Nguyễn Vỹ: Tầm - Tâm - Tài và Tình của một người làm báo

02:08 CH @ Thứ Sáu - 26 Tháng Hai, 2021

Đánh giá về thơ và văn xuôi Nguyễn Vỹ có thể còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng xét về sự nghiệp báo chí, có thể khẳng định rằng Nguyễn Vỹ là một nhà báo có vị trí và vai trò quan trọng trong lịch sử báo chí nước nhà. Một nhà báo có tầm, có tâm, có tài và có tình. Ông vừa là một nhà báo với bút lực sung mãn, vừa là một người sáng lập và quản lý năng động nhiều loại hình báo chí: từ tạp chí đến tuần báo, nhật báo...

Nguyễn Vỹ và cái Tâm của người làm báo

Nguyễn Vỹ là một nhà báo có Tâm. Cái Tầm này thể hiện rõ việc ông luôn đứng ra chủ trương thành lập các tờ báo, tạp chí và trực tiếp quản lý các khâu công việc của một tờ báo từ tôn chỉ, mục đích đến lãnh đạo, quản lý, mời cộng tác viên và trực tiếp sáng tác. Chúng ta chưa có điều kiện sưu tầm hết các bài báo của Nguyễn Vỹ (với rất nhiều bút danh khác nhau), nhưng chỉ điểm qua sự nghiệp sáng lập và quản lý báo chí của ông, sẽ nhận ra rất rõ cái Tâm của một nhà báo. Năm 25 tuổi (1937), Nguyễn Vỹ sáng lập tờ Việt Pháp lấy tên là Le Cygne (tức Bạch Nga). Xuất bản chưa được bao lâu, chính quyền thực dân phong kiến lúc bấy giờ đã rút giấy phép vĩnh viễn tờ Le Cygne do Nguyễn Vỹ đã viết nhiều bài chỉ trích đường lối cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam. Báo đóng cửa, bản thân ông bị chính quyền kết tội phá rối trị an và phá hoại nền an ninh quốc gia, bị tuyên phạt 6 tháng tù cùng 3.000 quan tiền. Điều này cũng chứng tỏ cái Tâm của ngòi bút Nguyễn Vỹ. Năm 1939, ông mãn tù lúc Pháp thất trận, quân Nhật vào chiếm đóng. Nguyễn Vỹ lại tiếp tục dùng ngòi bút đấu tranh chống Nhật, xuất bản liền hai quyển sách Kẻ thù là Nhật Bản và Cái họa Nhật Bản. Ông bị quân Nhật bắt giam tại ngục Trà Khê (Quảng Ngãi). Năm 1946, sau thế chiến thứ hai, Nguyễn Vỹ ra tù, sáng lập tờ báo Tổ Quốc tại Sài Gòn. Báo do ông sáng lập và những bài viết của ông trực tiếp công kích chính quyền đương thời nên không bao lâu sau, tờ Tổ Quốc bị đóng cửa. Không chịu khoanh tay, Nguyễn Vỹ lại cho ra tờ Dân Chủ xuất bản ở Đà Lạt, chống chính sách quân chủ lập hiến của Bảo Đại. Và vì vậy, tồn tại không được bao lâu, tờ Tổ Quốc cũng bị đình bản. Năm 1952, Nguyễn Vỹ về Sài Gòn lập tờ nhật báo Dân Ta, nhưng cũng chỉ được một thời gian, Dân Ta cũng bị đóng cửa như các tờ báo trước. Vẫn không chịu ngồi yên, đến năm 1958, ông đứng ra chủ trương Bán nguyệt san Phổ Thông. Đây là Bán nguyệt san thiên về văn hóa văn nghệ, do đó, nó tồn tại được lâu hơn và được xem là một tạp chí uy tín đối với làng báo miền Nam. Sau này, ông còn cho ra Tuần báo Bông Lúa, Tuần báo thiếu nhi Thằng Bờm... Năm 1956, lợi dụng việc được mời làm cố vấn cho chính quyền đương thời (chỉ một thời gian ngắn rồi ông tự động rút lui), ông xin tái bản Nhật báo Dân Ta (bộ mới), nhưng đến năm 1965, cũng vì chống lại chính quyền, Dân Ta cũng lại bị đóng cửa. Vậy là từ 1967 đến khi bị tai nạn giao thông qua đời năm1971, Nguyễn Vỹ chỉ còn chủ trương Tạp chí Phổ Thông và Tuần báo Thiếu nhi Thằng Bờm.

Như vậy, liên tục sáng lập báo và tạp chí với chủ trương chống lại chính quyền thực dân cũ trước 1945, rồi chính quyền thực dân mới ở miền Nam trước 1975; đã từng vào tù ra tội vì làm báo, ông vẫn không bao giờ chịu khuất phục cường quyền. Điều này đã đủ để minh chứng cái Tâm của nhà báo Nguyễn Vỹ.Câu chuyện Nguyễn Vỹ quyết định đăng bài của nhà thơ Sa Giang - Trần Tuấn Kiệt bút chiến với Đinh Hùng, được Trần Tuấn Kiệt kể lại như sau: “thế lực Đinh Hùng rất mạnh. Ông này là bạn của cố vấn Ngô Đình Nhu, thường nằm hút chung mâm đèn với cố vấn. Chỉ cần cố vấn gặc cái dọc tẩu xuống mâm đèn, ra lệnh một tiếng thì Nguyễn Vỹ và tôi bị mật vụ hỏi thăm sức khỏe ngay” (1). Điều này đã chứng tỏ bản lĩnh và cái Tầm của Nguyễn Vỹ trong thời gian chủ nhiệm Tạp chí Phổ Thông Đây là lời tâm sự của nhà văn Thiểu Sơn về Nguyễn Vỹ: “Mình ở tù ra, chẳng có thằng chủ báo nào dám đăng bài của mình hết, chỉ trừ có Nguyễn Vỹ”. Nguyễn Vỹ kể tiếp: “Lời nói đó làm tôi cảm động, nhưng cũng có đôi khi, anh với tôi chạm nhau, ngay trên tờ Phổ Thông vì bất đồng một vài tư tưởng chính trị... Nhưng chúng tôi vẫn giữ phong độ con nhà văn, con nhà cách mạng”(2). Rồi chuyện Nguyễn Vỹ từ chối giải nhất Giải thưởng Văn chương Toàn quốc (miền Nam - do Ngô Đình Diệm đặt ra) cho bộ truyện Hai thiêng liêng của mình với số tiền thưởng lên đến 60.000 đồng (trong lúc ông đang đi vay tiền để in báo Phổ Thông) cũng chứng minh nhân cách một người làm báo, viết văn. Khi đó, Á Nam Trần Tuấn Khải khuyên ông cứ nhận đi, “60.000 đồng đâu phải ít. Nhưng tôi từ chối, và gọi điện thoại cho ông chủ tịch ban giám khảo biết tôi không tham gia, và không nhận giải thưởng của ông Tổng thống Ngô Đình Diệm” (3). Ngay đến việc khi thơ ông xuất hiện trước 1945, bị nhiều nhà phê bình, nhà thơ (Hoài Thanh, Thế Lữ...) chê bai, công kích, Nguyễn Vỹ cũng chỉ phớt lờ: “Người ta công kích ta, chỉ chứng rằng ta đang sống”(4) cũng là một minh chứng cái Tâm của một người cầm bút. Cho dù Thế Lữ (Lê Ta) là người mạt sát ông nhiều lần, nhưng khi gặp Thế Lữ, ông vẫn cư xử đúng tâm của một người cầm bút có nhân cách: “Ngồi ghế đối diện với tôi, chính là kẻ đã nói xấu tôi và chửi thơ tôi tơi bời trên báo Phong Hóa, nhưng tôi muốn quên chuyện khó chịu đã qua, để tiếp một người khách có nhã ý đến gặp mình và hôm nay mới với mình toàn những lời vui vẻ, bông đùa, lịch sự.

Tuần báo thiếu nhi Thằng Bờm, số tưởng niệm Nguyễn Vỹ

Không những thế, ta còn có thể thấy cái Tâm của nhà báo Nguyên Vỹ qua đoạn tnch bài thơ kế khá đầy đủ về sự nghiệp bao chỉ và tác phẩm của Nguyễn Vỹ sau đây: Người không còn những tên tuổi vẫn còn là còn mãi muôn đời trong văn sử/ Nhớ thương ai trong quãng đời quá khứ/Đã bôn ba vì đất nước quê hương Chịu lao tù, chịu gọi tuyết nằm sương/ Chịu “KIẾP SỐNG NHÀ THƠ NHƯ KIẾP CHÓ"/ DÂY BÍ RỢ, ĐỨA CON HOÀNG còn đó/ Và KẺ THÙ LÀ NHẬT BẢN còn đây/ Mà thi nhan sao nhắm mắt xuôi tay/ Bỏ CHIẾC ÁO CƯỚI MÀU HỒNG.../ Bỏ DÂN TA đổ MỒ HÔI NƯỚC MẮT/ Bỏ THẰNG BỜM, BUỒN MUỐN KHÓC LÊN/ Cõi HOANG VU lạnh lẽo lắm người.”... (6). Nhà báo Tuân Lý - Huỳnh Khắc Dụng thì khẳng định: “Nguyễn Vỹ là một nhà báo biết tự trọng, có tư cách của người trượng phu, không như nhiều cây viết khác, ti tiện, vô duyên mà không biết thẹn”. Còn nhà thơ Bàng Bá Lân thì khẳng định: Về việc làm báo của anh thì phải nhận là có tổ chức chất chẽ và đứng đắn. Báo ra đúng kỳ hạn, bài vở đều đặn, nhất là những nhạc do anh phụ trách mà anh giữ rất nhiêu nạc với nhiều bút hiệu khác nhau thì chẳng bao giờ chậm trễ, thiếu sớt. Một điều đáng kể nữa là số cách rất đàng hoàng”. (8)

Tất nhiên, đây là đánh giá của những nhà báo, nhà thơ từng Công tác với Nguyễn Vỹ trong giai đoạn báo chí chế độ cũ. Nhưng cần chú ý. Nguyễn Vỹ không phải là nhà báo cách mạng, nên khách quan nhận xét thì đây là những đánh giá khá chân xác của những người trong cuộc về sự nghiệp báo chí của Nguyễn Vĩ sau khi ông đã qua đời.

Nguyễn Vỹ và cái Tâm của người làm báo

Cái Tâm quyết định phẩm chất của mỗi con người nói chung, riêng với người làm báo thì cái Tâm có vai trò quyết định để ngòi bút không đi chệch hướng, giúp nhà báo thực hiện đầy đủ nhất chức năng của báo chí, đó là thông tin đúng sự thật và định hướng dư luận xã hội. Nguyễn Vỹ không những là một nhà báo chuyên nghiệp mà còn là một người tổ chức, quản lý báo chí. Vì lẽ đó, giữ cho được cái Tâm không khuất phục trước cường quyền và cái Tâm trong sáng không bị đồng tiền chi phối là điều kiện tiên quyết để giữ tròn đạo đức người làm báo: Cái Tâm ấy còn được thể hiện qua nỗi ân hận của một người chủ báo khi không đủ điều kiện để giúp đỡ bạn bè. Đây là lời tâm sự của Nguyễn Vỹ khi viết về nhà văn Thiếu Sơn: “Tôi ân hận riêng phần tôi, là với tạp chí Phổ Thông hoàn toàn độc lập, tự do, không nhận được sự ủng hộ tài chánh của bất cứ một thế lực nào, tôi không được giàu có để giúp anh Thiếu Sơn nhiều hơn nữa, như lòng tôi tự nguyện". Đó là việc "xuất bản một tác phẩm của anh như Một đời người, để anh được bản quyền tác giả vài ba chục ngàn” (9). Lối sống đạm bạc, quên mình vì việc chung và lòng say mê viết lách đã thực sự trở thành phẩm chất của Nguyễn Vỹ. Và cũng chính vì lẽ đó mà đời ông phải gánh chịu nhiều thiệt thòi khi làm nhà báo, nhất là nhà báo dưới thời đất nước còn bị ngoại xâm: “Đời làm chủ nhiệm báo tuần, báo ngày và đời viết lách của anh thật là quên mình, có thể nói là quên ăn, quên uống. Thật vậy. Một khúc bánh mì thịt mua ngoài xe hoặc một dĩa cơm lao động anh Nguyễn Vỹ vừa ngồi viết tại bàn giấy vừa ăn thay cho bữa trưa là đủ. Quả đúng là anh say mê với cái nghiệp viết báo, viết văn... Thật đáng buồn cho vận số của anh khi một con người thuần chất văn nghệ, viết báo viết văn mà không biết con buôn thì tim óc anh luôn luôn bị người ta vắt, người ta nặn” (10). Vừa là Chủ nhiệm vừa là một nhà báo chuyên nghiệp, Nguyễn Vỹ “hì hục” viết trong suốt cuộc đời làm báo của mình, “hì hục” đến mức còn bị đồng nghiệp phê bình. Nhưng ông chỉ mỉm cười chua chát và luôn khẳng định: đã làm báo thì phải như thế, nhất là làm báo khi đất nước đang trong vòng nô lệ: “Anh chỉ vừa đủ sống mặc dù phải hì hục viết suốt một đời người. Những lúc đi ăn chung (ăn mà không nhậu vì anh không biết nhậu), Tú Xe thường chế ngạo cái lối viết hì hục, viết đến toát mồ hôi của anh, anh chỉ mỉm cười chua chát mà rằng: Đành vậy, hỏng lẽ đi buôn... mà đi buôn cái gì bây giờ, trong khi thời bị giờ bất cứ cái gì kể cả Tôn giáo và đất nước cũng đều có người bán rồi” 11). Và theo nhà thơ Bàng Bá Lân thì “tiền nhuận bút của các ký giả và văn hữu viết giúp được trả rất sòng phẳng, mau chóng. Đó là điều mà đa số các chủ báo khác không mấy lưu tâm! Có lẽ thế mà tạp chí Phổ Thông của Nguyễn Vỹ đã sống được khá lâu, và có vẻ càng ngày càng tiến triển" (12).

Ông Nguyễn Vỹ cùng vợ là bà Trương Thị Lập và 2 con. Ảnh chụp năm 1957.

Nguyễn Vỹ và cái Tài của người làm báo

Phải khẳng định, Nguyễn Vỹ là một người đa tài. Ông làm thơ, viết văn, làm báo mà lĩnh vực nào cũng ghi được những dấu ấn đặc biệt. Lê Ta (Thế Lữ) - một trong những người công kích, chê bai dữ dội thơ Nguyễn Vỹ, trên tờ Phong Hóa số 129, ngày 28-12-1934 dù có ý mỉa mai nhưng cũng phải mặc nhiên công nhận: “Ông Nguyễn Vỹ là một nhà học rộng. Bàn về thi ca, ông đã cho ta biết nhiều điều mới lạ” (13). Riêng về lĩnh vực báo chí, cái Tài của ông đã được rất nhiều người ghi nhận. Khi Nguyễn Vỹ qua đời, nhiều điều mới lạ”(13). Riêng về lĩnh vực báo chí, cái Tài của ông đã được rất nhiều người ghi nhận. Khi Nguyễn Vỹ qua đời, nhiều tờ báo ở Sài Gòn lúc bấy giờ đưa tin và viết bài về ông. Trên tuần báo Thằng Bờm do chính ông làm Chủ nhiệm đã có số đặc biệt về Nguyễn Vỹ, nhà báo Tuần Lý - Huỳnh Khắc Dụng gọi ông là “một ngôi sao”, “một nhân tài” “viết gọn, có duyên, dí dỏm”, đề cập đến nhiều vấn đề trong xã hội: “Một nhân tài ra đi! Trời Việt Nam một ngôi sao đã tắt... Gọi anh Vỹ là nhân tài, không có chỉ là quá đáng... Nguyễn Vỹ là một thi hào khả ái, viết gọn, có duyên, dí dỏm,... Không có hiện tượng nào trong cái xã hội này, mà cô Diệu Huyền (bút danh của Nguyễn Vỹ- MBÂ) không chế diễu, chế diễu một cách thanh tao, duyên dáng, khiến người bị ám chỉ cũng phì cười" (14). Đó là một nhà báo “đa diện”: “Trong làng văn, làng báo, anh là con người đa diện. Anh làm thơ, viết tiểu thuyết, viết khảo luận, dịch sách, bên ngành báo anh vừa điều khiển tờ báo vừa chạy tiền mua giấy, vừa viết bài xã luận, viết bài phiếm luận, viết ký sự viết luôn phóng sự, lắm lúc ngồi viết luôn hóa đơn để thâu tiền quảng cáo” (15). Nhà thơ HuyềnLinh-Tử thì thốt lên: “Bất hạnh thay! Chuyến xe đò oan nghiệt đã cướp đi làng báo một tài danh”(16). Đặc biệt là sự thành công cả về mặt tinh thần và tổ chức của Bán nguyệt san Phổ Thông và sắc thái độc đáo của Tuần báo Thằng Bờm.Bán nguyệt san Phổ Thông của Anh là một thành công. Dân Ta khi ẩn khi hiện có một sắc thái độc đáo. Thằng Bờm của Anh quả thực đã gây được một phong trào trong giới thiếu niên. It ai có thể thành công như Anh về tinh thần cũng như về tổ chức”(17).

Nguyễn Vỹ và cái Tình của người làm báo

Có Tâm, có Tâm, có Tài, nhưng đã là nhà báo, cái Tình lại chính là một phẩm chất quan trọng thuộc về bản chất một con người. Người Việt sống và cư xử với nhau bằng cái tình và trong cuộc đời con người, Tình là cái sẽ tồn tại vĩnh viễn. Chính cũng vì cái Tình mà khi Nguyễn Vỹ đột ngột qua đời, ai cũng tiếc thương. Và ngay từ thời đó ở Sài Gòn, nhiều nhà báo cũng đã đề nghị nên có một con đường mang tên Nguyễn Vỹ: “Nói về tánh tình Nguyễn Vỹ, ai cũng thương cũng tiếc, vì anh rất dễ thương, không làm mất lòng ai, mặc dầu bất mãn với nhân tâm, bất đắc chí với một xã hội nào đó... Tôi tin và mong rằng một con đường nhỏ Đô Thành sẽ mang tên Nguyễn Vỹ vì đó là một vinh hạnh cho con đường, chứ không phải cho nhà thơ”18. Là chủ nhiệm nhiều tờ báo, nhưng lúc nào Nguyễn Vỹ cũng đối xử với cộng tác viên bằng một tình cảm đậm đà” của tình nghĩa anh em, của một tâm hồn nghệ sĩ và lòng thương người: “Trong cuộc đời làm báo, tôi từng là ký giả công nhân của nhiều ông bà Chủ nhiệm mà đến nay họ vẫn còn chủ trương nhật báo. Trong số các ông chủ của tôi, anh Nguyễn Vỹ đã đối xử với tôi bằng một tình cảm đậm đà, gần gũi chớ không biệt cách. Anh thương mến tôi như em. Và tôi thương anh ở tâm hồn nghệ sĩ nói chuyện rất có duyên và... có lòng rất thương người”(19). Nhà thơ Bàng Bá Lân khi tiếp xúc với Nguyễn Vỹ đã nhận xét “trong cái vẻ bề ngoài ít niềm nở ấy có chứa đựng những tình cảm khá chân thành”(20). Với cái Tình ấy, Nguyễn Vỹ được các cây bút trẻ của Bút nhóm Thằng Bờm cảm nhận là “một người hiền lành yêu trẻ”, hết mực thương yêu và lo lắng cho tương lai của thế hệ trẻ.

Nguyễn Vỹ là một nhà báo có Tầm, có Tâm, có Tài và có Tình. Sự nghiệp báo chí và văn học của Nguyễn Vỹ đến nay vẫn chưa được đánh giá một cách công bằng và đúng mức. Chúng tôi hi vọngcác nhà nghiên cứu sẽ đánh giá một cách khách quan khoa học và đúng đắn, đặc biệt là khẳng định được vị trí và vai trò của ông trong sự nghiệp báo chí và văn học nước nhà để chúng tôi, những người con Quảng Ngãi có quyền được tự hào về một nhân tài trên quê hương núi An sông Trà.

CHÚ THÍCH

1. “Tao đàn Bạch Nga của Nguyễn Vỹ”, Sa Giang - Trần Tuấn Kiệt, website Một thời Sài Gòn, ngày 7-5-2010.

2. Nguyễn Vỹ, Văn thi sĩ tiền chiến (1970), Nxb. Văn Học tái bản, 2007, tr.394.

3. Nguyễn Vỹ, Văn thi sĩ tiền chiến (1970), Nxb. Văn Học tái bản, 2007, tr.325.

4. Nguyễn Vỹ, Văn thi sĩ tiên chiến (1970), Nxb. Văn Học tái bản, 2007, tr.203.

5. Nguyễn Vỹ, Văn thi sĩ tiên chiên (1970), Nxb. Văn Học tái bản, 2007, tr.193.

6. “Một vì sao rụng”, HuyềnLinh - Tử, Tuần báo Thằng Bờm, số 86, tr.22 (Những chữ in hoa là tên một số tờ báo do Nguyễn Vỹ sáng lập và tên tác phẩm của ông).

7. “Nguyễn Vỹ”, Tuấn- Lý Huỳnh Khắc Dung, Tuần báo Thằng Bờm, số 86, tr.2.

8. Vài kỷ-niệm về máy văn, thi-sĩ hiện đại, Bàng Bá Lân, Nxb. Xây Dựng, Sài Gòn, In lần thứ nhất ngày 1-11-1962, tr.147.

9. Nguyễn Vỹ, Văn thi sĩ tiền chiến (1970), Nxb. Văn Học tái bản, 2007, tr.393.

10. “Khóc thương một bạn đàn anh: Thân thế và gia cảnh của nhà văn Nguyễn Vỹ”, Việt Nhân, Tuần báo Thằng Bờm, số 86, tr.5.

11. “Nhà văn An-Nam khổ như chó!”, TIẾNG-VANG, số 2397, 19-12-71.In lại ở Tuần báo Thằng Bờm, số 86, tr.13.

12. Vài kỷ-niệm về máy văn, thi-sĩ hiện đại, Bàng Bá Lân, Nxb. Xây Dựng, Sài Gòn, In lần thứ nhất ngày 1.11.62, tr.147.

13. Nguyễn Vỹ, Văn thi sĩ tiền chiến (1970), Nxb. Văn Học tái bản, 2007, tr.199.

14. “Nguyễn Vỹ”, Tuấn-Lý Huỳnh Khắc Dụng, Tuân báo Thằng Bờm, số 86, tr.2.

15. “Nhà văn An-Nam khổ như chó!”, TIẾNG-VANG, số 2397, 19-12-71. In lại ở Thằng Bờm, số 86, tr.13.

16. “Một vì sao rụng”, HuyềnLinh-Tử, Tuần báo Thằng Bờm, số 86, tr.22.

17. “Anh Nguyễn Vỹ”, Hoàng Cơ Bình, Tuần báo Thằng Bờm, số 86, tr.8.

18. “Nguyễn Vỹ”, Tuấn-Lý Huỳnh Khắc Dụng, Tuần báo Thằng Bờm, số 86, tr.2.

19. “Nguyễn Vỹ, Diệu Huyền ơi, thôi vĩnh biệt!”, Nhu Thắng Cang, Tuần báo Thằng Bờm, số 86, tr.8.

20. Vài kỷ-niệm về mấy văn, thi-sĩ hiện đại, Bàng Bá Lân, Nxb. Xây Dựng, Sài Gòn, In lần thứ nhất ngày 1-11-1962, tr.148.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nguyễn Vỹ qua cái nhìn của các nhà nghiên cứu ở miền Nam (1954 - 1975)

    18/02/2021Trần Hoài AnhTrong những gương mặt văn học thời tiền chiến xuất hiện trên văn đàn Việt Nam những năm 19321945 và tiếp tục hoạt động sung sức ở miền Nam trong thời kỳ 1954 - 1975, Nguyễn Vỹ là một nhà văn đa tài tung tẩy trên nhiều phương diện như: viết văn, làm thơ, biên khảo, viết báo...
  • Cốt cách Nguyễn Vỹ

    16/02/2021Phạm Chu SaNguyễn Vỹ: Một nhà thơ cách tân có nhiều đóng góp cho phong trào Thơ mới. Một nhà văn, nhà phê bình - biên khảo tài năng và tâm huyết. Một nhà báo dấn thân, dám viết, không ngại đụng chạm, phê phán thẳng thừng...
  • Giai thoại về cú lừa kinh điển điếng người của vợ một nhà văn

    03/02/2020Đỗ Thông (sưu tầm)Trước Cách mạng tháng Tám, tuy 'cá tháng Tư' chưa phổ biến ở nước ta, nhưng chuyện nhà văn Lan Khai bị ăn quả lừa đã trở thành giai thoại...
  • Tản mạn nhân vật lịch sử Trần Trọng Kim qua những trang hồi ký

    27/08/2019Trần Văn ChánhThuộc thế hệ tuổi trên dưới 60 như chúng tôi, ở miền Nam, hễ có quan tâm ít nhiều tới chuyện sách vở thì hầu như không ai không biết đến nhân vật Trần Trọng Kim (1883-1953), một học giả tên tuổi, có thời gian ngắn tham gia chính trị với tư cách Thủ tướng của Đế quốc Việt Nam (1945), và là người tiên phong cho một số công trình biên khảo có giá trị lâu dài thuộc nhiều lĩnh vực học thuật khác nhau, như Việt Nam sử lược, Nho giáo, Truyện Thúy Kiều...
  • Vỹ, chàng trai xứ Quảng

    14/12/2017Trần TuấnNguyễn Vỹ là ai? Người ngang tàng đi đầu cách tân thơ mới từ những năm 1930, tác giả của “Sương rơi”, “Gửi Trương Tửu”. Nhà văn của “Tuấn, chàng trai nước Việt”. Và là một ký giả kiêm chủ bút ghi nhiều dấu ấn lạ lùng trong lịch sử báo chí nước nhà...
  • Nhà văn Trương Tửu- từ sáng tác đến nghiên cứu, phê bình văn nghệ

    28/08/2016PGS.TS. Nguyễn Hữu SơnĐộc giả ngày nay đọc tác phẩm Trương Tửu cần đặt các công trình nghiên cứu, phê bình, sáng tác của ông trong bối cảnh đương thời mới có thể nhận thức rõ hơn dấu ấn một phong cách riêng cũng như những đóng góp nhiều mặt với đời sống văn hóa - văn học nước nhà...
  • Tuấn - Chàng Trai Nước Việt: Chứng tích thời đại đầu thế kỷ XX

    29/05/2015Tuấn là một nhân vật tiêu biểu điển hình, tiêu biểu cho những chàng trai Việt Nam sinh trưởng trên đất nước từ đầu thế kỷ XX. Chàng lớn lên giữa một bối cảnh lịch sử và xã hội cổ kính đang biến chuyển dần dần theo định mệnh, do sự xâm nhập của người Pháp hoàn toàn xa lạ từ Phương Tây đến đô hộ xứ ta. Họ đã đương nhiên để lại những dấu tích sâu đậm của một nền văn minh mới, và tạo ra một vận mệnh mới cho các dân tộc Việt Nam...
  • Nguyễn Hiến Lê và không khí của văn hóa VNCH

    14/10/2014Hoàng Anh TuấnNgày 8 tháng Giêng năm nay đánh dấu ngày sinh nhật 100 năm của Nguyễn Hiến Lê (1912-1984), học giả nổi tiếng của thế kỷ 20. Với khoảng 100 tác phẩm phát hành trong thời chiến, cụ Nguyễn Hiến Lê có thể là tác giả viết nhiều, in nhiều, và được đọc nhiều nhất trong thời kỳ 1950-1975 ở miền Nam. Lại có khoảng 20 bản thảo của cụ được in sau ngày thống nhất quốc gia, phần lớn là sau khi cụ qua đời.
  • Sơ lược về đời làm báo của Phan Khôi

    09/10/2014Lại Nguyên ÂnPhan Khôi (1887-1959) can dự văn chương không hiếm khi với tư cách người sáng tác (làm thơ, viết truyện ngắn, truyện dài) nhưng thường khi với tư cách người bình luận, người nghiên cứu, hoặc với tư cách dịch giả. Hoạt động của ngòi bút ông gắn với báo chí đến mức di sản của ngòi bút ông có cơ mất hút trong mắt các lớp hậu thế nếu họ chỉ đi tìm ông theo cái kênh dễ soi là sách xuất bản thời trước và do vậy chỉ thấy được một ít văn phẩm (Chương Dân thi thoại, Việt ngữ nghiên cứu, …) dường như chưa xứng tầm cỡ tác giả!
  • Sách của ai?

    08/10/2014Việt PhươngCâu hỏi này trước hết sẽ làm bạn bật cười bởi ai cũng có thể tự trả lời: sách đương nhiên là của người đọc chứ còn của ai nữa. Nhưng rồi chính bạn cũng sẽ lúng túng với điều ấy. Ban đầu là loay hoay rồi đến mất bình tĩnh để tìm ra một câu trả lời. Bởi, có sự khác biệt giữa sở hữu tập giấy in chữ và tri thức; giữa vật chất sách và tinh thần sách...
  • Tản mạn về Dục tính và Nữ quyền

    10/02/2012Nguyễn Vy KhanhNgười xưa như tác giả Truyện Kiều, viết về chuyện tình dục là với điển tích (Ra tuồng trên Bộc trong dâu; Vòng ngoài bảy chữ vành trong tám nghề), hay dùng nghĩa bóng (Tiếc thay! Một đóa trà mi / Con ong đã mở đường đi lối về). Dục tính không thật có với văn chương cổ điển vì những tính cách ước lệ, trí thức và hình thức. Không có sáng tạo, cá tính, do đó không cần cả tác giả, phải chăng đó là một lý do của hiện tượng vô danh của tác phẩm thời xưa?
  • Tự lực văn đoàn, ngôi sao rực rỡ trên bầu trời văn học

    09/07/2010Khúc Hà LinhTự lực Văn đoàn là tổ chức văn chương tự lực. Họ tự lực về tài chính, không chịu ảnh hưởng của nhà cầm quyền. Họ tự lực về chuyên môn và khuynh hướng nghệ thuật. Họ tự tôn người chủ soái, cùng nhau tuân theo quy chế hoạt động mà họ cùng nhau đặt ra. Lãi ăn lỗ chịu, cùng nhau gánh vác.
  • xem toàn bộ