Chuyện nhỏ về giáo dục

09:06 SA @ Thứ Ba - 20 Tháng Tám, 2013
Tôi viết những mẩu chuyện nhỏ dưới đây trong vô vàn thực tế giáo dục của các thày cô giáo với học sinh….Không có câu đối thoại cuối cùng của thày cô sau các sự bày tỏ lại của các cháu…. Vì tôi không muốn tả lại cái vẻ mặt nghiêm trọng hóa , đặc biệt là thái độ ‘bất cấp kẻ cả’ của nhiều thày cô đối với học sinh nhỏ của mình, nhiều người họ lại lớn giọng dấn tiếp vào các định kiến của mình mà lấn át suy nghĩ các cháu…

Tôi muốn phê phán giáo dục kiểu thô thiển…cùng với những chương trình bất cập lại bị chính trị hóa, thày cô lại lên gân lên cốt áp đặt kiểu ‘xiên ý xẹo nghĩa’ … hàng ngày nhồi nhét cho các em những nhân sinh quan lệch lạc…phô bày các tiêu cực của chính trường mình…. rồi chính mình bị rơi vào ngõ cụt của cách diễn dịch như thế, tự mâu thuẫn với những điều đã nói… Ví dụ là tốt nhưng rất tệ hại khi cọc cạch, cố gán ghép vào những ý niệm xa lạ với sự thật, thủ tiêu sự tiếp cận thế giới thực rất cần với tâm hồn của trẻ nhỏ, lại không thể giải thích đúng đắn những vướng mắc suy tư của học sinh. Cần xây dựng cho các cháu được niềm tin vào nhân cách của mình , tự hào về nơi mình học, bởi thế được gọi là ‘người Thày suốt đời’ và mái trường như chiếc nôi giáo dục đích thực…

Bởi thế các cháu học sinh mà còn biết hỏi lại như chuyện nhỏ tôi kể dưới đây ( nhưng tính chất không nhỏ ) còn là tốt….Các cháu luôn có những nhận xét sâu sắc và bất ngờ, các thày cô nên cầu thị mà ngẫm nghĩ…

1.    Một học sinh đến ngày tròn tám tuổi, cha mẹ làm cho cháu lễ sinh nhật nhỏ tại gia đình vào buổi tối. Để tỏ lòng quý trọng cô và cũng có ý ngầm dạy cho con tinh thần biết ơn cô giáo ( nhà cũng ở gần đó ), cha mẹ đưa cháu sang tận nơi cô ở trân trọng mời sang dự với tư cách chủ lễ.

Cô giáo long trọng, bắt đầu bằng câu hỏi dẫn dụ :Con có biết những cây nến màu xanh đỏ, vàng được thắp trên bánh sinh nhật là gì không ?

Đứa bé hồn nhiên đáp: - là nến cô ạ. Cô nghiêm trang bảo : Không ! Con phải hiểu những cây nến màu đỏ là tượng trưng cho sự lãnh đạo của Đảng quang vinh, những cây nến màu xanh nói lên tình yêu thân ái của Bác, cây nến màu vàng chính là Đội thiếu niên nhi đồng, nghe chưa con ?!

Không biết thằng bé có thông với giáo huấn của cô không, nhưng nó quay sang hỏi cô : Nếu thế thì những cây nến đó không phải làm bằng mỡ lợn ạ, đến khi nó cháy hết chả còn gì nữa thì những điều cô vừa nói sẽ biến mất đi đâu ạ?

2. Sáng thứ hai, cô giáo chủ nhiệm còn rất trẻ đến họp khai tuần với lớp năm của mình phụ trách sau lễ chào cờ. Cô nhìn thấy Bee không đeo khăn quàng, nên bắt đứng dậy nghe giáo huấn.

Cô gay gắt : Con có biết chiếc khăn quàng đó do bao nhiêu thế hệ ông cha đã hy sinh ngã xuống chiến trường đổ máu để làm nên màu đỏ vinh quang nhuộm trên chiếc khăn không? Em có biết là em quên không đeo nó hàng ngày đến lớp là em đã không biết tôn trọng những thế hệ tiền bối mà nhờ họ chúng ta có mái trường này để học, có Đội thiếu niên để các em được tham gia không ?

Thằng Bee đáp: - Dạ em xin lỗi ạ! Nhưng cô ơi, hôm nay em thấy cô đang mặc cái váy có màu đỏ ấy mà nghe cô nói thế em cứ tưởng chỉ để làm khăn cho học sinh bọn em quàng trên cổ thôi chứ ạ? Cô ơi em có mấy thằng bạn nó ở trường quốc tế đẹp lắm í, chả đứa nào phải đeo khăn quàng đỏ, thế bọn nó có được mái trường như chúng em không ạ? Chúng nó bảo chả có Đội thiếu niên đâu nhưng vẫn được học và chơi vui lắm cô ạ !

3. Thày giáo lên lớp với học trò: - Các em phải hiểu trường học là mặt trận, những bài tập là từng đồn lũy, dụng cụ học tập chính là các loại vũ khí…hiểu chưa ! Cho nên các em khi đến trường phải đúng như các chiến sĩ anh dũng của chúng ta: hãy luôn luôn có tinh thần tiến công không ngừng, không được mang trong mình tâm lý thua, không có đồn địch nào tự nhiên mà có được, thậm chí phải rất nhiều hy sinh hiểu chưa các em !? Còn các thày cô chính là những người sĩ quan chỉ huy của các em rõ chưa ? Người lính nào rút chạy thậm chí bị cấp trên bắn bỏ đấy.

Một học sinh đứng lên lễ phép nhưng mạnh dạn hỏi lại thày : - Thưa thày thế các chiến sĩ đánh trận tuy đã rất dũng cảm rồi mà chẳng may bị thương hay hy sinh, gọi là thương binh liệt si, được xã hội tôn vinh ạ, còn chúng em có ai dám không làm bài đâu, nhưng đã cố hết sức mà không làm được bài thì sao vẫn bị thày phê bình ạ. Lại nữa, tại sao có vài bạn không cố gắng làm bài tốt vẫn được điểm cao ạ ?

4. Buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, cô giáo tạo sự vui vẻ, nói với các học sinh lớp bốn do mình chủ nhiệm : ơi tất cả các con, lớn lên các em ước mơ trở thành người như thế nào ? Ai giơ tay trước là bạn đó đã lớn hơn rồi đấy ? Nhưng gì cũng phải phải trở thành người lao động thật tốt nghe chưa?

Na giơ tay: Thưa cô con không biết ước gì nhưng không muốn làm các cô giáo dạy hợp đồng đâu. Cả lớp cười, nhưng cô bảo : sao các bạn khác lại cười nhỉ? Giáo viên dạy hợp đồng, tuy thế cũng phải học tập lao động rất tốt đấy các con ạ, và họ sẽ phải phấn đấu nhiều hơn để không phải là hợp đồng mãi nữa nghe chưa con!

Ti giơ tay tiếp: - Thưa cô con ước làm thày hiệu trưởng giỏi hơn thày hiệu trưởng trường mình ạ. Cả lớp ồ lên, cô nghiêm giọng hỏi : tại sao em ước thế ?

Ti đáp: Vì con ghét nhìn thấy ở trường mình nhiều người lao động còn kém hơn các thày cô dạy hợp đồng lắm cô ạ!


FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cuộc cải cách giáo dục phải xuất phát từ cái đầu của nhà giáo dục

    27/10/2014Trước kia việc gì cũng “từ trên dội xuống”. Từ nay việc gì cũng phải “từ dưới nhoi lên” (XYZ, Sửa đổi lề lối làm việc)
  • Cải cách giáo dục - Điểm hội tụ của tất cả các cuộc cải cách

    21/05/2014Nguyễn Trần BạtCuộc sống nối tiếp nhau bằng các thế hệ và thế hệ đi trước chuẩn bị cho thế hệ sau bằng con đường giáo dục. Hay nói cách khác, sứ mệnh quan trọng của giáo dục là chuẩn bị lực lượng cho tương lai. Đó có thể là việc chuẩn bị cho sự xuất hiện của lực lượng kinh tế mới, lực lượng chính trị mới hay con người mới nói chung...
  • Cải cách giáo dục vì một nền giáo dục hiện đại

    07/11/2013Nguyễn Trần BạtMôi trường giáo dục tốt phải là vườn ươm các nguyên chính trị và các nguyên nhận thức, nói cách khác, nó phải là vườn ươm các module phát triển của toàn xã hội và là kho chứa tính phong phú của nhận thức xã hội...
  • Thêm một số suy nghĩ về cải cách giáo dục

    18/09/2013Nguyễn Trần BạtCải cách giáo dục hướng đến sự phát triển con người, chính vì thế những người đi dạy, đi hướng dẫn con người cho tương lai phải có nhận thức, phải có những nguyên lý mang chất lượng dự báo và định hướng. Phải khẳng định, người đi dạy quan trọng nhất là nhà nước...
  • Cải cách giáo dục nhìn ra thế giới

    07/09/2013Xã hội thay đổi, mục tiêu của giáo dục cũng phải thay đổi theo. Xây dựng chương trình cải cách giáo dục riêng nhằm đáp ứng các nhu cầu trong nước, nhưng tất cả các quốc gia trên thế giới đều hướng tới mục đích: Dạy - học như thế nào để có hiệu quả nhất. Xin giới thiệu cách dạy học ở một số quốc gia để các bạn có thể so sánh với nội dung cải cách giáo dục ở nước ta...
  • Cải cách giáo dục bắt đầu từ dạy làm người

    30/03/2009"Phải làm triệt để. Tất cả các em đến tuổi phải học hết tiểu học, học đàng hoàng, và phải dạy đạo đức sao cho khi các em tốt nghiệp tiểu học phải xứng đáng là những thiếu niên ham học hỏi, hiền ngoan, có thái độ và hành động đúng mực ở nơi công cộng và đối với các quan hệ xã hội". - GS Trần Văn Thọ
  • Cải cách giáo dục Việt Nam

    27/12/2008Nguyễn Trần BạtCó thể nói, câu chuyện tưởng như không bao giờ hết tính thời sự và luôn được bàn nhiều trong xã hội Việt Nam vẫn là cải cách giáo dục. Đấy là một dấu hiệu tốt cho thấy sự quan tâm của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Nhưng nhìn ở góc độ khác...
  • Cải cách giáo dục

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtAi cũng biết phát triển con người phải thông qua giáo dục, từ ngàn năm trước người ta cũng đã biết như vậy nhưng vấn đề là giáo dục như thế nào? Nếu một nền giáo dục không vì con người mà vì những lợi ích chính trị nhất thời, thiển cận và vụ lợi thì còn tệ hại hơn, nó sẽ làm chậm sự phát triển...
  • Trung thực: nền móng của cải cách giáo dục Việt Nam

    30/12/2005Phạm Xuân Anh"Trung thực nền giáo dục" chính là nền móng của CCGD nước ta hiện nay. Theo quan điểm chủ quan của tôi thì CCGD mà chúng ta đang tiến hành tựa như “xây nhà từ nóc” vậy. Chính vì vậy, những giải pháp chấn hưng giáo dục đều thất bại hoặc không mấy thành công. Tôi có cảm giác rằng nhiều ý kiến, biện pháp CCGD của nhiều tập thể, cá nhân đưa ra vừa qua khi họ đang ở trên… mây để quan sát nền giáo dục nước nhà vậy...
  • Cải cách giáo dục

    09/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc, InvestConsult GroupPhát triển con người là vấn đề trọng tâm của mỗi quốc gia. Hầu hết các nước trên thế giới đều giương cao khẩu hiệu "Giáo dục là quốc sách hàng đầu và dành nhiều tâm sức đề xây dựng và thực hiện các chương trình cải cách giáo dục. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, các chương trình cải cách giáo dục đó, tuỳ theo mức độ, đều có những hạn chế và sai lầm nhất định.
  • Dịch thuật và vấn đề cải cách giáo dục

    23/08/2005Ngô Tự LậpMột trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn dến tình trạng lạc hậu của nền giáo dục nước ta, đặc biệt là giáo dục ĐH, theo tôi, là tình trạng kém cỏi của công việc dịch thuật. Tình trạng này nói chung có thể quy về ba chữ: thiếu, yếu, và lệch lạc. Về chuyện thiếu, nhiều người và bản thân tôi đã từng nói: hầu hết các tác phẩm quan trọng trên thế giới chưa hề được dịch ra tiếng Việt.
  • Cải cách giáo dục: Phá không phải là…Xây

    09/07/2005Nguyễn Minh Danh... Từ những ý kiến mang tính xây dựng theo kiểu mong muồn phá bỏ ngay những cái đang tồn tại trong bộ máy giáo dục nước nhà không hẳn khi nào cũng có thể mang tới những kết quả cần thiết. Giáo dục là một công việc tinh tế, đòi hỏi một thái độ ứng xử cẩn trọng và thực tế hơn là những khẩu hiệu dân tuý mang tính phủ nhận hiện trạng một cách đầy quyết liệt....
  • Cải cách giáo dục: Trước thách thức của thế kỷ XXI

    19/04/2005Phạm Khiêm Ích(Edgar Morin) Nhà trường phải giúp cho sinh viên thấm nhuần “một thứ văn hoá về tính phức hợp” (culture de la complexité), tức là nền văn hoá của thế giới ngày mai...
  • Cải cách giáo dục phải làm lại từ đầu

    10/11/2003Bắt đầu từ thập niên 80 của thế kỷ trước, cuộc cải cách giáo dục (CCGD) của ta đến nay đã qua hơn hai mươi năm. Thế nhưng những gì chúng ta làm được cho cuộc cách mạng này xem ra chưa đâu vào đâu cả. Nhiều chương trình, dự án tốn bạc tỷ, thậm chí hàng chục, hàng trăm tỷ, tưởng đã xong, nhưng đưa ra thực thi, bị chính các GS, TS các NGND, NGƯT danh tiếng trong ngành và dư luận xã hội phản ứng gay gắt, quyết liệt, buộc phải huỷ bỏ. Trong khi đó, nhiều vấn nạn giáo dục, nhân cơ hội đó mọc lên như nấm. Cuộc đấu tranh giữa một nền giáo dục dân tộc, văn minh, tiến bộ với nền giáo dục thương mại hoá ngày một gay gắt...
  • Cần đẩy mạnh cải cách giáo dục đại học

    23/07/2003Trong cải cách giáo dục (CCGD), có lẽ do quan niệm phải cải cách tuần tự từ lớp 1 trở đi đến lớp 12 nên trong những năm qua ta đã chú trọng quá nhiều đến bậc PT, còn việc CCGD đại học (ĐH) cho đến hiện nay vẫn chưa được chú trọng ngang bằng...
  • Chương trình cải cách giáo dục cần những cuộc thi?

    11/02/2003Việt Nam đang ở trong thời kỳ đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục. Đây là nhiệm vụ đòi hỏi rất nhiều tri thức và trí tuệ, để làm tốt việc này thực là khó khăn.
  • Vai trò của học sinh, sinh viên trong cải cách giáo dục

    11/02/2003Có thể thấy rất rõ điều vô lý là trong khi chúng ta mong muốn đưa người học về vị trí trung tâm trong giáo dục, ý kiến người học sẽ định hướng cho cách học của chính mình và cho cả sự phát triển của nền giáo dục thì chúng ta lại không quan tâm tới ý kiến, suy nghĩ của học sinh, sinh viên. Điều này cũng có thể hiểu như việc chúng ta muốn học sinh, sinh viên của chúng ta chủ động trong học tập, nghiên cứu và là trung tâm của giáo dục nhưng chúng ta lại cải cách theo phương thức gò bó, ép buộc, áp đặt mà không xem xét công việc đó có phù hợp với ý kiến của họ không.
  • xem toàn bộ