Chiếc hộp cuộc đời
Người đời thường giới hạn sự chọn lựa và đôi khi bỏ đầy vào hộp với chỉ một thứ.
Đó là thứ gì? Đối với một số người đó là công việc. Công việc như là một khía cạnh quan trọng nhất của đời họ. Họ dồn hết tất cả năng lượng vào công việc. Đối với một số người khác, có thể là một mối quan hệ tình cảm. Họ chỉ biết chú tâm đến ai đó và làm thế nào để phát triển mối giao tình với người đó.
Bất kể “một thứ” ấy là thứ gì, nó cũng trở thành một ống kính để ngắm xuyên suốt cuộc đời. Điều đó như thể chỉ có một khung cửa sổ duy nhất mở ra thế giới, và chúng ta ngắm nhìn thế giới qua khung cửa đó. Chính cái ống kính hoặc cái góc nhìn duy nhất này đã quyết định diễn biến cuộc đời ta.
Giả sư như bạn có chiếc “hộp đời” đầy ắp toàn công việc. Một ngày nọ công việc không suôn sẻ. Mọi thứ bị trục trặc. Dự án thất bại, sếp nổi nóng, đồng nghiệp gắt gỏng. Cuộc sống sẽ như thế nào khi bạn trở về nhà?
Vậy đó, cuộc sống trông có vẻ rất tệ nếu bạn nhìn đời qua ống kính công việc. Khi công việc bất như ý thì cuộc sống cũng sẽ như thế. Bạn sẽ về nhà với sự tức giận và nản lòng. Chẳng bao lâu thì ở nhà cũng bất như ý. Cái ống kính hay cái góc nhìn duy nhất của bạn đã làm xỉn màu tất cả mọi thứ quanh đời bạn.
Điều gì xảy ra nếu chiếc hộp đời của bạn chứa đựng một mối quan hệ đầy những xung đột? Cuộc sống sẽ ra sao? Một lần nữa, với chỉ một khung cửa sổ mở ra nhìn thế giới thì cuộc đời trông tệ thật. Tất cả những gì bạn nhìn thấy đó là sự sân hận và thất vọng.
Lấp đầy “chiếc hộp đời” với chỉ một thứ không phải là một chiến lược tốt. Một kế hoạch tốt hơn đó là chia nhỏ chiếc hộp ra thành nhiều ngăn và lấp đầy nó bằng nhiều thứ khác nhau. Ví dụ, bạn có thể tạo ra chín ngăn, đặt công việc vào một ngăn và đặt mối quan hệ tình cảm vào một ngăn khác. Bảy ngăn còn lại thì sao? Bạn bè có thể chiếm một ngăn. Cuộc sống tâm linh có thể chiếm một ngăn. Những con thú cưng cũng được đặt vào ngăn nào đó.
Với chiếc hộp đầy ắp chín ngăn bạn sẽ có nhiều lựa chọn. Bạn có chín ống kính hay chín khung cửa sổ để nhìn ngắm cuộc sống. Khi một góc nhìn nào đó không được sáng sủa thì bạn có thể chuyển sang hướng khác. Nhìn qua khung cửa khác có thể sẽ có cảnh quan tươi tắn hơn.
Khi công việc gặp toàn thất bại, hãy nhớ rằng nó chỉ là một phần chín của cuộc đời bạn mà thôi. Còn tám phần khác có thể đang tốt đẹp. Hãy tập trung vào những phần tốt đẹp đó để nắm giữ lại năng lượng của mình. Nếu quan hệ tình cảm của bạn gặp rắc rối, có thể là một sự không may, nhưng vẫn còn nhiều thứ để sống hơn là quan hệ tình cảm. Dành thêm một ít thời gian cho bạn bè. Đam mê vào một sở thích nào đó. Hoặc làm vườn chẳng hạn. Hãy nhìn qua khung cửa sổ khác, quang cảnh mới có thể làm bạn ngạc nhiên đấy. Cuộc sống có thể tuyệt hơn bạn nghĩ.
Có một câu thường nghe: “Đừng đặt tất cả trứng vào một giỏ." Đừng để cuộc sống bạn chỉ thuộc về một thứ. Hãy lấp đầy “chiếc hộp đời” của bạn với nhiều tùy chọn, và chọn ngay trong giờ phút hiện tại này. Nếu một phương diện nào đó không được suôn sẻ thì hãy tập trung vào phương diện khác. Làm như vậy sẽ giúp bạn hồi phục năng lượng và tiếp thêm sinh lực cho chính bạn. Sau đó bạn có thể quay trở lại một lĩnh vực mới mẻ khó khăn hơn và với một thái độ tốt hơn. Tốt hơn là có thể bắt đầu từ bây giờ. Mỗi ngày, hãy tự cho mình một vài trải nghiệm khác nhau. Cố công chọn lựa, cuộc sống sẽ được nâng cao.
Nguồn:
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý