Nguyễn Quốc Vương: Có thể sống bằng viết báo tự do hay không?

11:51 SA @ Thứ Năm - 26 Tháng Tám, 2021

Một trong những điều mà nhiều người tò mò là: “Nghề làm báo có thu nhập thế nào?” hay “Có thể sống bằng nghề viết báo được không?”.



Tôi không phải là “nhà báo”, tức là một người viết báo chuyên nghiệp, nhưng trong trường hợp của tôi, bạn bè có vẻ tò mò hơn nữa vì họ biết tôi là người không có “lương tháng” như họ. Tuy nhiên, trong bài viết này tôi sẽ đưa ra một câu trả lời trung thực từ câu chuyện của chính mình.

Viết báo kiếm được bao nhiêu tiền?

Câu trả lời thành thật là “thật sự không đáng kể lắm”. Là người không được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ viết báo và chưa từng học một lớp nào về viết văn – viết báo cho nên các bài tôi viết hầu hết là các bài viết bình luận về văn hóa và giáo dục, hai lĩnh vực gần với chuyên ngành tôi được đào tạo. Như vậy, tính trung bình lấy 200 bài viết mà tôi đã đăng báo chia cho 10 năm cầm bút thì mỗi năm tôi viết được khoảng 20 bài.

Chắc chắc ai đã từng viết văn hay viết báo thì đều nhớ đến kỷ niệm lần đầu tiên được nhận tiền nhuận bút và cảm giác ngạc nhiên: “Ồ, hóa ra mình có thể viết chữ kiếm được tiền?”. Cái kỷ niệm đó thật lãng mạn, bồng bột và… nguy hiểm làm sao. Nói nguy hiểm vì nó giống như một thứ bùa mê – thuốc lú. Số tiền rất nhỏ nhưng làm cho người viết có cảm giác hưng phấn và gây nghiện.

Có lẽ vì tiền nhuận bút ở Việt Nam không đáng kể nên ít người thực sự can đảm dám khoe giống như các du học sinh chúng tôi – những người vốn là giảng viên các trường đại học khi đi du học ở nước ngoài mà bị bạn bè quốc tế hay thầy cô nước sở tại hỏi về chuyện tiền lương, thu nhập của giảng viên thì hoảng sợ, bối rối không biết trả lời thế nào vì nếu đưa ra con số chính xác, trung thực thì hẳn sẽ làm cho người đối diện choáng váng đến độ nghĩ rằng chúng tôi là những người nói dối.

Số tiền kiếm được từ viết báo đối với một người không ăn lương ở một tòa soạn cụ thể thường rất bé nhỏ.

Là người có trí nhớ tương đối tốt, tôi vẫn nhớ món nhuận bút nhỏ nhất tôi đã từng nhận được từ tòa báo là 20.000 đồng (hai mươi nghìn đồng) và lớn nhất là 2 triệu đồng (thực chất là 1,8 triệu đồng sau khi trừ thuế). Hai mươi nghìn đồng là bài báo đầu tiên đăng cách đây rất lâu rồi, từ thời tôi còn là sinh viên. Nhuận bút gần đây tôi nhận được thông thường dao động từ 200.000 đến 1 triệu đồng.

Như vậy, làm một phép toán đơn giản để tính ta cũng thấy cho dù lấy mức nhuận bút cao nhất là 2 triệu đồng/bài thì số tiền tôi kiếm được trong 10 năm qua sẽ là 2 triệu x 200 = 400 triệu đồng. Như vậy một năm sẽ kiếm được 400/10 = 40 triệu đồng. Như vậy với số tiền 40 triệu/năm chắc chắn sẽ không thể nào sống nổi với một gia đình 5 người ở thành phố.

Tất nhiên, phép toán trên là phép toán làm cho vui vì món nhuận bút 2 triệu đồng đó là món tiền nhuận bút viết báo lớn nhất và duy nhất tôi được nhận khi có một tờ báo đặt bài cho số tết. Còn lại nhuận bút thường rơi vào khoảng dưới 1 triệu đồng, phổ biến là 500.000 – 600.000 đồng. Có những tờ báo, tạp chí ban đầu chào mời viết thì trả cho một hai bài đầu tiên 1 triệu đồng/bài, nhưng sau đó thì cứ giảm dần rồi chỉ bằng một nửa ban đầu. Một số báo khác sau khi gọi điện khen “hay lắm” rồi xin đăng lại bài tôi đã viết trên blog hoặc Facebook thì trả nhuận bút 200.000 đồng với lý do “vì bài đã đăng trên mạng rồi thì chỉ vậy thôi”. Kể ra đấy còn là tòa báo tử tế vì nhiều nơi còn lấy bài đăng không bao giờ xin và khi tôi nhắn tin đòi nhuận bút (một việc làm mà nói thật là nếu chỉ sống một mình tôi không bao giờ thèm hạ mình làm) còn làm ngơ hoặc ba lần bảy lượt mới trả.

Một số phóng viên, cộng tác viên trẻ tôi quen có lần nhăn nhó kể cho tôi nghe rằng bản thân họ bị quỵt tiền nhuận bút. Bản thân tôi thì cũng đã từng có một vài chỗ đăng bài xong thì lờ đi không nói gì đến chuyện tiền nong. Buồn cười là có rất nhiều phóng viên, biên tập viên khi năn nỉ viết bài xin bài thì tỏ ra tốt bụng, nhiệt tình săn đón nhưng sau khi lấy được bài mang đăng thì… mất tích. Bài đăng cũng không báo, không gửi báo biếu, không buồn gửi cho người viết cả đường link và tất nhiên nhuận bút cũng không. Nếu bị hỏi thì trả lời cộc lốc: “Để hỏi kế toán xem sao”.

Và ngay cả trong trường hợp đó, nếu như người viết không dẹp bỏ tự ái cá nhân và hạ thấp liêm sỉ của một người cầm bút (cái việc vốn được giới viết lách tự cho là thanh cao) xuống mức tối thiểu mà đi đòi thì mọi sự sau một thời gian sẽ hóa bùn. Có những khi sau khi bài đăng hai, ba tháng mới nhận được tiền.

Đọc lại chuyện làng báo, làng văn của Việt Nam trong suốt hơn trăm năm qua, buồn và cay đắng thay thấy chuyện này  không phải là hiếm hoi biệt lệ. Có lẽ vì thế mà thi sĩ Nguyễn Vỹ trong lúc say đã viết “Nhà văn An Nam khổ như chó” hoặc mơ mộng lãng mạn như nhà thơ Nguyễn Bính còn phải viết: “Xót xa một buổi xòe 5 ngón / Thiên hạ đem thơ đọ với tiền”.

Ngoài chuyện “được lên báo” với tư cách là người viết có bài đăng, tên tôi và chân dung còn xuất hiện trên báo với tư cách là người được phỏng vấn. Tuy nhiên, khác với chuyện có bài đăng, thông thường tòa báo không trả tiền cho người được phỏng vấn. Chỉ có hiếm hoi một vài phóng viên khi bài lên có gửi cho người được phỏng vấn một ít tiền gọi vui là “nhuận mồm”. Các báo viết thường không trả. Đối với đài phát thanh và truyền hình nếu họ mời lên “nhà đài” để phóng vấn thì sẽ có phong bì vài trăm gọi là “gửi tiền đi lại” còn phỏng vấn qua điện thoại, hay quay clip thì…thôi. Một lời cảm ơn là kết thúc.

Tiền không kiếm được sao vẫn viết?

Như vậy, bạn đọc có thể thấy là số tiền kiếm được từ viết báo đối với một người không ăn lương ở một tòa soạn cụ thể bé nhỏ đến nhường nào. Có lẽ đối với các phóng viên trong tòa soạn, ngoài lương thì chế độ nhuận bút của họ khác. Các nhà báo chuyên nghiệp, có tên tuổi viết phóng sự điều tra có lẽ cũng vậy. Nhưng đối với tôi, một người viết báo không chuyên thì thông tin nhuận bút ở trên là trung thực, không có gì phải che giấu.

Có người sẽ đặt ra câu hỏi: “Số tiền nhận được nhỏ vậy thì viết làm gì?’. Đúng là nếu không có trải nghiệm viết, sẽ rất khó để đưa ra câu trả lời. Với tôi, có nhiều lựa chọn khác để kiếm tiền chẳng hạn như dạy học hay đi làm phiên dịch – những việc đem lại thu nhập ổn định và tốt hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu là người viết và hiểu ý nghĩa của nó, người ta sẽ khó dứt bỏ việc viết. Đơn giản vì nó đem lại sự nhẹ nhõm cho người viết và người viết vẫn hi vọng rằng bằng cách viết ra điều mình nghĩ, điều mình biết, rất có thể sẽ đem lại điều gì đó cho người đọc.

Viết báo là một trong những công việc tôi yêu thích vì nó thỏa mãn đam mê đọc viết của cá nhân và nó cũng hỗ trợ rất tốt cho những công việc khác của tôi như khuyến đọc, diễn thuyết, viết và dịch sách.

Để đổi lại chuyện thỏa mãn đam mê tất nhiên cá nhân tôi phải tự “khắc kỷ” để chế ngự tối đa những nhu cầu cá nhân có thể cắt bỏ khác như không uống cà phê, không hút thuốc, không sở hữu xe cá nhân kể cả xe máy, không lê la hàng quán ăn nhậu, bỏ qua quần áo, giày dép, đồng hồ… Nghĩa là những nhu cầu vật chất của cá nhân đã giảm đến mức tối thiểu. Nhiều người sẽ khổ sở về điều này nhưng với tôi nó thật sự dễ dàng. Có lẽ sự dễ dàng đó cũng là một phần thưởng hay mà đọc và viết đã đem lại cho tôi.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhà báo là ai?

    21/06/2015Nguyễn Hoàng LinhNhà báo là người chuyên làm nghề viết báo (Từ điển tiếng Việt). Không biết như thế đã đầy đủ chưa nhưng tôi rất tâm đắc với một nhà báo nổi tiếng mà tôi đã ngấm nó vào từng tế bào của đời làm báo: Nhà báo là những người chấm ngòi bút vào nỗi đau của nhân loại
  • Vĩnh biệt Anh Hai Cù Nèo - nhà văn, nhà báo Lê Văn Nghĩa

    31/07/2021Đỗ TuấnTin từ gia đình cho hay nhà văn, nhà báo Lê Văn Nghĩa vừa ra đi lúc 22 giờ 25 ngày 25.7.2021 khiến đồng nghiệp không khỏi bàng hoàng...
  • Hịch... nhà báo

    21/06/2015Vũ Ba LanChúng ta cùng sinh ra giữa thời báo chí còn bao cấp! Lớn lên gặp buổi báo chí hội nhập thị trường! Ngó thấy một số ít phóng viên tiêu cực đi lại rong chơi ngoài đường, cố tình uốn cong ngòi bút để đòi tiền vàng, đem uy danh nhà báo bắt nạt cơ sở đòi hối lộ. Lại cậy thế phóng viên, giả hiệu khen chê để thu vét tiền vàng...
  • Nguyễn Vỹ: Tầm - Tâm - Tài và Tình của một người làm báo

    26/02/2021TS. Mai Bá ẨnCó thể khẳng định rằng Nguyễn Vỹ là một nhà báo có vị trí và vai trò quan trọng trong lịch sử báo chí nước nhà. Một nhà báo có tầm, có tâm, có tài và có tình. Ông vừa là một nhà báo với bút lực sung mãn, vừa là một người sáng lập và quản lý năng động nhiều loại hình báo chí: từ tạp chí đến tuần báo, nhật báo...
  • Cốt cách Nguyễn Vỹ

    16/02/2021Phạm Chu SaNguyễn Vỹ: Một nhà thơ cách tân có nhiều đóng góp cho phong trào Thơ mới. Một nhà văn, nhà phê bình - biên khảo tài năng và tâm huyết. Một nhà báo dấn thân, dám viết, không ngại đụng chạm, phê phán thẳng thừng...
  • Cuối năm dọn sách

    22/01/2020Văn GiáNăm nào cũng vậy, xếp xếp, chọn chọn, bỏ cái nọ, giữ cái kia, đọc lại cái khác; có những cái tưởng đã quên, bỗng thấy; có cái tư liệu quan trọng tưởng đã mất, lại còn...Dọn sách cuối năm, kể ra cũng có cái thú, nhưng cơ bản là mệt...
  • Tờ báo Facebook

    29/10/2019Thảo DânFb đã mở ra cho tôi, và có lẽ, nhiều người khác nữa, những góc nhìn mới lạ, khác biệt, tiệm cận sự thật. Vì thế, tôi coi fb là một tờ báo độc lập, thuộc về và bao gồm tất cả các tầng lớp nhân dân, không phân chia lề lối. Nói về một tờ báo, là nói về người viết và bài viết...
  • Quan trọng là "sống như thế nào"?

    09/04/2019Hoàng NhânỞ ta vẫn có một số nhà văn sống bằng nhuận bút, nhưng số nhà văn như vậy đếm trên đầu ngón tay. Vì sao ở một đất nước có số lượng người cầm bút đông đảo (căn cứ trên danh sách hội viên Hội Nhà văn Việt Nam) lại ít người sống được bằng nghề như vậy?!
  • Nhà báo - nhà văn, viết văn - viết báo

    21/06/2016Văn GiáMấy năm gần đây, thỉnh thoảng trong báo giới và văn giới của ta lại thấy vẩn lên câu chuyện: Nhà báo viết văn và nhà văn viết báo. Vế thứ nhất gần như mặc nhiên và được xem là thuận chiều, không có gì cần bàn lắm. Chủ yếu là ở về thứ hai. Có một số nhà văn tuyên bố ra miệng rằng: viết báo đối với họ chẳng qua là nghề tay trái, là “lấy ngắn nuôi dài”, là lo cái chuyện độ nhật... mà thôi.
  • Sách và chuyện làm sách!

    12/11/2014Nguyễn HòaKinh tế thị trường lên ngôi, các “đầu nậu” sách ra đời, đối với nhiều người trong số họ hai chữ “bản quyền” dường như là một quy ước của người ngoài hành tinh. Mặc cho tác giả rền rĩ kêu ca, những người tuyển chọn vẫn vượt mọi khó khăn để tra tấn máy photocopy đặng làm nên những cuốn sách do họ “chủ trì” nhưng thường quên mất vai trò “chủ chi”...
  • Vẻ uyển chuyển và nét tế nhị của người Việt

    06/04/2014Vũ HạnhCó lẽ chính óc thiết thực làm rõ rệt thêm tính cách uyển chuyển và nét tế nhị ở trong tâm hồn người Việt...
  • Đào Trinh Nhất (1900-1951): từ một nhà báo sáng danh đến một học giả khả kính

    20/02/2012Nguyễn Đình ChúĐào Trinh Nhất là nhân vật đã được Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại quyển Ba ở mục Truyện ký và lịch sử ký sự
    mệnh danh là “một tay kỳ cựu trong làng văn làng báo Nam kỳ và Bắc
    kỳ”. Đặc biệt, ngày ông qua đời (23-02-1951), báo chí trong Nam
    ngoài Bắc đã tôn vinh, dành cho ông không ít lời tốt đẹp: “Một
    lão thành trong làng báo”, “Một anh tài”, “Một kiện tướng trong văn
    giới, báo giới”, “Một ký giả lão thành”, “Một nhà báo kiêm sử gia có
    tiếng”, “Học vấn uyên thâm và thiên tài về nghề báo”, “Một danh
    tướng trong làng báo Việt Nam”...
  • Chuyện làm báo ở Sài Gòn trước 1975

    21/06/2009Đoan Trang"Nhiều nhà báo trẻ bây giờ sính dùng tiếng Anh, tiếng Mỹ trong bài quá, mặc dù nhiều từ có tiếng Việt tương ứng. Có khi lại dùng từ nước ngoài kèm theo tiếng Việt, kiểu như: fan hâm mộ, nắp ca-pô…” - ông Y. nói. "Tôi nhớ báo chí Sài Gòn thời trước 75 không ai viết tiếng Việt theo kiểu "ba rọi" như vậy, mà phóng viên có lỡ viết thì biên tập viên cũng sẽ sửa ngay".
  • Viết văn đừng nghĩ đến tiền

    02/04/2009Tuấn Nhi - V.QĐó là câu dặn dò, dạy bảo của nhiều nhà văn bậc cha chú đối với con cháu. Câu nói đó hàm chứa hai ý: một là, đã theo con đường sáng tác, chỉ chăm chăm nghĩ đến lợi danh, tiền bạc thì khó có tác phẩm hay; hai là: đừng coi chuyện viết văn đồng nghĩa với việc kiếm tiền.
  • Vì một môi trường văn hóa lành mạnh cho cả độc giả nhỏ

    04/08/2006Phạm KhảiĐối với những người viết, có lẽ không gì thiêng liêng hơn là được hướng ngòi bút của mình phục vụ đối tượng bạn đọc nhỏ tuổi, cũng tựa như có vị lãnh tụ nói rằng ông rất lầy làm xúc động, xúc động hơn bất kỳ cuộc trao tặng huân chương nào khi ông cúi xuống để một em gái thay mặt các học sinh trong trườngquàng chiếc khăn đỏ danh dự lên cổ ông...
  • Tìm lại chân dung một nhà báo hàng đầu Việt Nam

    20/06/2006Hôm nay, chúng ta ít nói đến nhà báo Phan Khôi - một nhà báo tài năng, một người cổ vũ cho tư tưởng duy lý phương Tây, phê phán một cách hài hước thói hư tật xấu của quan lại phong kiến và thực dân. Ông cũng là một trong số ít nhà báo tiếp thu nhiều tư tưởng mới lạ, đa văn hóa từ Hongkong, Trung hoa dân quốc, Nhật bản, Pháp...
  • xem toàn bộ