Chủ nghĩa duy kỹ thuật phương Tây và quan niệm của nó về tự do và tất yếu
Vấn đề con người, vai trò của nó trong tiến trình lịch sử là một trong các vấn đề quan trọng nhất đối với triết học phương Tây hiện đại. Xét từ góc độ định hướng thế giới quan của triết học phương Tây hiện đại, có thể tách biệt thực chứng chủ nghĩa và chủ nghĩa duy lý trong việc khảo cứu con người.
Đặc trưng cho mỗi loại thế giới quan ấy là quan niệm riêng về bản chất con người, là các đạo về tự do và tất yếu. Đặc trưng vốn có ở chủ nghĩa thực chứng trước hết là tư tưởng phản nhân đạo, là việc khước từ lý tưởng nhân đạo chủ nghĩa truyền thống về con người, là ý đồ phủ định khả năng của tự do trong hoạt động con người và tham vọng đạt tới nhận thức “thuần túy khoa học" về con người. Định hướng thế giới quan của chủ nghĩa thực chứng thường được thể hiện trong các quan niệm
Quan điểm duy kỹ thuật này giữ một vị trí quan trọng trong khuynh hướng thực chứng chủ nghĩa của triết học phương Tây hiện đại. Xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ XIX, quan điểm duy kỹ thuật phát triển và đạt tới đỉnh điểm ở nửa sau thế kỷ XX với kỳ vọng chiếm địa vị thống trị trong triết học hiện đại. Các quan điểm ấy thể hiện rõ nhất trong các học thuyết về xã hội công nghiệp, xã hội hậu công nghiệp, và xã hội thông tin (
Để hiểu được thực chất của quan niệm duy kỹ thuật về vai trò của con người trong đời sống xã hội, xét từ góc độ tự do và tất yếu, cần phải làm rõ cơ sở lý luận - phương pháp luận của toàn bộ khuynh hướng duy kỹ thuật, tức là các tiền đề triết học của chủ nghĩa duy kỹ thuật (chủ nghĩa kỹ trị). Trong các quan điểm duy kỹ thuật - quan điểm hoàn toàn phù hợp với những nguyên tắc của chủ nghĩa thực chứng, trọng tâm được đặt vào vai trò của kỹ thuật và của khoa học trong đời sông xã hội.Được coi là trung lập về mặt xã hội và độc lập với chủ thể, khoa học và kỹ thuật được tuyên bố là nhân tố phát sinh của sự phát triển xã hội, nhân tố tự động bảo đảm tiến bộ xã hội. Người ta cho rằng, "kỹ thuật đó là nguồn gốc sinh ra sức sống của hệ thống kinh tế... là nhân tố quyết định cuộc sống con người", sự biến đổi của nó sẽ "kéo
Theo quan điểm mácxít, đây là chủ nghĩa xã hội học tầm thường, mưu toan quy giản tiến bộ xã hội về tiến bộ khoa học - kỹ thuật, logic của sự phát triển xã hội về logic nội tại của sự phát triển kỹ thuật, coi tiến bộ xã hội là hệ quả trực tiếp của sự phát triển khoa học - kỹ thuật. Chính vì vậy mà chủ nghĩa duy kỹ thuật không có khả năng thâm nhập vào bản chất của các quá trình và hiện tượng xã hội, nó chỉ cố gắng làm lu mờ các đối kháng chính trị - xã hội của chủ nghĩa tư bản và đưa ra quan niệm coi tương lai của nhân loại là cái phụ thuộc vào tốc độ và nhịp độ của tiến bộ khoa học - kỹ thuật, khi cố loại bỏ vai trò của các quan hệ sản xuất, đem chúng đối lập với hệ thống “khoa học - kỹ thuật".
Bản chất của quan điểm quyết định luận công nghệ được L.Oaitơ (L.White) trình bày dưới dạng đầy đủ nhất. Ông xem xã hội như là "tổng thể ba tầng nằm ngang: tầng công nghệ là cơ sở, tầng triết học nằm trên cùng và tầng xã hội học nằm ở giữa Hệ thống công nghệ vừa là cơ sở, vừa là nguyên nhân. Hệ thống xã hội là chức năng của công nghệ, còn hệ thống triết học phản ánh tiềm lực công nghệ và hệ hống xã hội. Nhân tố công nghệ quyết định toàn bộ hệ thống văn hóa”. Như vậy, hệ thống xã hội đã được ông coi là cái phụ thuộc vào hệ thống công nghệ, còn quan hệ xã hội thì hoàn toàn do quan hệ khoa học - kỹ thuật quyết định. Với quan điểm này, ông đã phủ định mọi sự tự do của con người. Việc vận dụng triệt để quan điểm này vào thời hiện đại đã đưa chủ nghĩa duy kỹ thuật tới kết luận rằng, cách mạng khoa học - kỹ thuật đã loại bỏ tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa đối với sự cải tạo căn bản hiện thực xã hội, rằng giờ đây, người ta có thể giải quyết một cách đơn giản và dễ dàng mọi vấn đề xã hội nhờ "phiên dịch"chúng sang ngôn ngữ của các vấn đề kỹ thuật. Hơn nữa, các đại biểu của chủ nghĩa duy kỹ thuật còn cho rằng, "công nghệ làm nảy sinh tư tưởng áp dụng khoa học và kỹ thuật như là các phương tiện để loại trừ mọi rối loạn xã hội, kiềm chế sự cạnh tranh giữa các giai cấp, các chủng tộc và bản thân nó có thể đưa ra các phương tiện để hạn chế những vấn đề này".
Theo M.Vâybơ, "tính hợp lý hình thức" đặc trưng cho bản chất của chủ nghĩa tư bản, đặc điểm nổi bật của nó là thái độ trung dung đối với bất kỳ mục đích nào của hoạt động con người, là “lý tính thuần túy kỹ thuật", phát triển theo các quy luật riêng của nó. Rằng, nguyên tắc "tính hợp lý hình thức" có nghĩa là sản xuất vì sản xuất và do vậy, cả con người lẫn nhu cầu của con người đều chỉ là phương tiện để thực hiện nguyên tắc ấy, là nhân tố cần thiết cho hoạt động "chuẩn tắc" của sản xuất. Hoàn toàn chấp nhận tư tưởng ấy của M.Vâybơ, chủ nghĩa duy kỹ thuật hiện đại đã gắn liền tính hợp lý với sự thống trị của kỹ thuật, với việc thiết lập một "trật tự công nghệ" mà trong đó, vai trò quyết định không phải thuộc về con người và quan hệ xã hội, mà thuộc về "các nhân tố vô hồn" của hệ thống.
M.Vâybơ còn cho rằng, mức độ mà toàn bộ đời sống xã hội phục tùng nguyên tắc “tính hợp lý hình thức" sẽ dần tăng lên. Điều này cho thấy, ông thừa nhận trật tự hiện tồn sẽ nô dịch con người ngày một nhiều hơn. ở đây, chúng ta có thể nhận thấy ảnh hưởng của C. Mác đến
Căn cứ vào tư tưởng của M.Vâybơ về sự cần thiết phải quản lý sản xuất và xã hội một cách hợp lý, các đại biểu của chủ nghĩa duy kỹ thuật đã phân chia các thành viên trong xã hội thành hai nhóm: giới tinh hoa kỹ thuật có khả năng thực hiện sự quản lý hợp lý nhờ nắm được những tri thức khoa học - kỹ thuật cần thiết và đa số người lao động bị tách ra khỏi công việc quản lý. Dựa trên cách tiếp cận chức năng, họ tuyên bố rằng, tầng lớp kỹ thuật là cần thiết vì họ có khả năng thực hiện chức năng quản lý quan trọng nhất trong xã hội. Vai trò xã hội của nhà kỹ thuật và của "con người đại chúng" hoàn toàn do các quy luật phát triển nội tại của khoa học và kỹ thuật quy định. Song, bản thân vai trò này lại hoàn toàn không có giá trị ngang bằng. Các đại biểu của chủ nghĩa duy kỹ thuật coi "con người đại chúng" là những người sản xuất, là nhân tố không đáng kể trong cơ chế hoạt động tổng thể của xã hội công nghệ, hoàn toàn lệ thuộc vào công nghệ và họ gọi những người này là Homo economicus,Homo faber.
Theo chúng tôi, việc xây đựng một mô hình xã hội như vậy được thực hiện trên cơ sở tuyệt đối hóa mục đích hoạt động của con người như một "thành tố vô hồn" của hệ thống sản xuất tư bản chủ nghĩa. "Con người đại chúng" hoàn toàn không có tính độc lập, có bản chất sáng tạo, mà chức năng của quá trình sản xuất, là “phần phụ của cỗ máy", hoạt động của no được quy định trước bởi các chuẩn tắc, các quan niệm thống trị trong xã hội và do "hệ thống công nghệ" gán cho nó.
Như vậy, có thể nói, nếu M.Vâybơ còn để con người ngoài hệ thống sản xuất thì các đại biểu của chủ nghĩa duy kỹ thuật hiện đại đã tước bỏ luôn cả khả năng này của con người. Với họ, sự thống trị của "tính hợp lý hình thức" một khi đã trở nên phổ biến sẽ dẫn tới việc chuẩn tắc hóa đời sống tinh thần của con người, cào bằng các nhu cầu tinh thần và các phương thức đáp ứng những nhu cầu đó của họ và rất cục là thủ tiêu cá nhân tự do, quy sở thích của "con người đại chúng" chỉ còn ở việc tiêu dùng. Dựa vào sự tiến bộ khoa học - kỹ thuật và đồng. nhất nó với tiến bộ xã hội, với sự phát triển của các hệ thống thông tin và điều khiển hiện đại, các tư tưởng gia duy kỹ thuật tin tưởng rằng, rồi đây xã hội sẽđạt tới một mức độ phúc lợi cao hơn, loại bỏ được đói nghèo, công việc lao động sẽ trở nên nhẹ nhàng, con người được nghỉ ngơi, vui vẻ. Nhưng,
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường