Chó và quan tham, xưa và nay…

07:52 SA @ Thứ Ba - 10 Tháng Tám, 2010

Vào thời có vụ “Pờ-mu-mười-tám” đến kỳ sôi động, ở nhiều quán nước, quán cà phê hay bên bàn trà ở khắp các cơ quan có nhiều cuộc luận bàn rất… vui, nhưng ngẫm ra lại buồn. Xin ghi thử một cuộc:

Mở đầu, một chàng thạo thông tin, vừa bước vào quán đã oang oang, vẻ hớn hở:

- Các vị biết chưa? Bắt thêm 2 “Dũng” nữa! Chúng nó tạp ăn như chó…

Một ông lão, đeo kính cận, hình như là một thầy giáo về hưu ngắt lời, giọng buồn buồn:

- Làm gi mà cậu vui như Tết thế! Nghe những chuyện ấy, tôi chỉ thấy buồn…

Đến lượt anh chàng thạo tin ngắt lời:

- Ơ!... Bọn sâu mọt ấy bị còng tay mà bác buồn thì lạ thật!

- Vậy thì tôi phải kể cho cậu nghe một câu chuyện ngày xưa…

Chuyện xưa kể rằng; Có một vị Hoàng Giáp làm quan đầu tỉnh, tuy tính tình nghiêm nghị, không mấy khi la mắng om sòm, nói năng thường cân nhắc từng lời từng chữ; ví như khi nghe con bảo: “Đồng hồ chết rồi!”, ông liền chữa lại: “Phải nói là đồng hồ đứng chứ…”; ngay đối với người giúp việc trong nhà (xưa gọi là “đầy tớ”), ông cũng dạy con cháu phải gọi là “o”, “chú” và xưng “em” hoặc “tôi” chứ không được mày tao chi tớ. Vậy mà một hôm, ông lớn tiếng quát tháo trên công đường, lại hình như có dùng từ “chó má” gì đó. Tối, quan bà hỏi: “Ông có chuyện chi tức giận mà mắng người ta là chó má thế?...”. Ông bảo: “Tôi đâu có mắng ai là hạng chó má. Tôi chỉ bảo tên ấy rằng: Ông xem tôi là hạng chó má hay sao mà tính chuyện hối lộ với tôi?...”

Ấy là thời phong kiến mạt vận và của hối lộ chỉ là món quà nhỏ, chứ thời vua Minh Mạng hay thời Lê Thánh Tôn thì cửa quan còn nghiêm hơn nhiều.Vậy mà nay… Nghĩ mà buồn!

Bà hàng nước bỗng chậc lưỡi và góp chuyện:

- Ối! Ông mà buồn như thế thì buồn cả đời! Đâu chỉ Pờ - mu, ngay ở phố này thôi, ngay Tết vừa rồi…

Chuyện nay xẩy ra ở phố “Trần Dư’ (tức là đường phố “trừ dân” ra, chỉ dành cho các quan) – một dãy phố thuận tiện cho mọi sinh hoạt ở đô thị. Hễ thấy ai hỏi đường đến dãy phố đó là bà hàng nước ở góc ngã tư nhíu mắt, nhếch môi dặn dò: “Cẩn thận! Phố ấy chó nhiều lắm đó. Nhà nào cũng nuôi chó Tây to dữ như cọp, nó mà đớp cho một miếng thì què suốt đời!”.


Ấy vậy mà Tết vừa rồi, mặc cho Đảng và Chính phủ chỉ thị cấm đi lễ cấp trên bằng tiền công quỹ, hàng đoàn người ăn mang rất sang trọng vẫn nối đuôi nhau tìm tới “phố quan” dâng lễ vật để thực hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, bất chấp lũ chó dữ chồm hổm chong tai trực bên cổng. Bà hàng nước thì lừ mắt, giọng bực tức và khinh bỉ: “Chúng nó giàu nứt đố đổ vách mà tạp ăn như chó!”…


Nghe chuyện, anh chàng thạo tin bình phẩm:

- Mụ đến là vô duyên! Họ “ăn” của dân, của nước chứ mụ mất gì? Có khi mụ còn được lợi. Họ xếp hàng chờ vào cửa quan, quán của mụ thêm đông khách, đúng không? Mà họ không “ăn” như thế thì lấy tiền đâu mua thịt, mua trứng vỗ béo những con chó to như cọp kia.

Ông giáo về hưu thì chậm rãi:

- Khá khen thay những vị quan tham thời nay luôn giữ được bình tĩnh không nổi nóng khi bị hạ cấp xem như “hạng chó má”!

Có điều, người chép câu chuyện này phải nói thêm cho đúng “lập trường”: hạng “chó má” như thế chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh” thôi, chứ cán bộ ta nói chung là tốt! Nhưng hình như loại sâu mọt thời nay không xem luật pháp ra gì. Thì đã có bao nhiêu vụ tày đình mà chúng chỉ bị “khiển trách” hay “từ chức” để rồi vẫn ôm cả đống tài sản ăn cướp của nhân dân, con cháu ăn mấy đời cũng không hết! Nếu không “chạy án” được thì cũng chịu khó ngồi vài năm, có đệ tử cơm bưng nước rót, rồi “cải tạo tốt”, được ra tù sớm lại tha hồ… Biết đâu, lời lẽ sắc nhọn trong câu chuyện này đâm thủng lỗ tai bọn chúng, đánh thức chút lương tâm và lòng tự trọng mà con người ta ai cũng có, nếu không tự nguyện làm kiếp chó má suốt đời.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xây nhà trên cát

    12/12/2019Nguyễn Đăng TiếnChúng ta có bài học nhãn tiền, một số nước phát triển quá “nóng”, không hài hòa với xã hội, với thiên nhiên đã phải trả giá đắt, chứ không phải bây giờ. Tôi chỉ mong con, cháu chúng ta sau này không ca thán, oán trách rằng các đời trước đã xây cho nó cái nhà trên cát mà thôi.
  • Thể diện quốc gia

    28/11/2019Trần Thị Thanh HươngCó khá nhiều câu chuyện cho thấy chúng ta khi ra nước ngoài hay tiếp xúc với những cơ quan, cá nhân hay đoàn thể nước ngoài, trong các dịp nghiêm túc hẳn hoi lại bộc lộ những yếu kém và sơ suất trong ứng xử ngoại giao, tạo ra nhiều tình huống dở khóc dở cười, và xấu hổ cho những ai còn có thể diện dân tộc.
  • Nhiều người thuộc “thế hệ @”

    16/01/2018Nguyễn Tất ThịnhLối sống, cách xử sự, làm việc phi chính thống, ỡm ờ, dặt dẹo của một nhóm người như thế làm rối trí tất cả những người bình thường. Chúng không phải tội phạm nhưng dường như nằm ngoài lề của những gì gọi là chuẩn mực và chính trực. Chúng ký sinh vào xã hội văn minh nhưng đang làm bại hoại các giá trị. Xã hội nếu nhiều loại người như vậy thì đáng sợ biết bao!
  • Sau tội là bệnh

    15/09/2017Vương Trí NhànChúng ta đang ở trong một hoàn cảnh chung. Đất nước từ chiến tranh chuyển sang hòa bình mấy chục năm nay, những di lụy của nó để lại trong tâm lý con người kể sao cho xiết. Đặc điểm của chiến tranh là bạo lực. Trở về từ chiến tranh, mải làm ăn kiếm sống, ta tưởng ta thoát khỏi nó...
  • Hãy tự xét mình

    01/02/2010Hoàng Đạo CungNăm 1943, nhà giáo dục Hoàng Đạo Thúy viết cuốn sách “Trai nước Nam làm gì?" để kêu gọi thanh thiếu niên Việt Nam rèn luyện chở ngày giúp nước...
  • Ráo hoảnh

    22/04/2016Vương Trí NhànThuở chưa có cân bàn, các chợ ở xứ ta chỉ dùng một loại cân thô sơ, gồm một cái cần có khắc hoa thị và có một cái đĩa nhỏ. Tôi nhớ một câu đố vui “Có cây mà chả có cành - Từ gốc đến ngọn rành rành những hoa - Người bán thì bảo rằng già - Người mua thì bảo thực thà còn non” và câu giải đúng là “cái cân”.
  • Bệnh thích dự án

    04/04/2016Đỗ Quý ThíchCó dự án là có nhiều thứ nên ai cũng thích. Thứ nhất có dự án là có tiền, đồng nghĩa với việc có công ăn việc làm cho cán bộ nhân viên, tất nhiên là thu nhập chung sẽ từ đó mà tăng lên. Nói cho cùng thích dự án không phải là một cái tội, nhưng thích dự án đến mức thành bệnh và mưu cầu lợi ích riêng, lấy tiền công đút túi thì cần nghiêm túc phê phán.
  • “Con” tham nhũng cũng như “con HIV”!

    22/08/2015TS Nguyễn Sĩ DũngTrong thế giới hiện đại có hai thứ rất khó chống lại là HIV và tham nhũng. HIV tàn phá hệ thống miễn dịch của con người, tham nhũng tàn phá hệ thống miễn dịch của thể chế. Trong cả hai trường hợp, hậu quả của sự tàn phá thật nặng nề...
  • À ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói…

    08/01/2015Thảo HảoCó một anh phóng viên(*) gặp một quan chức ngành vệ sinh an toàn thực phẩm. Nói trắng ra cho rồi: ông Phó Cục trưởng. Anh phóng viên so sánh kiểu “chạm tự ái”: nước người ta có những công trình lớn, nghiên cứu các mầm ngộ độc, để kịp thời phát hiện mà cảnh báo cho dân. Còn nước ta ít làm như thế. Ðợi ngộ độc rồi mới (bị động) lật ra xem đó là cái gì.
  • Cán cân công lý đã lệch?

    10/12/2009Bùi Quang MinhMột vụ án mà rất nhiều đồng chí lãnh đạo Nhà nước, đại biểu Quốc hội quan tâm, dư luận bức xúc, báo đài phản ánh… mà tòa án – cơ quan đại diện của công lý vẫn có những phán quyết gây sốc cho từng người dân...
  • Quyền lực, lý luận và… bánh rán

    18/07/2009Đỗ Minh TuấnQuan niệm coi trọng tình cảm hơn lý lẽ đã khiến người Việt không ưa kiện cáo, nhưng lại sa đà vào những cuộc đôi co vặt triền miên. Xưa nay, người Việt thường có xu hướng tìm kiếm cái cốt lõi đời sống, cái tâm thế sinh tồn đằng sau những vấn đề phức tạp để giải quyết cái “căn nguyên của mọi căn nguyên” thay vì đối mặt với chính những vấn đề nan giải....
  • Công chức trẻ và bệnh quan trọng

    04/06/2009Nguyễn Trương QuýTính từ mẫn cán từng được gắn chặt với danh xưng công chức, đã mang một nghĩa châm biếm khi ai cũng chỉ quan tâm làm sao cho việc chốn công môn trót lọt. Đến nỗi khi “có khó khăn” thì ai cũng nghĩ ngay đến sự bôi trơn hay đi đường tắt, gây ô nhiễm đến mức ai cũng lo lắng khi đến “cửa quan”. Thực tế chẳng có ông quan nào ngồi đấy, mà chỉ có những ông quan sẵn có trong người những công chức mà thôi.
  • xem toàn bộ