Cuộc sống luôn luôn gồm cả hoa lẫn rác

03:59 CH @ Thứ Hai - 01 Tháng Sáu, 2015

Nhiều năm lại đây, sau những ngày lễ ngày tết, báo chí đã kêu ầm lên là đường phố Hà Nội đầy rác. Chẳng hạn năm nào cũng vậy, khoảng từ rằm tháng giêng trở đi, một trong những dấu hiệu cho thấy những ngày tết nguyên đán chỉ vừa mới qua, là nhìn vào nhiều góc phố thường thấy chồng chất những cành đào tàn héo, và trước nhiều số nhà, dễ dàng bắt gặp những cây quất bị nhấc lên khỏi chậu đất bắt đầu vỡ tung ra, được ném ngay cạnh cống nước chảy bên đường,chờ xe rác đến hót.

Sinh thời đạo diễn Nguyễn Đình Nghi ( mới qua đời đầu năm 2001 ) từng khái quát hai hình ảnh sâu đậm mà Hà Nội để lại trong ông là hoa và rác. Theo nghĩa này, tết nhất chính là một trong những thời điểm chính hoa trở thành rác, và cái sự kiện rác của hoa nó nói với chúng ta một vài điều mà lâu nay ta không để ý.

Rác -- chất thải nói chung ---vốn là một cái gì rất phiền phức với nghiã nó là một bộ phận của cuộc sống, tách nó ra khỏi cái hữu ích đôi khi rất khó.

Có một thời gian nó đã trợ giúp anh trong đời sống, nó bạn bàu với anh, nó là niềm vui của anh.
Cho nên chia tay với nó lôi thôi lắm. Lưu luyến. Ái ngại.

Song việc đời là thế, cái gì cũng có niên có hạn của nó, cái gì rồi cũng có thể trở thành rác cả.

Thuốc quá đát dùng còn có hại, một số loại hoa đến kỳ héo còn bốc mùi khó chịu và gợi bực mình, ai giữ trong nhà mãi được?

Nay là thời các thứ bao bì được làm rất đẹp, một hộp bánh mua về ăn hết rồi, dân Hà Nội nhiều người già cỡ tuổi tôi trở lên thường vẫn nhìn cái hộp với sự nuối tiếc, cố nghĩ ra lý do để giữ nó lại.

Nhưng cái gì cũng giữ -- lọ đựng mấy viên thuốc cũng giữ, vỏ chai ruợu cũng giữ, hộp xốp đựng cái nồi cơm điện cái quạt cũng giữ --, thì nhà thành cái kho rồi còn gì, mà kho nào đựng hết ?

Phải tự lên dây cót một lúc như thế rồi mới cả quyết quăng mấy thứ chai hộp ấy ra rác. Hoặc các loại báo tết, tờ nào giấy cũng trắng bìa cũng đẹp nhiều bài vở công phu nhiều nơi anh em biên tập mai phục cả năm chuẩn bị bài, nay đem bán cân cứ thấy dùng dằng. Hoặc những quyển từ điển nó là vật tuỳ thân của mình, mua được những cuốn mới biên soạn tốt hơn mà đứng trước quyển cũ cũng phải nhấc lên bỏ xuống dăm bảy lần mới dám thay thế.

RỒI CẢ NHỮNG CON NGƯỜI NỮA, NGƯỜI HÔM QUA RẤT ĐƯỢC VIỆC NHƯNG HÔM NAY QUÁ LỨA NHỠ THÌ, LÀ RÁC CHỨ GÌ ?

THƯƠNG NHAU DÙNG TIẾP TAI VẠ NHƯ CHƠI. KHÁC CHI GIỮ RÁC TRONG NHÀ CHỈ TỔ LƯU CỮU Ổ BỆNH!

Nói thế nghe tàn nhẫn quá.

Nhưng đứng lùi ra mà nhìn, vì quyền lợi tương lai mà nhìn, làm sao khác được.

HÀNG TỒN KHO đã lắm, người ta lại còn hay viện cớ đóng góp hôm qua để đòi xử lý cho được cả tình lẫn lý.

Cứ vẩn vơ mãi với khúc Người ơi người ở đừng về.

Thay thì thấy áy náy, mà để nguyên thì hỏng việc.

Ác một nỗi, người lại không ghi thời gian sử dụng như thuốc và không phải bao giờ cũng héo hon trông thấy như hoa, sự tình nghĩa khiến cả họ cả làng sống chung với loại di luỵ này hàng ngày mà không biết làm thế nào cho phải.

Trở lại chuyện rác theo nghĩa đen của nó.

Người ta hình như không hay nghĩ nhiều về rác. Có cái gì thừa vứt ra đường cho xong. Khi riêng mình phải chịu đựng thì nó là rác, vứt ra đường thiên hạ chịu chung thì nó không là gì cả.

Vậy đó, trong thái độ của một con người đối với rác bộc lộ đủ thứ:

  • quan niệm của anh về sự vận động, sự đào thải của cuộc sống ;
  • mức độ trưởng thành của anh về mặt ý thức (anh đã biết sống chung với xã hội chưa hay là mới chỉ biết lo cho bản thân mình và gia đình mình ?) ;
  • thái độ của anh với cuộc sống ( anh vốn thực sự chi chút nâng niu nó và đòi hỏi cao về nó, hay thế nào cũng xong kiểu gì cũng được?).

Nói tóm lại thái độ một con người đối với rác biểu lộ một phần trình độ sống của người đó.

Lúc rỗi ngồi nghĩ viển vông-- giá như có dịp được đi nước ngoài một cách nhẩn nha, sẽ để công nghiên cứu cái cách của mỗi nước đối với rác thải.

Nghe tin là ở Nhật có loại máy gọn nhỏ chuyên chế biến rác cho từng gia đình. Giá kể không đắt quá, có lẽ nên khuyến khích để mỗi gia đình mua một cái.

.... Thôi lan man kiểu này thì không biết đến đâu là cùng. Ai đó từng nói đùa về rác ở một lễ hội “nếu dồn tất cả rác đã xả ra, người ta có thể chôn cái di tích ấy như chơi“. Câu nói pha chút thậm xưng nhưng không phải là không có một chút hạt nhân hợp lý, cần nhắc lại ở đây như một lời nhắn gửi với cả người kiếm sống ở hội lẫn người thích đi các loại hội hè.
Về mặt nhận thức, hãy tự nhủ “Khi anh say sưa chọn lấy ít bông hoa đẹp và sung sướng đặt nó vào lọ thì cũng phải nhớ tới cái lúc nhấc nó ra khỏi lọ, và ném nó ra khỏi nhà !“.

Cuộc sống đòi hỏi chúng ta ghi nhớ cái điều có vẻ khinh bạc đó, nhất là cuộc sống hiện đại.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tự trách mình

    17/10/2019TS. Phạm Duy NghĩaGây sức ép, giám sát và buộc chính quyền bảo vệ quyền được sống thanh bình là quyền của người dân. Khi ô nhiễm bủa vây, người dân phải tự vệ với quyền kiến nghị, khiếu nại, phải dùng quyền chất vấn và hối thúc các đại biểu dân cử, buộc các đoàn thể, các tổ chức xã hội chịu nghe khát vọng của mình...
  • Ý thức và trách nhiệm ở xã hội Mỹ

    12/11/2016Mèo ConCó ý thức thì sẽ có trách nhiệm, mà trách nhiệm thì có liên quan đến pháp luật. Tôi muốn chia sẻ với quý độc giả về ý thức và trách nhiệm ở một góc cạnh liên quan tới những sinh hoạt hằng ngày của một người sống bình thường trên nước Mỹ...
  • Làm cho trọn chức trách của chúng ta

    21/10/2016Lê Huy Tuấn (gt)Nghề dạy học luôn là một trong những nghề cao quý nhất. Đồng thời cũng là một nghề mang trọng trách lớn đối với xã hội. Trong lịch sử nền giáo dục nước ta, nhiều người thầy đã có những cống hiến lớn lao cho nghề dạy học. Một trong những người hầy như thế là thầy Hoàng Đạo Thuý (1900-1994). Từ những năm 30 của thế kỷ trước, thầy đã tham gia dạy học và cùng với Trần Duy Hưng, Tạ Quang Bửu, Trần Văn Khắc, Ngô Thế Tân là những người đi tiên phong trong các hoạt động của hội hướng đạo sinh...
  • Ta chịu trách nhiệm về bản thân ta

    31/05/2016Vương Trí NhànNgười ta sẽ tìm thấy nghị lực lớn lao khi sống với cả lịch sử và cả thế giới… cái điều tưởng như quá to tát ấy thật ra lại quá thiết thực, nên cũng là điều ta cần tự nhủ...
  • Lê Thái Sơn, tranh và rác

    22/07/2015H. A.Thời buổi gì kỳ lạ! Người nghèo thì dí sát đất không tìm thấy cái ăn mà có người giàu thì tít tận trời không thấy chốn để tiêu! Có phải cứ cái gì có tiền vứt ra là “múc” đâu? Nếu vì tiền thì tôi kinh doanh bao nhiêu thứ có lãi hơn nhiều chứ theo tranh làm gì? Tôi chỉ muốn tống tên hợm ấy một phát ra khỏi cửa...”.
  • Tôi bới những đống rác của đời sống để tìm ra những giá trị

    10/09/2014Nguyễn Trần BạtÔng Nguyễn Trần Bạt chia sẻ những suy ngẫm về thất bại, thành công và việc học.
  • Trách nhiệm văn hoá là trách nhiệm chung

    01/07/2014Trần Hữu DũngNăm ngoái, cũng vào dịp này, tôi đã than phiền về sự thiếu vắng những nhà văn hoá lớn ở thời đại chúng ta. Một năm (ngắn ngủi!) đã trôi qua và tuy chưa thấy sự thiếu vắng ấy có đỡ hơn chút nào, tôi nghiệm rằng tình trạng èo uột văn hoá không chỉ là vì sự thiếu vắng những nhà văn hoá lớn, song còn là trách nhiệm của tất cả chúng ta. Bởi lẽ, tất cả chúng ta, nhất là những người chưa là nhà văn hoá lớn, đều có những trách nhiệm đối với văn hoá...
  • Trách nhiệm của nhà văn

    17/06/2014Võ Thị Hảo (2005)... Nhà văn phải có trách nhiệm "dọn dẹp", "sám hối" những sai lầm, tội
    lỗi của quá khứ, trong lịch sử của một đất nước, một dân tộc... Đó là
    cái nghiệp của nhà văn nó quy định thế...
  • Hiện tượng “thùng rác văn hóa” trên facebook

    14/01/2014Thùy Ân“Phây” (facebook) đang thống soái, mang niềm vui, nỗi thống khổ, sự bực bõ cho những cá nhân đang hoạt động trong mảng giải trí và những tay viết quanh mảng giải trí, đang ngụp lặn trong “phây”...
  • Sự nhẫn tâm, vô cảm và trách nhiệm

    25/10/2011Nguyễn Văn NhậtHơn lúc nào hết, sự vô cam cần được nhận diện đúng nơi, đúng chỗ. Nếu không, từ những chuyện nhỏ như sự kiện trong mẩu tin trên, nếu không được xử lý đến nơi đến chốn, nó có thể gây thành những trận cuồng phong vô cảm cuốn phăng dân tộc này!
  • Tảng băng trách nhiệm

    29/12/2010Nguyên CẩnKhi con tàu Titanic lộng lẫy và sang trọng đâm vào một tảng băng trôi khiến hơn 1.500 hành khách tử nạn, nhân loại ngày ấy (năm 1912) đã gọi sự kiện đó là thảm họa lớn nhất trong thời bình. Đó không chỉ là một vụ chìm tàu đơn thuần mà còn là một cú "sốc" lớn cho những nhà thiết kế đầy tham vọng...
  • Vinashin và ngọn nến tình thương, trách nhiệm

    13/12/2010Hà Thúc HoanTừ vụ đắm tàu Vinashin thứ nhất, người ta bắt đầu nói đến chuyện chìm tàu Vinashin thứ hai. Đó là con tàu Vinashin trách nhiệm đang được lèo lái bởi những người có chức có quyền mà mỗi quyết định, mỗi chữ ký đều có ảnh hưởng đến hạnh phúc và khổ đau của hàng triệu người dân…
  • Quốc nạn - Sự vô trách nhiệm và lãng phí mang tính hệ thống

    02/12/2010Nguyễn Hoàng (2010)Sự vô trách nhiệm mang tính hệ thống tất yếu gây ra những lãng phí
    mang tính hệ thống. Đó là sự lãng phí về cơ hội, các nguồn lực con
    người và xã hội, tiền của, thời gian, tài nguyên đất nước và phải được
    coi như một tội ác ghê gớm. Quy mô và sức phá hoại nó rât nặng nề có
    thể lên đến nhiều tỷ dollar/năm. So sánh về sức tàn phá, tham nhũng chỉ
    như mấy chú muỗi mắt đặt bên cạnh những con khủng long lãng phí và phá
    hoại mà thôi. Hiện tại, chưa có bất cứ một chế tài nào để chế ngự được
    loại quốc gia đại nạn này...
  • Trọng trách

    21/10/2010An NguyênKỳ họp thứ 8 của QH khai mạc trong bối cảnh khá đặc biệt, ngay trước thềm Đại hội Đảng XI, một nhiệm kỳ QH sắp kết thúc và rất nhiều vấn đề kinh tế - xã hội lớn lao, mà ở đó có các nội dung quan trọng được giải quyết trên cơ sở thảo luận và ra quyết định của QH và các đại biểu QH...
  • xem toàn bộ