Lựa chọn mục tiêu cuộc đời
Đã bao giờ bạn tự hỏi: Mục tiêu của cuộc đời mình là gì?
Mình có cần phải đặt ra mục tiêu cho tương lai không?
Bạn đã nghe câu nói này chưa? “Nếu không biết mình đang đi đâu thì mọi ngọn gió đưa đẩy con thuyền đều là ngọn gió đúng và nếu bạn cứ đi theo mọi hướng gió thì thuyền của bạn sẽ chạy lòng vòng”. Đây là lời khuyên của Ken Loughnan, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đại học Victoria,
Những nguyên tắc để Setting Goal
Trong khóa học “Những vấn đề trong cuộc sống” (Life matter Course) tôi đã được tham gia tại
S: Simple: Mục tiêu nên đơn giản (nhưng không có nghĩa là không ý nghĩa) và quan trọng bản thân mình cần hiểu rõ nó là gì.
M: Measurable: Mục tiêu có thể đo lường được. Chúng ta có thể đánh giá, kiểm nghiệm từng chặng đường đã đi qua trên con đường dài đến khu vườn mơ ước.
A: Achievable: Mục tiêu có thể đạt được. Thật vô nghĩa khi bạn ghé máu, sợ tiếp xúc với bệnh nhân lại đặt ra mục tiêu làm bác sĩ hoặc khi bạn chẳng có kiến thức gì về chính trị, ghét nói đến những vấn đề “nhạy cảm” lại đặt mục tiêu trở thành chính khách…
R: Realistric: Mục tiêu mang tính thực tiễn. Mục tiêu hoàn toàn khác với ước mơ nên nó bị chi phối bởi cuộc sống hiện thực và hoàn cảnh quanh bạn. Xin đừng đặt ra mục tiêu sẽ làm thị trưởng hoặc Tổng thống Mỹ khi bạn mang quốc tịch Việt
T: Time-frame: Cần đặt mục tiêu trong một khung thời gian. Đặt ra mục tiêu nhưng không có thời gian cụ thể thì mãi mãi nó sẽ nằm trên giấy vì bạn không có động lực để bắt tay vào thực hiện. Ví như bạn muốn thành công với công ty riêng của mình nhưng không đặt ra là lúc bao nhiêu tuổi thì sẽ mất khá lâu để mở được công ty riêng.
Nhưng cội rễ của những nguyên tắc trên chính là niềm tin (BELIEF). Có niềm tin bạn mới dám đặt ra mục tiêu, có niềm tin bạn mới sẵn lòng học tập từ người khác và không thấy ghen tỵ với thành công của họ, và quan trọng hơn: Bạn đủ can đảm đứng trên đôi chân của mình để đương đầu với thử thách, để bắt đầu chuyến phiêu lưu đến khu vườn mơ ước.
Bạn sẽ hỏi: Mục tiêu chúng ta đặt ra có cần phải lớn lao, mang tính đột phá?
Hãy lắng nghe “Câu chuyện về những con sao biển”
“Một thương gia đang dạo chơi thì thấy một cậu bé đang chầm chậm đi dọc bờ biển khơi. Với mong muốn chỉ cho cậu bé một bài học, người thương gia tiến lại gần và nói: ‘Ta đã thấy những việc con làm và rất trân trọng nó, nhưng con có nhận ra có bao nhiêu bãi biển quanh đây và có bao nhiêu con sao biển đang nằm thoi thóp trên từng bãi biển? Ta chắc một cậu bé chăm chỉ và tốt bụng như con sẽ có thể làm nhiều việc lớn lao và có ích hơn với quỹ thời gian này. Con nghĩ những việc con đang làm sẽ thay đổi được gì sao?”. Cậu bé nhìn người thương gia rồi nhẹ nhàng cúi xuống nhặt con sao biển dưới chân và quăng ra biển “Con đã thay đổi con sao biển đó”.
-->Đừng nghĩ những việc nhỏ nhặt bạn đang làm không có ý nghĩa, không mang tác dụng gì. Hãy bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ và thực hiện nó,những mục tiêu lớn hơn sẽ đến rất nhẹ nhàng và tự nhiên.
Đối mặt với thất bại
Khi có được mục tiêu chắc chắn đi kèm sẽ là những thất bại. Không ai không một lần nếm trải kinh nghiệm bại trận trên đường đi đến thành công. Nhưng bạn đã nghe câu chuyện về “Quy luật của những hạt giống”chưa?
Hãy nhìn lên cây me, bạn sẽ thấy khoảng 500 trái me, mỗi trái me lại có khoảng 10 hạt me. Con số hạt tổng cộng là rất nhiều. Bàn sẽ tự hỏi vì sao thiên nhiên cần nhiều hạt thế chỉ để gieo trong thêm vài cây me?
Vì bạn ơi: không phải hạt nào gieo xuống cũng lên mầm, trong thực tế có hàng ngàn hạt giống bao giờ nảy mầm”.
Chúng ta có thể dự 20 cuộc phỏng vấn chỉ để kiếm 1 việc làm tốt.
Chúng ta sẽ có thể phỏng vấn 40 người chỉ để kiếm 1 nhân viên giỏi.
Chúng ta sẽ có thể trình bày với 50 người chỉ để bán 1 căn nhà, 1 hợp đồng bảo hiểm hoặc 1 ý tưởng kinh doanh.
Và chúng ta sẽ có thể kết bạn với hàng trăm người xa lạ chỉ để tìm ra một người đặc biệt cho riêng mình.
Vì thế có câu nói rằng: “If you really want to make something happen, you had better try more than once” – Nếu bạn thực sự muốn làm việc gì đó thì hãy cố gắng hơn 1 lần.
ADAM KHOO:Tác giả của một loạt những quyển sách bán chạy nhất về thúc đẩy ý chí phấn đấu của giới trẻ và quyển “I am Gifted, So are you” là một trong số đó. Đồng thời là một nhà doanh nghiệp thành công, Adam Khoo đã tự làm chủ và điều hành 3 công ty với tổng doanh thu hàng năm lên đến 20 triệu đô la. Có ai biết được chàng thanh niên tài giỏi, phấn đấu bằng tài năng của mình và kiếm được 1 triệu đô la đầu tiên khi mới 26 tuổi lại từng bị một loạt các trưởng phổ thông ở Singapore từ chối vì học quá dở. Vậy bí quyết thành công của Adam Khoo là gì? 1-Có tư tưởng đúng “Nếu bạn muốn sự việc trở nên tồi tệ thế nào, bạn luôn tìm được cách để làm nó như thế. Khi tôi không đạt được kết quả như mong muốn, không có nghĩa là tôi thất bại. Mà nhờ đó tôi trưởng thành hơn vì tôi đã biết điều gì không mang lại kết quả”. 2-Có những mục tiêu rõ ràng Hãy tự đề ra bạn muốn là ai trong 5 năm tới, bạn muốn ở đâu trong 5 năm tới và bạn đang ở chặng đường nào trên hành trình đi đến mục tiêu cuộc đời trong 5 năm tới. 3-Hành động “Nguyên nhân chính ngăn cản con người bắt tay vào thực hiện bất cứ việc gì chính là: Nỗi lo sợ sẽ thất bại” 4-Có chiến lược đúng “Nếu bạn muốn thành công trong lĩnh vực nào, hãy tìm ai đó có kinh nghiệm về nó để học hỏi và tham khảo chiến lược của họ là gì” 5-Đương đầu với sự thất bại và nỗi thất vọng “Khả năng đương đầu với khó khăn và nỗi thất vọng bản thân sẽ quyết định bạn thành công hay không?”
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường