Tiếng mỗi nước một khác thì âm điệu cũng không giống nhau, nên thi luật của nước nào là riêng cho nước ấy, không thể chuyển dịch sang tiếng nước khác được.
  • Thơ, thay đổi để tồn tại

    13/03/2009InrasaraMỗi trường phái mới bằng mỗi thử nghiệm hay mỗi bước chuyển đều có sự thất bại hay thất thố bên cạnh bật lên các đại biểu xuất sắc của nó. Nhà phê bình không thể dùng tiêu chí thẩm mĩ này để đánh giá sáng tác thuộc hệ mĩ học khác. Càng không đánh giá sáng tác thuộc mĩ học mới qua những sản phẩm kém cỏi được. Nhà tư tưởng chỉ có thể bị vượt qua khi phần vô ngôn của tư tưởng ông ta được khai mở trọn vẹn, - Heidegger nói thế. Một trào lưu văn nghệ chỉ có thể bị vượt bỏ khi chính tác phẩm đại biểu xuất sắc của nó bị vượt qua. Vượt qua, không phải người đọc không còn thưởng thức nó nữa, mà là: người viết hết còn sáng tác theo vết mòn của nó!
  • Yếu tính của thơ

    29/06/2006Hầu hết chúng ta ngày nay đều đồng nhất thơ với văn vần. Đối với chúng ta, một bài thơ là một trước tác được sắp xếp theo các dòng chữ có một mẫu hình xác định về nhịp điệu, và bày tỏ những cảm tưởng và ấn tượng cá nhân. Chúng ta phân biệt thơ với văn xuôi, là loại ngôn ngữ của hành ngôn và trước tác thông thường. ...
  • Thơ là giọng, là phong cách của tư tưởng

    07/04/2006Thiếu chúng ta, thế giới vẫn hoàn chỉnh. Một sự thật không thể khoan thứ. Nhà thơ đáp lại bằng cách nổi loạn, muốn chứng tỏ rằng không phải thế. Do lòng tự đại bị tổn thương, niềm tự hào ương ngạnh hoặc nhu cầu tuyệt vọng, nhà thơ kinh niên tranh cãi với sự thật, và một điều kinh ngạc xảy ra: một sự thật khác được tạo nên, giống như một thành tố mới có phần đối nghịch với điều không thể khoan thứ.
  • Thơ hay là cái chết của thời gian

    28/09/2005Ngô Tự LậpVề thơ như là một tổ chức ngôn ngữ quái đản. Tiểu luận Thơ là gì là một bài viết rất đặc trưng cho phong cách của ông Phan Ngọc: nhiều tâm huyết nhưng cũng nhiều võ đoán. Suốt bài viết với giọng cực kỳ tự tin này lấp lánh đây đó những nhận xét sâu sắc bên cạnh những từ ngữ và thuật ngữ cố tình lạ tai gây cảm giác khó chịu: “Quái đản”, tính thao tác”, “sự thức nhận”… (Tôi xếp vào loại này cả những từ to tát không cần thiết khác như vượt gộp", "thao tác luận"... rất nhiều trong các bài viết của ông). Mặc dù thú vị, bài viết này, theo tôi, có nhiều điểm chưa thích đáng, cả trong các nhận định lẫn trong thao tác khoa học.
  • Nhà thơ - người thợ lành nghề hay nhà tiên tri?

    08/09/2005Những lý thuyết về thơ từ những thời kỳ xa xưa đều xoay quanh ý niệm nhà thơ như người thợ thủ công khéo léo, như nhà tiên tri đầy cảm hứng, hay như một sự kết hợp thế nào đó của cả hai. Trong thế giới cổ đại, từ “thơ” nguyên nghĩa là “chế tác”, và bao gồm mọi hình thái sáng tạo sinh sôi của con người – chế tác những cái hũ cũng như chế tác những bài thơ. Nhưng nó sớm mang ý nghĩa nghệ thuật “chế tác” văn chương, sự trình bày có tính chất tưởng tượng về hành động, tính cách, và cảm xúc con người – thông qua từ ngữ. “Sự chế tác” như vậy bao gồm những tác phẩm kịch, ...
  • Thơ là gì ?

    30/09/2005Phan NgọcTrong quá trình xây dựng bộ "Phong cách học cấu trúc tiếng Việt", tôi bắt buộc phải định nghĩa lại các khái niệm, bởi vì các khái niệm trước đây về phong cách học là dựa trên nhận thức cảm tính về cái đã có, còn công trình của tôi mang tính thao tác, phải tìm cái lý do, cái sở dĩ của các hiện tượng đã được xem là hiển nhiên....
  • xem toàn bộ