Chúng ta ở đâu trên bản đồ “hạnh phúc”?
Người dân sẽ hạnh phúc hơn khi họ cảm thấy, họ luôn được bảo vệ bởi pháp luật và trong cuộc đấu tranh với cái ác, cái xấu, công lý, lẽ phải luôn giành chiến thắng...
Theo kết quả Báo cáo hạnh phúc thế giới năm 2018 của Liên Hợp Quốc vừa mới được công bố, Việt Nam xếp thứ 95 trong bảng xếp hạng 156 quốc gia.
Trong khu vực, chúng ta xếp trên Indonesia, Lào, Campuchia và Myanmar. Tuy nhiên, xếp hạng của ta lại tụt rất xa so với Singapore (34), Malaysia (35) và Thái Lan (46).
Đọc xong thông tin này, hẳn rằng nhiều người sẽ thắc mắc vì mới cách đây hai tháng, tổ chức nghiên cứu kinh tế - xã hội New Economics Foundation có sở chính tại Vương quốc Anh đã xếp Việt Nam là quốc gia có chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI) đứng thứ 5 thế giới, thứ 2 ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Song, nếu nhìn vào các tiêu chí của hai bảng xếp hạng này thì thấy cũng không có gì là đáng ngạc nhiên cả.
Trong khi HPI nói lên mối quan hệ giữa tuổi thọ, cảm giác thoải mái và các hành vi tác động đến môi trường thì bảng xếp hạng của Liên Hợp Quốc dựa trên các yếu tố về thu nhập, chính sách xã hội, sự thịnh vượng và tín nhiệm.
Cho nên, một nước có chỉ số HPI cao chưa chắc đã là nước hạnh phúc thực sự mà có thể chỉ vì họ không khai thác quá nhiều tài nguyên. Nhìn vào HPI, đừng vội tự hào vì sao chúng ta nghèo mà vẫn hạnh phúc.
Nghèo đói thường gắn liền với tệ nạn. Và thật may là nước ta đã thoát khỏi ngưỡng “nghèo”, đã không còn là nước có thu nhập thấp, đã bước những bước đầu tiên gia nhập nhóm “trung bình”.
Thế nhưng, ngay cả người đứng đầu Chính phủ - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong một cuộc họp với các lãnh đạo bộ ngành, địa phương hồi cuối năm ngoái cũng đã nói: “Một đất nước thu nhập bình quân đầu người 2.335 USD thì có gì quá phấn khởi, đây là nỗi buồn của những người lãnh đạo khi thu nhập bình quân người dân thấp như thế”.
Nỗi buồn đó của Thủ tướng quả thực đáng trân trọng và khiến nhiều người phải suy nghĩ. Vẫn thường nghe nói: Đất nước ta “rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”, người Việt Nam thông minh, cần cù, dũng cảm… Thế nhưng vì sao chúng ta vẫn chưa thể sánh cùng các nước tiên tiến bốn biển, năm châu? Ta đứng sau cả những quốc gia không hề được thiên nhiên ưu đãi, những đất nước mà dân số vỏn vẹn chỉ bằng một tỉnh thành của ta như Singapore chẳng hạn?
Chúng ta liệu có hạnh phúc không, khi mà đập vào mắt chúng ta là những thông tin về biệt phủ của người này, người kia giữa lúc hàng nghìn người vẫn còn ở mức nghèo?
Chúng ta có hạnh phúc không khi mà đâu đó, vẫn còn những cán bộ xã, thôn ăn chặn từng đồng cứu trợ bà con vùng lũ, ăn cả tiền chính sách của người có công? Chúng ta có hạnh phúc không khi người nhẽ ra bảo vệ sự yên ổn cho xã hội lại “bảo kê” cho những hành vi sai trái?
Làm sao chúng ta có thể hạnh phúc trọn vẹn được, khi vẫn còn những điều bất công, chướng tai gai mắt như thế?
Nhưng, như Mác từng nói: “Hạnh phúc là đấu tranh”. Không đơn thuần là vị thứ trên những bảng xếp hạng về hạnh phúc, tôi tin chắc rằng, người dân sẽ hạnh phúc hơn khi họ cảm thấy, họ luôn được bảo vệ bởi pháp luật và trong cuộc đấu tranh với cái ác, cái xấu, công lý, lẽ phải luôn giành chiến thắng.
Khi đó, tự nhiên, nghèo đói cũng sẽ lùi xa.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015