Dũng khí công dân

Chính luận viết bằng tiếng Pháp - Hồ Ngọc Nhuận dịch
03:31 CH @ Thứ Hai - 08 Tháng Sáu, 2009

Nguyễn An Ninh, nhà yêu nước vĩ đại, đồng thời là một cây bút chính luận lớn. Với một bút pháp độc đáo trầm thống, sâu sắc, châm biếm, Nguyễn An Ninh đã viết nên những kiệt tác nhỏ bằng tiếng Pháp. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một vài bài trong Nguyễn An Ninh - Tác phẩm sắp xuất bản.

***

Trên số báo ngày 11 tháng này, tôi đã có vài chữ lướt qua về các chương trình học của các trường Pháp việt. Tôi đã nhỉ rõ các chương trình đó đã được soạn thảo chỉ với mục đích duy nhất là đào tạo những tên đầy tớ nịnh bợ, luồn cúi, không có vai trò nào khác hơn là thụ động tuân theo mệnh lệnh của chủ.

Từ chế độ ngu dân đó kết quả là trình độ tinh thần đạo đức của xã hội đã sa sút đáng kể. Thật vậy, trong những người An Nam được đào tạo trong các trường thuộc địa, rất ít người có dũng khí công dân. Đa số chỉ biết duy nhất lo cho công việc cá nhân. Những vấn đề về tinh thần quật khởi quốc gia dân tộc làm họ sợ, mặc dầu trong thâm tâm họ cũng đau lòng như những người anh em của họ về áp bức bạo ngược. Họ cũng biết rằng tương lai nòi giống là tùy thuộc vào họ, và ở bất cứ phương trời nào thì thanh niên cũng không hề có vai trò kém quan trọng trong sự tiến hóa của các dân tộc, dầu cho họ có thể còn trẻ người non dạ và nông nổi. Thỉnh thoảng, những người trẻ này cũng biết suy nghĩ và thầm ước lấy lại các quyền đã mất; tiếc rằng họ không có đủ sức mạnh tinh thần cần thiết để nhập cuộc đấu tranh. Nhiều người trong số họ còn nhu nhược đến mức chỉ bị một tên quan cai trị hù dọa một chút, cũng đủ để không dám đọc cả những tờ báo độc lập. Họ thật đáng thương! Từ bỏ cái quyền đọc sách báo, cái quyền cuối cùng tối thiểu mà một dân tộc còn có được, dầu đã bị bại trận, chính là tự mình chấp nhận thân phận muôn đời làm nô lệ.

“Đừng để bị liên lụy”, một người bạn đã khuyên tôi như vậy. Dầu dễ thương, lời khuyên này cũng không khỏi bộc lộ một tâm trạng đáng buồn, đồng thời cũng tố cáo một chế độ rình rập hắc ám áp đặt lên người dân An Nam. Về phần mình, tôi tự hỏi tôi còn có thể nào "đừng để bị liên lụy" hơn nữa, khi tôi đã mất tất cả, từ tổ quốc tôi cho đến những quyền tự do cuối cùng? Thế nhưng nước An Nam đã từng có một quá khứ oai hùng. Đất nước này đã từng có những nhà yêu nước vĩ đại đã biết hy sinh anh dũng trong những giờ phút bi thảm có ảnh hưởng sống còn đến vận mệnh tổ quốc họ. Nếu như ngày nay những thanh niên người An Nam đã đánh mất tất cả những giá trị tinh thần của tổ tiên họ, thì toàn bộ trách nhiệm phải trút lên chánh quyền thuộc địa đã tự phong cho mình vinh dự giáo hóa chúng ta, nhưng sự thật là đã làm tất cả để kềm chế chúng ta trong vòng nô lệ.

Tiểu Sanh (Nguyễn An Ninh)

LCF, số 35 - ngày 18/01/1926

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để có lớp trí thức xứng đáng

    12/05/2018Hoàng TụyThời thế tạo anh hùng thì cũng thời thế, cơ chế tạo ra phẩm chất người trí thức. Nói rõ hơn là hoàn cảnh chính trị xã hội, là bản lĩnh, tài năng các nhà lãnh đạo quốc gia, và một phần chính yếu, là môi trường giáo dục đương thời. Cho nên tôi rất tán thành hãy bắt đầu bằng vấn đề giáo dục để bàn chuyện xây dựng lớp trí thức mới.
  • Cách mạng tháng 8 và người trí thức

    02/09/2016Mai ThụcKỷ niệm 63 năm Cách mạng tháng Tám – “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” tuổi 63, người trí thức bừng tỉnh trước nền kinh tế thị trường hội nhập toàn cầu diễn ra trên đất nước ta như một cơn lốc xoáy. Rất lâu rồi, bây giờ mới có những hội thảo, những chuyên đề về vai trò của trí thức. Mọi người đồng thanh xác định vị trí của trí thức trong các ngành...
  • Những lời tâm sự

    05/06/2016Phạm QuỳnhMột hôm tôi nhận được những lời tâm sự của một người bạn trẻ. Quả rất bi thảm. Chúng bộc lộ sự rối loạn của một tâm hồn hoàn toàn hoang mang không còn tìm thấy các chuẩn mực cho cuộc sống của mình và buông mình như một cái xác mặc cho dòng nước cuốn trôi. Chúng rất tiêu biểu cho trạng thái bất ổn của phần đông giới trí thức tinh hoa của đất nước này.
  • Cải cách trí tuệ và luân lý

    26/01/2016Phạm QuỳnhTrong một bài viết trước tôi có ám chỉ đến sự cần thiết phải tiến hành một cuộc "cải cách trí tuệ và luân lý" ở xứ này, và tôi đã nói rằng cuộc cải cách đó chủ yếu phải là công việc của giới tinh hoa nước Nam, những người phải có ý thức về chính mình, về bổn phận và trách nhiệm của mình.
  • Thân phận công dân thế giới hạng hai!

    27/03/2014Nguyễn TrungCông dân thế giới hạng hai, đấy là cái cùm đang xích vào chân dân tộc Việt Nam ta sau khi giành được độc lập thống nhất đất nước năm 1975. Tên gọi của thân phận này dấy lên trong tôi hình ảnh cái triện sắt nung đỏ thời trung cổ xa xưa thường được đóng vào trán kẻ nô lệ - để phân biệt với những người không phải là nô lệ. Khác chăng, là thời nay cái triện sắt nung đỏ ấy vô hình!
  • Không còn là chuyện “trà dư tửu hậu”

    08/06/2009Nguyễn Quang ThânNhững ai từng học tiểu học trước Cách mạng Tháng Tám hẳn còn nhớ bài văn “Quốc văn giáo khoa thư” đọng lại trong ký ức ấu thơ với lời răn dạy đơn giản: hãy giữ danh dự như giữ đôi giày mới, chỉ cần dây bẩn một lần thì sẽ khó gột sạch mãi mãi.
  • Nuôi dưỡng và phát huy sức mạnh dân tộc

    14/03/2009GS. Tương LaiSứ mệnh thiêng liêng của thế hệ Việt Nam ngày nay là phải giữ gìn độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ trong một thế giới đầy biến động. Bản lĩnh của người lãnh đạo là phải biết khơi dậy, nuôi dưỡng và phát huy sức mạnh dân tộc được khởi nguồn từ mệnh lệnh trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
  • Chủ nghĩa dân tộc

    13/11/2008Phạm Quỳnh (*)Có một thực tế là kể từ khi có cuộc Đại chiến ở Châu Âu, thì phong trào dân tộc cũng có mạnh lên và có quy mô lớn chưa từng thấy. Kết quả của cú sốc lớn này của các dân tộc là nó làm tăng thêm tinh thần dân tộc không chỉ ở những nước tham chiến, mà còn cả ở những nước ít nhiều có liên quan đến cuộc xung đột kinh hoàng này. Nó đã thức tỉnh nhiều quốc gia đang ngủ quên, đã khơi dậy ý thức và sức sống cho nhiều quốc gia khác mới chi ở dạng tiềm tàng, đã tái sinh hay khơi dậy ở tất cả các quốc gia sự ham muốn sống cuộc sống tự do và độc lập của mình, duy trì và thèm khát nuôi dưỡng tất cả những gì - ngôn ngữ, truyền thống, phong tục tập quán - tạo nên đặc tính riêng của họ, phân biệt họ ra, khu biệt họ với các dân tộc khác.
  • Một số vấn đề về văn hóa và phát triển

    25/05/2007Ngô Thế Phúc
  • xem toàn bộ