Change – Thay và đổi và…

02:20 CH @ Thứ Tư - 24 Tháng Hai, 2016

Các triết gia, những người thường để râu lởm chởm không cạo vốn dĩ trong sinh hoạt cá nhân rất ít khi chuyển dịch và hầu như chẳng bao giờ biết tới việc thay quần thay áo cho đúng thời trang, thế nhưng lại là những người thâm hậu tinh tế khibàn đến sự thay đổi (The change).

Đại loại theo bọn họ thì mọi sự tồn tại bắt buộc phải động đậy đổi thay, mà nhờ đó đời sống con người ta mới tiến triển từ đơn giản đến phồn tạp. Tất nhiên, đã là tiến triển thì phảng phất bao hàm cả nghĩa trưởng thành, duy chỉ có điều cái sự "thành" đẩy sẽ đạt tới hoàn hảo đẹp đẽ hay không thì bọn họ lại mập mờ không chịu nói rõ. Bởi “đơn giản” chưa hẳn đã là dở vì ở “đơn giản” có cái tinh, cái thuần, cái trong veo. Và "phồn tạp" chưa chắc đã là hay, bởi trong đó có cái ồn, cái mạt, cái lẩm cẩm. Về hình thức, sự biền đổi không quá khó nhận, người ta dễ dàng nhìn thay khi vô tình quan sát các hoa hậu hoặc á hậu chẳng hạn. Rắt nhiều nàng khởi nguyên từ một thôn nữ giản dị trắng tinh, "ôi mặt em hiền như mặt ruộng". Ở lúc ấy, hễ nói với ai hay ai nói với mình, tất thẩy đều thật thà ngây thơ kiệm lời bẽn lẽn. Rồi chợt một ngày chân bỗng dài ra tới trán, mặt mũi trở nên phức tạp vì ngấm đẫm văn minh đô thị phong độ cư xử lịch lãm hao hao như một “thần điêu hiệp nữ”, chẳng cứ lúc đăng đàn phỏng vấn mà ngay cả khi rỗi rãi độc thoại, mồm miệng cũng đều thao thao thành thạo diễn thuyết. Lại ví dụ như các đại thương gia chẳng hạn, vô số chàng xuất thân từ cần kiệm vất vả, thậm chí nhặt rác mưu sinh. Rồi bỗng một ngày mò mẫm đầu tư đúng hướng thị trường, may mắn gặp buổi giá vàng thì lên giá người thì tụt, thoát thăng hoa mà thành tỷ tỷ đại phú, sinh hoạt tiêu pha bỗng chốc rộng dài phóng khoáng “trăm nghìn đổ một trận cười như không.

Chính vì đổi thay có một hiệu dụng kinh hoàng như vậy, nên từ ngàn xưa người ta đã vô cùng chú trọng tìm hiểu về nó. Một trong những cuốn sách kỳ vĩ đầu tiên của văn minh nhân loại là quyển Kinh Dịch (người Ăng Lê phiên thành chữ The book of changes) chỉ chuyên nghiên cứu về các quy luật của sự dịch chuyển. Tại sao biển xanh lại thành nương dâu (thương hải tang điền) và tại sao "con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa". Đại khái theo Dịch Kinh, mọi sự mọi vật trong thế giới tự nhiên đều chịu ảnh hưởng từ hai nguyên lý lớn, động đậykhông động đậy. (Vài nhà Dịch học uyên bác không biết tiếng Anh đã tương đối chính xác khi dịch hai thuật ngữ quan trọng này là VariabilityPersistency).

Nguyên lý động đậy bao hàm sự biến đổi biến hóa, sự đổi dạ thay lòng, đứng núi này ngóng núi kia ứng với trường hợp thôn nữ tiến triển thành hoa hậu. Còn nguyên lý không động đậy mang nghĩa bất biến thường hằng có chung có thủy, tưởng như đổi nhưng sâu xa lại không đổi. Ví như Xuân Hạ Thu Đông bốn mùa nối tiếp chuyển vận, nhưng sự dịch chuyển này miên viễn tuần tự lặp đi lặp lại, quá khứ cũng đã thế, hiện tại cũng đang thế và tương lai cũng sẽ thế. Nó giống như thời trang của chị em phụ nữ, thế kỷ 7 thì hở rốn thế kỷ 21 thì rốn hở. Hoặc lúc loe lúc bó, hoặc lúc chật lúc phồng, cách tân quanh quẩn. Nguyên lý không động đậy còn cắt nghĩa tại sao nhiều hoa hậu hoặc á hậu khi hân hoan đón vương miện thì hai tay vẫn cong cong như đang mò cua bắt ốc. Cũng như vô số đại thương gia khi phóng túng “boa” hàng tập đô cho người tình vẫn vô thức giữ lại mấy vòng chun buộc tiền. Sách Dịch in lậu giải thích "Thời ấu thơ nhi vất vả tằn tiện nên chi hồ giả dã lúc có tiền vẫn không quên thói cần kiệm". Nói chung, ngôn từ trong Kinh Dịch là mù mờ uẩn súc bởi nó cố gắng mô tả cho được bản chất của sự biến đổi. Có phải thế chăng mà từ hàng ngàn năm nay không biết bao nhiêu học giả của cả Đông lẫn Tây lao tâm khổ tứ chú giải Dịch nhưng nó vẫn mông lung như “tương lai của chị Dậu”. Nhiều nhà Dịch học lao động tâm huyết quá đâm mắc bệnh, dân gian quen gọi là mấy ông "mắc dịch".

Tựu chung về chữ nghĩa lý thuyết, mọi sự đổi thay đều mang vẻ siêu hình uyên áo phức tạp, nhưng ở phàm tục đi thường các sự biến đổi lại luôn minh bạch tới mức trắng trợn. Đại để, chỉ cần có chút ít dư dật của hoặc phù phiếm danh thì hầu hết đám quý ông quý bà đột ngột trở nên khác lắm. Tục ngữ Việt khẳng định, giầu mà đổi bạn sang mà đổi vợ là một tất yếu suýt soát gần ở tầm chân lý. Cố nhiên cái chân lý này chỉ được đảm bảo khi nó nằm giữa hai chân thật. Có nhiều đàn ông phóng khoáng không quen được về tuần tự nhàm chán (routine life) luôn tìm cách thay đổi đời mình bằng việc hoặc lấy vợ mới hoặc có thêm bồ nhí mới. Họ không biết rằng những cái cô mới ấy cũng chính là cái ban đầu hoán hình đổi lốt. Thì vẫn tần ấy những tủn mủn chanh chua, vẫn tần ấy những cằn nhằn tính toán. Thay người tình hay thay vợ sao mà giống như du lịch Đồ Sơn, về mới thấy chẳng hơn đồ nhà. Việc chuyển nghề hay đổi quan cũng y xì hệt như vậy. Sếp nào chẳng giống sếp nào, cũng nhang nhác cao cả đạo đức yêu họp hành, cũng loay hoay nhiệt tình soi mói lương thưởng.

Tuy nhiên dù sao, biến đổi vẫn là nguyên lý thông sao cho sự phát triển và tồn tại của mọi vật. Chính vì thế con người ta hãy nên uyển chuyển thích ứng với từng thời độc Tuổi trẻ đẹp ở chỗ thiết tha nhanh nhẹn. Tuổi già đẹp ở cũng thanh thản an nhàn. Lễ hội hoa ở Hà Nội vừa rồi có khá nhiều cụ ông cụ bà chen dẫm bọn trẻ xông vào cướp thì rõ ràng mấy cụ này hình như chưa hiểu Dịch lý. Nghệ sĩ hát nhân dân tuổi sắp bát tuần vẫn tự tin vào giọng của mùa để nhí nhảnh ca bài "Cô bé vô tư" thì người nghe sâu xa thay đáng thương hơn là đáng phục. Không phải ngẫu nhiên mà Khổng lão phu tử được các danh Nho hậu sinh tôn là “Thánh chi thời”, người luôn sống chính xác với từng đoạn tuổi tác.

Đổi thay đương nhiên là một tích cực, nhất là khi nó được gìn giữ bằng cái nhìn hồn nhiên xanh non không gợn chút câu thúc của lợi của danh của dung tục. Những người tự biết làm mới mình thường có một lương tâm ngay thẳng một nội tâm phong phú dồi dào. Nếu là đàn ông, bọn họ như chỉ có một vợ. Nếu là đàn bà, họ sẽ rất dằn vặt khi tỉ nhỡ ngoại tình.

Với họ mùa nào cũng là mùa Xuân, kể cả khi có tuổi vẫn thích nồng nàn âu yếm hôn người tình cho dù người đã hơi mom móm còn mình thì đang đeo răng giả.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giá trị cá nhân có thể thay đổi xã hội

    08/06/2019Chung NhiBên cạnh tính đồng thuận, ngày nay, xã hội ta nên tạo ra môi trường để sự khác biệt được tôn trọng và phát triển. Nhất là trong tình hình hiện nay, các lối tư duy cũ đang dẫn cả thế giới đến cuộc khủng hoảng toàn cầu. Con người, muốn đạt được sự khác biệt cần có tự do cá nhân...
  • Liệu bản chất con người có thay đổi theo thời gian không?

    19/07/2018Nhiều hệ tư tưởng đã đưa ra ba câu trả lời chính cho câu hỏi về tính bất biến hay không đổi của bản chất con người. Đầu tiên là quan điểm truyền thống cho rằng con người về cơ bản thì giống nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan điểm này, một loạt những đặc điểm về thể chất và trí tuệ tạo thành bản chất đặc trưng của con người không thay đổi và sẽ không thay đổi chừng nào con người vẫn là con người và không phải là loài sinh vật khác. ...
  • Cách mạng khoa học - sự thay đổi khuôn mẫu (Paradigm)

    03/02/2015Đặng Mộng LânCuốn sách "The Structure of Scientific Revolutions” của Thomas S. Kuhn ra đời năm 1962 làm rõ bản chất của khái niệm “cách mạng khoa học" mà những cách hiểu trước đó chưa thể xem là thích hợp. Công trình này đã đưa ra một hình ảnh rõ ràng và đơn giản về sự phát triển của khoa học: Một khuôn mẫu (paradigm) (một cấu trúc cơ bản ổn định nảy sinh từ một số khám phá được chấp nhận bởi cộng đồng khoa học) xuất hiện rồi bị thay thế bởi một khuôn mẫu mới...
  • Hiện đại hóa lối sống

    20/09/2013Nguyễn Trần BạtViết về những yếu tố cản trở đến quá trình phát triển, người ta thường nói đến thể chế, chính sách... Theo chúng tôi, nói thế không sai, nhưng chưa đủ. Có một nguyên nhân rất quan trọng và rất sâu xa khác, đó là những mặt tiêu cực của truyền thống văn hoá, trong đó đặc biệt phải kể đến lối sống. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của lối sống đối với phát triển đòi hỏi có những công trình khoa học...
  • Lối sống

    27/02/2013Nguyễn Trần BạtCon người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen...
  • Thay đổi theo thời cuộc

    02/06/2009Trần Ngọc KhaMột định hướng phát triển kinh tế xã hội tối ưu bao giờ cũng là trăn trở của các nguyên thủ quốc gia cũng như các nhà cầm quyền, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu hiên nay. TS Nguyễn Quang A chia sẻ cùng bạn đọc TTVH-ĐÔ về vấn đề này.
  • Suy ngẫm mỗi ngày

    05/12/2008Nguyễn Tất ThịnhTrong bài ngắn này tôi đưa ra suy nghĩ, quan sát từ thực tiễn tư vấn của mình trong 5 năm gần đây. Ngõ hầu sửa chữa tư duy của rất nhiều nhà quản lí chưa có thói quen hay nhận thức đầy đủ, và tính được mức độ tác động của yếu tố vĩ mô đến hoạt động của doanh nghiệp mình, đồng thời trợ giúp các nhà quản lí tổ chức vĩ mô hay vĩ mô tham khảo định hình bài toán hoạch định tương lai của tổ chức mình...
  • Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa xã hội ở Việt Nam

    08/08/2008Bùi Hoài SơnCó thể nói rằng, các phương tiện truyền thông mới như điện thoại di động và Internet đã làm thay đổi thế giới và cách tư duy của con người đến mức bản thân chúng ta cũng không thể hết khả năng vô cùng của nó. Trong một thời gian tương đối ngắn, những tác động của các phương tiện truyền thông mới đã tạo ra những biến đổi về văn hóa - xã hội sâu sắc ở mọi ngõ ngách của trái đất nơi chúng ta đang sống...
  • Đổi mới, cải cách và cách mạng

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtThời đại trước, phương pháp lãnh đạo bằng cách mạng đã từng đóng một vai trò rất quan trọng, thậm chí một số nước còn tuyệt đối hóa vai trò của nó trong việc thúc đẩy tiến bộ xã hội. Thế giới ngày nay đã có những thay đổi cơ bản và việc lãnh đạo bằng phương pháp cách mạng không còn phù hợp nữa, cần phải phát triển bằng một phương pháp lãnh đạo mới, phương pháp lãnh đạo phi cách mạng...
  • Thay đổi từ đâu?

    01/01/1900Kết thúc một năm cũ, suy nghĩ rất tự nhiên của mỗi người là mong những cái mới. Nam giới ưa mạo hiểm, lại chỉ thích làm chuyện "to tát" nên năm mới cũng là thời điểm để bắt đầu một dự án mới, một công việc mới hoặc một cuộc chinh phục mới. Tất cả đều mong muốn có sự thay đổi!
  • Phát triển bằng sự thay đổi

    09/12/2005Nguyễn Thúy HằngMột số người gọi sự thay đổi là “tiến bộ” và ca ngợi những nét đổi mới mà nó mang lại. Còn những người khác lại bác bỏ những thay đổi đó và mong muốn trở lại những ngày xưa cũ. Có cùng những sự thay đổi thì lại có những phản hồi khác nhau. Sự lựa chọn của chúng ta là: một là chúng ta có thể trở thành nhà lãnh đạo, hai là có thể thành những người nối gót. ...
  • xem toàn bộ