Công dân toàn cầu và tâm hồn bộ lạc

10:59 CH @ Thứ Tư - 21 Tháng Hai, 2018

Khởi đầu năm mới 2015 cả thế giới bàng hoàng về vụ khủng bố giết người hàng loạt tại toà báo chấm biếm Charlie Hebdo – Paris – Pháp, đây có lẽ là một phần trong những phong trào thánh chiến mà điển hình nhất là sự nổi lên của “Nhà nước Hồi Giáo” đang làm cả thế giới lo lắng và rùng mình về mức độ bạo lực dã man chưa từng thấy mà các tay súng đã làm.

Ở một cực khác, chúng ta đang chứng kiến một thời đại mà biên giới quốc gia, khoảng cách địa lý dường như trở nên mờ nhạt, một chuyên gia của một công ty Mỹ có thể trả lời cho khách hàng tại Anh từ Ấn Độ; cách thức liên hệ trao đổi giữa hai đồng nghiệp trong một viện nghiên cứu ngồi bên cạnh nhau cũng không khác gì nhiều so với khi họ cách nhau nữa vòng trái đất.

Cả hai hiện tượng trên phải chăng là hai mặt của vấn đề “toàn cầu” và “bộ lạc” trong phát biểu của Piet Hein : “Chúng ta là công dân toàn cầu với tâm hồn bộ lạc”. Bộ lạc ở đây cũng có thể hiểu là quốc gia, là chủ nghĩa dân tộc hay rộng hơn là các thứ chủ nghĩa liên quan đến chính trị, tôn giáo và văn hoá, v.v…


Rõ ràng dù muốn hay không, dù mức độ hội nhập quốc tế thế nào, chúng ta cũng không thể và không nên cắt bỏ phần “bộ lạc” trong mỗi chúng ta. Và cũng không nên nhân danh “bộ lạc”, nhân danh cái riêng của mình để áp đặt, dùng bạo lực buộc những người khác, những nhóm khác phải theo các giá trị của riêng mình.

Không thể và không nên cắt bỏ “tâm hồn bộ lạc”

Không thể vì “tâm hồn bộ lạc” là những thể hiện “căn tính” (identité) riêng của mỗi con người hay mỗi nhóm người. Mỗi cá nhân chúng ta có một lai lịch văn hoá và tập tính trong cách nghĩ và hành động gắn liền với hoàn cảnh chính trị, xã hội văn hoá, tôn giáo và giáo dục cụ thể trong đó cá nhân lớn lên, nhân cách được hình thành, nên không dễ gì có thể “mật gốc” cho dẫu có hội nhập thế giới thế nào. Đây là điều hiển nhiên và cần thiết.
Không nên cắt bỏ phần “tâm hồn bộ lạc” vì khi chủ trương cắt bỏ hoàn toàn phần riêng để đón nhận các giá trị toàn cầu, điều này có thể đẩy chúng ta sang một cực quá khích khác nguy hiểm. Hảy hình dung, giả sử mọi công dân trên thế giới một ngày nào đó đều dứt bỏ căn tính văn hoá của mình để thành công dân của một “thế giới đại đồng”, thì thế giới đó thật buồn chán đơn điệu và sẽ hết sức sống, sự phát triển có lẽ sẽ dừng lại. Thế giới đó sẽ không còn động lực cạnh tranh để thay đổi đi lên, không còn sự khác biệt để khám phá, không còn những đối lập, những va đập tư tưởng để thúc đẩy tư duy con người làm việc và tìm kiếm những điều mới mẻ. Các suy tư của triết học, của khoa học xã hội lúc đó sẽ trở nên giáo điều, trở thành những loại ý thức hệ công cụ có thể được sử dụng bởi một nhóm người nào đó dắt mũi cả thể giới đi theo con đường mà họ muốn.

Nhưng cũng không nên tuyệt đối các thứ chủ nghĩa

Ở cực ngược lại, nếu “tâm hồn bộ lạc” quá mạnh, trở thành một thứ chủ nghĩa cực đoan như thái độ tự hào dân tộc mình có hàng ngàn năm văn hoá, rồi khinh thường những quốc gia khác chỉ mới thiết lập mấy trăm năm; hay xem tôn giáo mình là chân lý duy nhất đúng và xem phần thế giới còn lại là “ngoại đạo”, là ma quỷ cần tiêu diệt; hay chủ nghĩa chủ thuyết của mình hơn gấp vạn lần các thứ chủ nghĩa khác… Những điều như thế cũng sẽ làm thế giới không yên, là nguồn cội của chiến tranh xung đột, những gì chúng ta đang hằng ngày chứng kiến trên thế giới mà những vụ khủng bố là những ví dụ điển hình.
Đứng trước một hiện trạng toàn cầu hoá ngày càng sâu và rộng như đã nói, chúng ta không thể khép kín, không thể chống lại, chúng ta phải chấp nhận khuynh hướng này nếu chúng ta muốn phát triển xét về mặt cá nhân cũng như về mặt quốc gia. Như vậy để chuyẩn bị cho người trẻ bước vào đời, bước vào thế giới toàn cầu hoá nhưng đa dạng, đầy sự khác biệt, chúng ta phải hướng đến đào tạo mẫu người công dân thế nào cho phù hợp ?

Những tố chất và kỹ năng của công dân toàn cầu

Theo tôi, để có thể tồn tại và phát triển trong thế giới toàn cầu hoá hôm nay, các quốc gia phải hướng đến đào tạo các “công dân toàn cầu”. Đó là hình ảnh của công dân có những kỹ năng, những tố chất để có thể sống, làm việc và kiến tạo và bảo vệ một thế giới hoà bình và dân chủ, các công dân đó phải hiểu biết các nền văn hoá khác nhau, có khả năng giao tiếp và hợp tác với nhau… và quan trọng hơn hết là thái độ bao dung và biết tôn trong sự khác biệt.
Tôn trọng sự khác biệt, kính trọng người khác là một giá trí cốt lõi, là tiêu chuẩn văn minh từ lâu đã được đề cao trong giáo dục gia đình cũng như giáo dục nhà trường tại các nước dân chủ phát triển mà chúng tôi đã thấy rất rõ khi phỏng vấn các bà mẹ tại Pháp cũng như các giáo viên, các phụ huynh ở Phần Lan.

Tôn trọng sự khác biệt rất cần để mọi người có thể sống chung với nhau một cách hoà bình trong thế giới đa nguyên đa cực, cũng như để sống chung hoà bình với nhau trong cùng một xã hội luôn có bản chất là chín người mười ý. Công dân toàn cầu nên được giáo dục những giá trị phổ quát như các quyền cơ bản của con người đã được LHQ chủ trương.
Về mặt kỹ năng, Tony Wagner, nhà nghiên cứu giáo dục người Mỹ đưa ra “Bảy kỹ năng Tồn tại cho thế kỷ hai mươi mốt” này mà các trường phổ thông nên lấy làm mục tiêu đào tạo là: 1) Tư duy phản biện và giải quyết vấn đề; 2) Hợp tác trong mạng lưới và lãnh đạo bằng ảnh hưởng; 3) Sự nhanh nhạy và khả năng thích ứng; 4) Tính chủ động và tinh thần doanh nhân; 5) Giao tiếp hiệu quả bằng lời nói và bằng văn bản; 6) Truy cập và phân tích thông tin; và 7) Tính ham hiểu biết và trí tưởng tượng.

Tóm lại, một công dân toàn cầu không phải là một công dân “mất gốc” như một số người hay lo lắng. Các nước có nền giáo dục hiện đại hôm nay không ai chủ trương xoá bỏ căn tính văn hoá của các cá nhân cũng như văn hoá vùng miền, mà ngược lại đang khuyến khích sự khác biệt hoá và tôn trọng sự khác biệt như một phương cách bảo vệ trật tự của xã hội dân chủ và đa dạng. Nói theo cách của giáo sự William Gaudelli (Đại học Columbia) là “…Vì vậy, rất cần thiết để chúng ta có cái nhìn bao dung hơn: chúng ta là con người. Để từ đó ta thấy được những giá trị nhân bản phổ quát, hiểu và tôn trọng sự khác biệt để chung sống với nhau trong đa dạng và hòa hợp”.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để có những công dân toàn cầu “made in Việt Nam”

    25/03/2019Lan Hương (Thực hiện)Không có tấm bằng tốt nghiệp ĐH được công nhận trên phạm vi toàn cầu là thiệt thòi của thanh niên Việt Nam khi hội nhập với thế giới. Nhưng thiếu đi tấm "hộ chiếu" đó, những người Việt trẻ vẫn hoàn toàn có thể trau dồi, rèn luyện và tích luỹ kiến thức, kỹ năng, hình thành thái độ để trở thành những công dân toàn cầu “made in Việt Nam”. TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã chia sẻ như vậy.
  • Để người Việt trẻ trở thành "công dân toàn cầu"

    29/09/2018Lan HươngGiới trẻ Việt cần gì để trở thành một công dân toàn cầu trong ngôi nhà chung của thế giới thời hội nhập? Quyền và nghĩa vụ của những người Việt trẻ trong thời đại mới? Bí quyết nào để thành công trong sự nghiệp?
  • Tản mạn về Giáo dục công dân

    01/05/2018Nguyễn Xuân ThuNhà trường và gia đình phải hướng đến một mục tiêu là không làm điều gì kìm hãm óc sáng tạo, tầm nhìn hay tính tìm tòi, khám phá của con cái.
  • Cần phân biệt trí thức với trách nhiệm công dân của trí thức

    08/12/2015Hồ Quang HuyThời gian qua cộng đồng bạn đọc báo mạng bình luận sôi nổi về chủ đề trí thức. Đặc biệt các ý kiến trái chiều về phát biểu của GS Ngô Bảo Châu đăng trên báo tuổi trẻ online qua bài trả lời phỏng vấn của GS với báo này...
  • Có ý thức công dân mới được làm công dân

    27/09/2014Khoa Luật trường đại học kinh tế tp. Hồ Chí Minh“Tự do không phải là quà tặng của nhà nước cho người dân, tự do chỉ có được nếu người dân biết đấu tranh”. Nhà cầm quyền từ cổ đến kim không thể ban phát tự do như món quà, không thể tự dưng mà nhà cầm quyền trao quyền cho đám thần dân mà từ thần dân, anh phải trở thành công dân, phải trải qua một quá trình khai sáng... Cần có một quá trình khai sáng những thần dân trở thành công dân có đủ năng lực.
  • Quan niệm của Hêghen về xã hội công dân

    29/04/2014Nguyễn Đình TườngTrong bài viết này, tác giả đã phân tích một cách khái quát quan niệm của G.V.Ph.Hêghen về xã hội công dân (xã hội dân sự), về các mối quan hệ kinh tế của xã hội công dân cũng như cơ cấu đẳng cấp và biện chứng của xã hội công dân. Theo tác giả, Hêghen đã đứng trên cơ sở của chủ nghĩa duy tâm khách quan, thần bí để xem xét mối quan hệ giữa xã hội công dân và nhà nước, coi nhà nước là cái có trước, là cơ sở và động lực của xã hội công dân. Vì vậy, có thể nói, quan niệm của Hêghen về xã hội công dân nói riêng và triết học của ông nói chung có tính chất mâu thuẫn.
  • Thân phận công dân thế giới hạng hai!

    27/03/2014Nguyễn TrungCông dân thế giới hạng hai, đấy là cái cùm đang xích vào chân dân tộc Việt Nam ta sau khi giành được độc lập thống nhất đất nước năm 1975. Tên gọi của thân phận này dấy lên trong tôi hình ảnh cái triện sắt nung đỏ thời trung cổ xa xưa thường được đóng vào trán kẻ nô lệ - để phân biệt với những người không phải là nô lệ. Khác chăng, là thời nay cái triện sắt nung đỏ ấy vô hình!
  • Dũng khí Công Dân

    31/07/2011Nguyễn An NinhTrên số báo ngày 11 tháng nầy, tôi đã có vài chữ lướt qua về các chương trình học của các trường Pháp - Nam. Tôi đã chỉ rõ các chương trình đó đã được soạn thảo chỉ với mục đích duy nhất là đào tạo những tên đầy tớ nịnh bợ, luồn cúi, không có vai trò nào khác hơn là thụ động tuân theo mệnh lệnh của chủ...
  • Tinh thần người công dân, người chủ nhân của đất nước

    23/07/2011Bùi Quang MinhBài viết này không phải để đáng bóng tên tuổi anh, bởi vàng bạc, kim cương... đã tự nó theo thời gian đã "bóng loáng" trong lòng mọi người. Bởi vậy, chẳng cần nêu tên tuổi, chỉ cần nêu bài học rút ra...
  • Hành động và phát ngôn của lãnh đạo và cảm hứng công dân

    23/06/2011Nguyễn Quang Thạch... nếu lãnh đạo đất nước biết tạo cảm hứng cho nhân dân bằng tài năng, sự liêm chính, lòng dũng cảm và hành động thì nhân dân sẽ biến những con số 0 vô nghĩa thành những con số vô cùng lớn được đo bằng những chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ, chiến thắng của Khoán 10.., và sự phồn thịnh lẫn nhân văn của dân tộc trong dài hạn.
  • Dũng khí công dân

    08/06/2009Nguyễn An NinhNguyễn An Ninh, nhà yêu nước vĩ đại, đồng thời là một cây bút chính luận lớn. Với một bút pháp độc đáo trầm thống, sâu sắc, châm biếm, Nguyễn An Ninh đã viết nên những kiệt tác nhỏ bằng tiếng Pháp. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một vài bài trong Nguyễn An Ninh - Tác phẩm sắp xuất bản.
  • Xã hội công dân và xã hội dân sự: từ Arixtot đến Hêghen

    08/05/2009Trần Tuấn PhongBài viết phân tích tư tưởng của Arixtốt về cộng đồng chính trị - một khái niệm được coi là khởi thuỷ của khái niệm xã hội công dân/xã hội dân sự sau này. Đồng thời, phân tích tư tưởng về xã hội dân sự trong thời cận đại qua một số đại biểu điển hình. Đặc biệt, tác giả đã làm rõ sự kế thừa và phát triển của Hêghen đối với quan điểm của Arixtốt về xã hội công dân.
  • Nghị sĩ công dân

    05/01/2009TS.Nguyễn Sỹ PhươngNền dân chủ sơ khai đầu tiên trong lịch sử loài người bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại, tiếng Hy Lạp gọi là “Δημοκρατία”, có nghĩa nhân dân quyết định công việc nhà nước. Tuy nhiên, lúc đó khái niệm “nhân dân quyết định” cũng chỉ giới hạn vào một nhóm người và loại trừ phụ nữ.
  • xem toàn bộ