Chân dung nhà văn một thời: Nguyễn Khải
Sống để làm nghề
Đầu năm 1968 mới chuyển về Văn nghệ quân đôi ít lâu thì tôi bị dạ dày hành cho một trận vài ngày. Bấy giờ cơ quan đang sơ tán ở Hương Ngải Thạch Thất, mọi người cùng ở trong một cái làng nên đến thăm nhau cũng dễ.Trong số những người đến thăm tôi lúc ấy có Nguyễn Khải, ông than thở dùm tôi :
–Thế này thì mày còn viết lách ra sao hở em ?
Tôi nhớ như chôn vào ruột cái câu bâng quơ ấy. Bởi tôi biết đó là tiếng kêu chân thành của một người hết lòng với nghề. Hình như với những người như Nguyễn Khải, tất cả cuộc đời là hướng vào việc sáng tác, nó là cái đích của đời ta lại cũng tức là điều duy nhất khiến ta thấy cuộc sống có ý nghĩa.
Nhìn lại các đồng nghiệp của mình, Tô Hoài từng nói rằng nếu không có cách mạng chắc chắn nhà văn A. thành quan huyện, nhà văn B thành giáo sư, chỉ riêng có riêng ông thời thế thay đổi thế nào chắc ông cũng chỉ chọn nghề văn.
Với Nguyễn Khải, cũng có tình trạng tương tự. Thỉnh thoảng ông lại nhắc chuyện hồi 27 –28 gì đấy cơ quan Trung ương Đoàn đã định đưa ông về chủ trì một ít công việc nhưng ông không nhận. Rồi một vài lần khác, vừa nghe tin được nhắm sẽ phụ trách chỗ này chỗ nọ, ông liền bắn tin từ chối. Bởi Nguyễn Khải chỉ thích ngồi trước trang giấy chăng ? Cái đó cũng đúng một phần. Nhưng tôi còn nhận ra một đặc điểm nữa: Sự khôn ngoan mà hầu như người đọc nào cũng cảm thấy khi đọc ông thực ra chỉ liên quan trong sáng tác. Trong đời sống hàng ngày ông cư xử với mọi người một cách khôn ngoan nhưng hờ hững. Ông chỉ thực sự chú ý tới ai đó khi người này lọt vào tầm ngắm có thể trở thành nhân vật của ông, tối thiểu cung cấp cho ông một ít chi tiết sẽ được dùng trong một truyện nào đó.
Những ai thích hợp với nghề
Những ngày đầu về sống trong một cơ quan với các nhà văn, điều khiến tôi ngạc nhiên hơn cả không gì khác là cách sống mỗi người một vẻ song nhìn chung đều là khôn ngoan khéo léo. Mối quan hệ giữa họ với nhau thật tinh tế, chỉ thoáng qua là người nọ hiểu người kia ngay. Không có cãi cọ. Chỉ có chấp nhận: anh ta là thế,vậy thì hãy để cho anh ta như thế. Dù có tham gia tích cực chống chủ nghĩa cá nhân như thế nào nữa thì mỗi nhà văn thực ra đã là một tuyên ngôn, một lời ủng hộ chắc chắn cho cái chủ nghĩa bất đắc dĩ ấy.
Nhà văn Nguyễn Khải
Năng khiếu
Mở đầu Xung đột tập I, in ra ở Nhà xuất bản Văn học 1959, có một đoạn tự bạch của nhà văn. Trong các lần xuất bản sau, đoạn văn này thường bị vứt bỏ, nhưng tôi cho rằng để hiểu Nguyễn Khải, nhất là để hiểu tiểu thuyết, nó là rất cần thiết. Xin trích mấy ý :
“ Tôi về thôn X. một thôn công giáo toàn tòng ở miền hạ huyện Nghĩa Hưng Nam Định vào cuối năm 1956. (…) Lúc đầu tôi chỉ có ý định viết một tập ghi chép. Nhưng trong khi ghi chép các nhân vật và thể hiện lên với nhiều vẻ phức tạp của nó, thì tôi gặp một khó khăn lớn là bản thân tôi cũng không lường được (Vương Trí Nhàn nhấn mạnh ) rồi đây những vấn đề đó sẽ giải quyết như thế nào, số phận các nhân vật đó sẽ giải quyết ra sao. Mà mọi sự bịa đặt đều chỉ có thể dẫn đến sai lầm, tôi mới tiếp tục viết thêm những tập sau nữa, hy vọng rằng trong quá trình nghiên cứu tôi sẽ tìm hiểu được những vấn đề đã đặt ra một cách toàn diện hơn.
“Theo tôi, đoạn văn này đã nói rất trúng cái tinh thần căn bản của tiểu thuyết mà một số nhà lý luận như M. Bakhtin, hoặc nhà văn như M. Kundéra nhấn mạnh: người viết tiểu thuyết không thể áp đặt cho cuộc đời những sơ đồ có sẵn. Mà phải tôn trọng nó, thấy nó là một cái gì nhởn nhơ trước mặt không dễ gì nắm bắt được, ngược lại phải lo tìm hiểu khám phá, đối thoại với nó. Và con đường đi tới để đi tới một cuốn tiểu thuyết như vậy hàm chứa trong nó cả những hứng thú lẫn những tai vạ có thể có.
“ Tuy vậy nay xem lại cả bốn tập viết rải rác trong hơn một năm thì thấy có nhiều vấn đề còn lơ lửng, con đường đi tới của một số nhân vật chính còn chưa rõ ràng …“. — Khi sách mang in, nhìn lại công việc đã làm, nhà văn 29 tuổi tiếp tục tâm sự bằng cái giọng đầy e ngại.
Song cái chỗ mà tác giả lo lắng đó lại chính là chỗ mạnh, là cái lý do làm nên sự hấp dẫn và chất tiểu thuyết củaXung đột.
Quyền được nói
Thử nhìn lại các bậc danh nhân trong lịch sử Việt Nam ( ví dụ nhìn lại danh sách những người có tên được đặt làm tên đường phố ở các thành phố lớn ), người ta không khỏi nhận ra một điều : danh nhân ở VN thường chỉ gồm hai loại, một là các nhà hoạt động chính trị, và một nữa là các nhà sáng tác văn chương. Thời trung đại đã vậy mà thời hiện đại cũng vậy. Lịch sử ở ta không có tên các họa sĩ các nhạc sĩ càng không có tên các nhà nghiên cứu khoa học. Vai trò trong xã hội rút cuộc thuộc về những người thúc đẩy quá trình lịch sử ( tổ chức chỉ huy ) và những người có khả năng dùng lời lẽ để tác động vào quá trình lịch sử đó. Một khi sự phát ngôn bằng phương diện văn tự trở nên quan trọng thì lẽ tự nhiên tên tuổi người đứng sau phát ngôn còn mãi với thời gian. Từ sau 1945, điều kiện lịch sử cũng tiếp tục quay theo cái vòng có sẵn đó.
Nghề liên quan tới người
Ở trên tôi vừa nói Nguyễn Khải sinh ra để làm nghề và đây có lẽ là một trong những người có thể làm chứng cho câu nói toàn thân đô thị nghệ mà con người nghề nghiệp thời nào cũng phải hướng tới. Điều oái oăm là ở chỗ một thời gian dài con người nghề nghiệp ấy ( dù đó bất cứ là nghề gì ) không ở vào trung tâm chú ý của xã hội. Bởi lúc đầu phong trào còn như là dòng sông, nó cuốn mọi người đi, Người ta không thích. Một thời gian dài cả xã hội sống theo nguyên tắc “ cỏ gianh “, người nào cũng sẵn sàng
Sự phân thân
Còn nhớ hồi ấy, sau khi nghe loại như Khải, Châu nói một hồi, Vũ Hùng bảo :
— Đúng là một lớp người mất hết lòng tin
Một cách hiểu về văn chương
Một nhà văn gọi là để được dấu ấn trong văn học thường đồng thời phải có một cách nghĩ riêng cách định nghĩa riêng về công việc của mình. Liệu đã có thể nói Nguyễn Khải đạt tới trình độ đó ?
Nhìn vào những phát biểu đây đó của Nguyễn Khải về nghề nghiệp thì quả là chưa có gì rõ rệt. Nhà văn bắt đầu viết nhiều viết khỏe vào khoảng từ 1957 1958 trở đi. Đấy cũng là một thời kỳ đặc biệt với nghĩa : sau câu chuyện Nhân vănhình như không ai cảm thấy cần bàn và muốn ngồi bàn bạc về sáng tác mà hầu như chỉ cung cúc bảo nhau đi và viết. Thói quen này kéo dài cho tới suốt những năm chiến tranh ( từ 1965 trở đi ). Bởi vậy, ngay trong những lúc trò chuyện riêng tư, cũng không mấy khi Nguyễn Khải kể với tôi về một quan niệm nhà văn cho rành rọt.
Chỉ theo như sự quan sát của tôi, thì viết văn với Nguyễn Khải tức là bắt trúng được một cái gì thuộc về đời sống tinh thần của xã hội nêu nó lên giữa thanh thiên bạch nhật buộc mọi người phải bàn tán.
Đối diện với xã hội
Thời chống Mỹ Nguyễn Khải đã thường được mời đến các cơ quan trường học nói chuyện.
Chất đàn bà :
Có lần ngồi với một đám ở cửa hàng cà phê, Khải bảo tôi đúng là một con mẹ đàn bà
Một thứ hàn thử biểu
Dù khi viết về nông thôn, khi viết về hải đảo, có một đề tài mà theo tôi thấy, được Nguyễn Khải theo đuổi liên tục, đấy là đời sống tinh thần của con người, niềm tin của con người. Hãy trở lại với các tác phẩm quan trọng đầu tiên của ông : Xung đột. Tôi còn nhớ mãi cái đoạn nhân vật Nhàn kêu lên đau khổ: tôi vừa muốn.
Mùa lạc là gì ? Nhớ một lần lên Điện Biên tôi không sao rời
Trong đời sống xã hội những năm 1956 trở đi đặc biệt quan trọng. Người ta không còn thơ ngây như những năm kháng chiến. Xuất hiện những cuộc đấu tranh chính trị…Chính những năm này Nguyễn Khải vào nghề. Và tôi cảm thấy toàn bộ nhân cách nhà văn của ông hình thành vào lúc đó.
Tôi không sao dứt bỏ nổi ý nghĩ rằng Nguyễn Khải đó là một thứ cốt cán. Anh cốt cán này thông minh có tài thời khác anh ta cũng lập nghiệp được nhưng thấy thời này dễ làm ăn, anh ta phất lên thật nhanh và thừa hiểu rằng sống bây giơ là uốn minh cho cho hợp thời. Lúc đầu là một sự ngây thơ, về sau anh cũng biết rằng như thế là không phải, nhưng quen mất rồi, liền sinh ra đủ thứ lý luận để ngụy biện.
Khi gặp những người tỏ ý hâm mộ văn chương mình, Nguyễn Khải thường kể lại quãng đường thơ ấu khi ở vào hoàn cảnh quẫn bách theo người mẹ vất vả kiếm ăn lần hồi đã có lúc tưởng không có cách gì sống nổi. Ông có ý thức trình ra với mọi người sự thành thạo của mình đối với những cuộc đời lam lũ vất vả, và cho rằng ngọn nguồn sáng tác của mình là ở chỗ đó.
Có lẽ cái thời điểm 1945 là một bước ngoặt rất đáng kể trong đời Nguyễn Khải. Cách mạng mang lại cho Nguyễn Khải sự đổi đời, Cách mạng lại chấp nhận cái lòng thù hận của ông với gia đình. Hơn thế nữa Cách mạng hứa hẹn rằng nếu chịu khó con người ta có thể có một sự nghiệp. Và một người đang cần nơi bấu víu về mặt lẽ sống như Nguyễn Khải lúc đó nhận thấy ở đây một lời hứa chắc chắn. Tôi cảm thấy nhiều năm về sau Nguyễn Khải vẫn nhớ lời nguyền của mình hồi nào đến mức không bao giờ muốn nghĩ khác.
Sống với hội đoàn của mình
Mối quan hệ với người cùng giới có lẽ là một cái gì đã được đặt ra với các nhà văn tiền chiến thế nhưng hồi đó nó không thể sâu sắc như bây giờ
Mối quan hệ với các nhà văn khác
Như đây đó Nguyễn Khải đã kể đâu đó, ông từng gặp gỡ và có thư từ đi lại với nhà văn Nguyễn Tuân từ hồi kháng chiến chống Pháp.
Nhưng cái riêng của Khải là
Tự ý thức của một nghệ sĩ
Khi tự xác định cho mình sẽ làm phê bình văn học, tôi sớm bắt đầu bởi một mong mỏi: Mình phải nói với người đọc rằng nhà văn là người thế nào họ làm việc ra sao, họ đọc sách đi thực tế ra sao. Tiếc thay rồi đó cũng chỉ là một mong mỏi hão huyền. Một người như Nguyễn Khải rất ngại khi thấy tôi có vẻ muốn “ dí mũi “ vào công việc của ông. Mà khi đã không thích cái gì thì Nguyễn Khải có cái cách từ chối rất phũ. Ông vỗ đít đứng dạy mỗi khi tôi có vẻ như muốn khai thác ông tìm ông để lấy tài liệu.
Thế nhưng trong khi tôi bắt đầu nản lòng thì hàng ngày những cuộc chuyện trò giữa tôi với nhà văn này vẫn tiếp tục.
Thế nào là một nghệ sĩ hiện đại ?
Câu hỏi này có thể đặt ra với nhiều người, nhất là loại như Nguyễn Huy Thiệp, nhưng trong số những người mà tôi biết rõ thì tốt hơn hết là nên dành cho Nguyễn Khải.
Theo tôi, đó vẫn phải là người có năng khiếu nhưng điều đặc biệt đó là người có một quan niệm mới về sáng tác con người của ý chí của nghị lực như Khải. Vừa căm giận vừa thèm khát sự sang trọng của gia đình quí tộc vừa có một chút gì tôn giáo vừa như là chẳng tin cái gì, cái gì cũng có thể phản bội. Rất hiểu tự do cá nhân nhưng đồng thời lại cũng biết rất rõ rằng căn bản của thời đại mới là đám đông rất mạnh và mình phải lẫn vào đám đông mà sống. Anh sáng cái gì cũng bộc lộ tuột ra ngoài và bong tối, cái gì cũng hàm chứa thay đổi nói theo chữ nghĩa của thời bây giờ không có ảo tương về sự tự do của mình, biết đặt mình vào phe nhóm đảng phái và nương vào đó mà tồn tại có một chút gì đó khỏe dữ rằn chớ không hề đồng nghĩa với yếu đuối bạc nhược, nếu là con hoang càng tốt
Một nghiên cứu sinh nhận xét Nguyễn Khải có vẻ hết lòng với người đọc ở từng tác phẩm cụ thể song thực ra lại chẳng hết lòng gì cả xem tác phẩm sau thấy ông đã không còn là người của tác phẩm trước.
Còn nhớ một cảm giác của tôi, ông Khải đi với ai cũng nồng nhiệt nhưng trong bụng ông đánh giá về người ta thì hoàn toàn khác hẳn.
Sự hay thay đổi có thể mang nhiều cái tên khác nhau : sự sang suốt, sự thực sự cầu thị, sự quay quắt. Điều quan trọng là ông Khải không coi đó là chuyện đáng xấu hổ mà ông lại tự hào về nó.
Sự phân thân trong con người
Anh Trần Đĩnh rất thích cái nhận xét sau đây của tôi :
-Các nhà văn khác thường nghĩ đến đâu viết đến đấy, còn Nguyễn Khải nghĩ cảm nhận cuộc sống một đằng mà viết là một đằng khác. Cảm nhận như một nghệ sĩ mà viết như một cán bộ.
Tại sao lại có hiện tượng như thế :
Lại nhớ ý của Ehrenburg : Với Tchekhov, vợ cả là nghề y còn vợ lẽ là văn chương. Còn với nhà văn bây giờ cái phần mới mẻ đặc biệt là chính trị. Văn chương vẫn là vợ bé, còn vợ cả là chính trị.
Nguyễn Khải đặc biệt nhạy cảm trong chuyện này. Ông biết mình phải viết như thế nào mới ra văn chương. Nhưng ông còn thành thạo hơn trong việc xác định viết như thế nào thì mới xứng đáng là văn chương thời nay, viết như thế nào thì mới được in.
Nguyên Ngọc một lần nào đó cắt nghĩa : Nguyễn Khải chỉ thông thạo mối quan hệ giữa văn chương và chính quyền mà lờ đi không chú ý mối quan hệ giữa văn chương và quần chúng nhân dân.
Cái cũ đi kèm với cái mới, nhưng điều đáng sợ ở Nguyễn Khải: Ông dùng tất cả cái hiện đại kia để thuyết minh cho những cái cổ lỗ, vì quyền lợi của mình ông tin vào nó một cách mù quáng, bản năng man rợ của ông được huy động nhân danh những gì thuộc về ánh sáng.
Một trí thức mới
Mấy năm 1967 1968, hồi quang của cuộc sống những năm hòa bình trước 1965 còn vọng lại rất rõ rệt, và trong câu chuyện ở nhà 4 Lý Nam đế chúng tôi, kỷ niệm về những năm hòa bình vẫn luôn luôn có mặt. Trong mạch chuyện ấy, một lần Nguyễn Khải vui miệng kể : khoảng 1963 ở Hà Nội đâu có tổ chức một cuộc hội nghị trí thức và điều thú vị là Ban trù bị hội nghị này chỉ lo mời các kỹ sư bác sĩ nhà nghiên cứu nào đấy mà quên hẳn giới viết văn, mãi sau nhớ ra và người ta liền gọi ông Nguyên Hồng.
Một lớp người đặc biệt
Họ là những người hết sức thông minh. Chỉ có điều khi họ sắp sửa bước vào đời thì thế giới này quá già quá ì ạch, và họ muốn dùng sức trẻ thay đổi nó thật nhanh. Cách mạng trở thành điều mà họ đặc biệt ham thích. Trong cái xã hội mới mà họ hình thành, mọi chuyện thích được làm theo cái lối mà họ mới nghĩ ra. Thành thử các uy tín cũ bắt buộc phải bị hạ bệ.
Những ý tưởng này tôi đọc được trong các sách báo tiếng Nga và thấy nó cũng hợp với một lớp người trong đó có Nguyễn Khải. Tôi nhớ tới sự tự tin kỳ lạ của Khải khi nói về cái cũ cái mới. Kèm theo đó là sự chế giễu của Khải đối với các giá trị cũ.
Khải. kể về những ngày họp ở Thái Hà Ấp
Tôi nhớ tới câu chuyện này khi nghĩ tới Trần Mạnh Hảo. Hảo hay nhận là kính phục Khải, trong khi trong thâm tâm tôi biết Khải cũng thấy ghê ghê Hảo. Song cũng trong cái thâm tâm ấy, tôi hiểu Khải ngấm ngầm vừa thích vừa ghét Hảo. Bởi không gì khác Khải với Hảo cũng như Ivan Karamazov với Smerdiakov
Còn nhớ một lần tôi thú thực là cũng thấy hay hay khi chứng kiến các bác đàn anh bị đòn. Khải nói ngay :
– Đó là cảm giác của thằng lưu manh chứ còn gì nữa !
Cách tiếp nhận văn học nước ngoài
Khải đọc nhiều và thường hay đọc qua tiếng Pháp.
Những năm chiến tranh,Hội nhà văn do một sự quan hệ riêng như thế nào đó được phép
Còn nhớ những nhận xét rất thực, chẳng hạn Nguyễn Khải bảo với trình độ tiếng Pháp của mình đọc Faust của Goethe đâu có hiểu, cứ phải vừa đọc vừa đoán.
Những lời dè bỉu đối với văn học Xô Viết
Phạm Vĩnh Cư có lần phàn nàn với tôi : mấy ông như ông Thi, ông Khải coi văn học Xô Viết chẳng ra gì, mặc dù so vơi những tay Xô Viết chính thống như Simonov thì cũng không bằng.
Tôi nghĩ lại thấy đúng như thế thật. Trước 1975, ở Hà nội, cũng thấy có những cuốn sách do Nhà xuất bản Ngoại văn Moskva in bằng tiếng Pháp, nhưng theo chỗ tôi biết là Khải không đọc hoặc chỉ liếc qua rồi lặng lẽ quăng đi. Mà ông toàn đọc sách Pháp.
Một cách đọc sách
Một người bạn tôi là Lưu Quang Vũ có thể nói là một người chịu đọc sách, và có khả năng tiêu hóa được sách nhưng những người gần anh thường có một nhận xét chung: anh không đọc theo kiểu vô can hoặc có một mục đích lâu dài mà bao giờ đứng trước một quyển sách, Vũ cũng chỉ nhăm nhăm một điều, có thể lấy từ quyển sách này một ít ý tưởng như thế nào để viết vào một bài nào vừa thu hồi vốn vừa có lãi.
Nguyễn Khải, dù là ở một trình độ cao hơn, song cũng có một cách hiểu tương tự như sách vở. Anh đọc để phục vụ ngay cho việc viết do đó không loại trừ lối đọc theo kiểu nhặt nhạnh. Tôi nhớ Xuân Sách hay Nguyễn Minh Châu nói đùa ông Khải mà có con vịt thì bày ra đủ thứ món luộc món sáo món tiết canh, cho đến mớ lông vịt cũng phải bán cho thật hết giá mới thôi.
Tuổi bốn mươi hay là Nguyễn Khải những nỗ lực đầy ý thức
Tuổi năm mươi hay là những năm tháng đắc ý
Một sự “ lại gạo “
Cũng già như bất cứ ai
Khi người ta ngoài bảy mươi tuổi
Tháng chín 2002, Nguyễn Văn Thành vào TP HCM trở ra kể :
- Năm 1999, tôi bắt gặp một Nguyễn Khải khác, còn hôm nay là một Nguyễn Khải khác hẳn.
Trước tiên là chuyện nhà cửa. Mùa hè 1985, mười năm sau giải phóng tôi ( Vương Trí Nhàn ) mới có dịp vào thành phố Hồ Chí Minh. Đến thăm Khải, tôi thấy nhà ông vẫn tuyềnh toàng. Trở về tôi viết trong một bài ở báo Tuổi trẻ :Nhà Khải bây giờ ( tức 1985 ) vẫn bốn cái ghế đẩu thì mỗi cái một kiểu.
Thế nhưng theo Nguyễn văn Thành bây giờ nhà Khải đã khác : Nhà có hai lần cổng, ai vào gọi mãi mới thấy chủ ra mở. Câu đầu tiên bà Bắc trả lời khách: ông chủ không có nhà. Gặng mãi nghe nói là khách ở Hà Nội vào, Khải mới thò mặt ra tiếp.
Vẫn Thành kể, nhà sang lắm, khách khứa vào, mở toàn bia lon bia hộp chứ không phải chén nước trà Hà nội gửi vào như ngày nào. Nhìn trên tường, thấy nhà có một cái màn ảnh to như màn hình ở các rạp chiếu phim.
Thằng Khoa con Khải ngày nào đi làm khách sạn bị đuổi, giờ nghe đâu làm việc ở phường rất được tín nhiệm và nhiều bổng lộc. Khải kể rằng đã bảo con là mày ăn cũng được nhưng ăn vừa vừa thôi, cho dân người ta sống với.
Có một chút gì như là vừa lòng với cuộc sống. Có một chút hùa theo mọi người. Theo chỗ tôi nhớ thì thời kì chống Mỹ, nét nổi bật trong Nguyễn Khải tìm cách sống chung với một đề tài mà mình không ưa thích
Tất cả những điều này ảnh hưởng tới sáng tác.
Dạo này, theo lời Thành kể, Nguyễn Khải hay nói :
–Tôi già rồi, tôi chỉ viết tốt về người khác. Tôi không oán ai giận ai. Ô. Nhàn có cái cách của ông ấy. Tôi không viết như thế.
Nhưng trong lúc chuyện trò Khải vẫn biết đủ chuyện ta vẫn gọi là tiêu cực. Của từng người. Mà cũng là của xã hội.
Vậy thì – Thành kết luận – Khải cố gắng viết theo kiểu này, kiểu kia là cốt để nó khỏi phủ nhận cái hướng viết cũ. Khải sợ rằng nếu viết theo tình cảm bây giờ thì chính mình sẽ trở thành mâu thuẫn với quá khứ của mình. Sẽ như người ngửa mặt lên mà nhổ nước bọt.
Nhàn : Lẽ ra có thể viết về một ví dụ rất lớn như là sự chân thành và giả dối của con người bây giờ thông qua sự chân thành và giả dối của Nguyễn Khải.
Thành : Chuyện ấy quá lớn làm bây giờ chưa được
Ở chỗ này tôi nhớ hai chuyện
Vào khoảng 1976 tôi còn đang làm phóng viên tạp chí Văn nghệ quân đội có lần vào Sài gòn công tác ở cùng tầng gác và hay ngồi nói chuyện với nhiều cán bộ loại đàn anh trong đó có Nguyễn Đức Toàn
Chuyện thứ hai : Lần ấy ở ký túc xá MGU
Ngay gần đây, Nguyễn Khải viết Sống ở đời trong đó có truyện Danh dự. Trần Đĩnh bảo tôi, hiểu danh dự thế này thì sai bét rồi còn gì
Thật là buồn nhưng không thể nào khác được: Những ngày cuối đời này ( đúng hơn là vào những năm ở tuổi ngoài bay mươi này ), Nguyễn Khải của tôi xoay sang một cách nghĩ mới, ông thường lo biện hộ cho cuộc đời của mình. Đại ý ông muốn nói rằng ừ thì nhiều chuyện nghĩ lại tôi biết là tôi sai. Nhưng hoàn cảnh của chúng tôi lúc bấy giờ là như thế. Tôi không thể làm khác.
Về sự yếu đuối của người già tôi không muốn nói làm gì.
Nhưng tôi cho rằng không phải chỉ là cách làm mà con người của Nguyễn Khải ở đây hơi thấp. Lại nhớ trong Anh em Karamazov có chương viết về viên đại pháp quan với cái ý :
Khoe khôn
Hôm nay 7-11-2002, đọc Thượng đế thì cười. Cảm giác của tôi: ông Khải. vẫn hấp dẫn lắm, đọc không bỏ được. Tôi hoang mang một hồi.
Trong tôi vẫn chưa dứt tình yêu với Nguyễn Khải. Vì tiểu thuyết chỉ in một kỳ trên tạp chí Nhà văn, tôi đã định sang mượn về đọc ngay cả phần hai. Tôi đã nghĩ đến chuyện giá kể Khải. viết hay, tôi sẽ phải viết ngay một cái gì về nó.
Đây là cuốn sách mà theo Nguyễn Văn Thành, Khải nói rằng Khải. viết để chết. Tôi chờ đợi một sự sám hối tuy tôi lại dự đoán là chắc Khải. không thể tự khác mình.
Thì đúng như vậy. Đọc xong thì thấy cái chính của Nguyễn Khải trong Thượng đế thì cười vẫn là khoe khôn. Trong cái vẻ như là chê bai mình ích kỷ không biết hưởng thụ sống nghiệt ngã, tác giả tự khoe về tài năng và phẩm chất nghệ sĩ bẩm sinh. Và trong câu chuyện về sự sống dẻo sống thích ứng vừa miệng với mọi người, con người kiêu ngạo ấy kêu to lên rằng mình bằng lòng với mình, mình đã biết rút ruột đời sống để tạo nên những trang viết do đó tạo nên một cái tên. Bề ngoài Khải hay nói mình sợ mọi người cảm thấy có lỗi với mọi người. Nhưng đọc kỹ thấy ông chẳng coi ai ra gì, dùng được ai cho sự nghiệp viết văn của mình là ông dùng.
Sự giả dối
Tôi nghĩ là muốn lảng tránh đến đâu cũng phải dùng đến cái chữ này khi nói về con người sau 45 nói chung, con người các nhà văn nói riêng. Hoàn cảnh của một thể chế non yếu mới thành lập khiến người ta phải đóng vai, phải gồng mình lên.
Sự giả dối của Nguyễn Khải có những đặc điểm sau đây :
1/ Nó rất thành thực với nghĩa người nói dối biết
2/ Nó được biện hộ đầy đủ
3/ Nó bao quát cả trong đời sống lẫn trong trang viết
Tôi tự nghĩ tôi có bất công không ? Không.
Ví dụ như Tô Hoài. Đọc hồi ký của ông tôi vẫn thấy ông như con rắn khôn ngoan trườn đi giữa các sự kiện quá khứ. Nhưng khi nào nói thật được thì vẫn cố. Tô Hoài đã tự nói ra cái điều nhiều người không dám nói : Văn nghệ chẳng là gì cả.
Nguyễn Khải không thế, Nguyễn Khải vẫn thấy việc của mình là to lớn nghề của mình toàn những người sang trọng
Trong quan hệ với mọi người cũng vậy. Tô Hoài rất thân với Nguyễn Văn Bổng, ông từng đề nghị cho bạn mình đủ thứ. Hình như có lần đề nghị chủ tịch PENCLUB. Nhưng khi phải viết về Nguyễn Văn Bổng dưới ánh sáng của văn học, bằng con mắt của văn học thì ông lại viết thực (Bài chân dung văn học, thái độ của Bổng lúc ốm)
Cách cư xử của Khải hoàn toàn ngược lại.
Thái độ đối với lý luận.
Từ những năm chống Mỹ Nguyễn Khải đã hiếp đáp lý luận. Nghĩa là viết lấy được viết cho xong viết dể che giấu con người thực của mình
Trong Thượng đế thì cười này, Nguyễn Khải cũng không bao giờ nhắc tới những bài lý luận ấy
Một sự giả dối khác
Hồi chống Mỹ khi Nguyễn Trọng Oánh đã vào chiến trường tôi chẳng bao giờ thấy Khải nói tới ông Oánh đó, chẳng những thế dù Khải không nói ra rõ ràng song tôi đọc dược trong ý tứ của Khải một điều, Oánh chẳng là gì cả. Có một lần Khải sợ Oánh, đó là cái đận sau 1975, bọn này vào Sài Gòn giải phóng. Với sự nhạy cảm của mình Khải chỉ đọc được ở Oánh một lòng căm ghét, ghét ở chỗ cái thằng này không hiểu sao cứ thăng tiến ầm ầm mà chẳng vất vả gì.
Thế mà trong Thượng đế thì cười Nguyễn Khải dám viết sưng sưng là rất thân với Nguyễn Trọng Oánh.
Lại nhớ có lần Khải viết ở một bài báo rằng anh Vũ Cao là một nhà thơ lớn của quân đội. Tôi phì cười khi đọc những câu như thế
Các đồng nghiệp nhận xét về Thượng đế thì cười
Vương Trí Nhàn bảo : Lúc trò chuyện riêng tư, Ông Khải nói rất hay về mọi người, Đỗ Chu hay nói và quê mùa ra sao, ông Tô Hoài lười biếng và ích kỷ ra sao, ông Thi quan dạng ra sao. Tôi ( tức NVT ) nghĩ giá ông ấy cứ viết đúng như ông ấy đã kể với mình thì cũng đủ hay rồi. Và sẽ có một tập hồi ký hay lắm. Trí nhớ của ông ta còn tốt ông ta lại ở vào trung tâm của nhiều sự kiện Hồi ký của ông sẽ hay bằng mấy cuốn Nhớ lại của Đào Xuân Quý ấy chứ
Khi nào ông ấy mổ sẻ mình như cái hồi viết Cái thời lãng mạn thì ai mà bằng được.
Nhưng Khải không chọn con đường đó hoặc đã chọn rồi bỏ.
Nguyễn Kiên : Ông Khải lúc đầu còn có cái giọng tự giễu mình
Vương Trí Nhàn : Cũng là giả dối thôi
Nguyễn Kiên Dẫu sao cũng nói được vài điều. Nhưng đến đoạn giữa thì bố ấy quên mất, lại viết bằng cái giọng cũ
Tô Hoài : Khải lai viết y như dân mê tín ở mình nhiều người đang làm- đó là đi nhận ông tổ mình là Nguyễn Bặc với lại Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều. sau này Tô Hoài đã nhắc lại trong An ninh thế giới cái ý lẩm cẩm
Về việc này NVT cũng nói rằng đoạn ấy người ta kêu lắm
Đặng Thị Hạnh Từ một chuyện lặt vặt các nhà văn lớn đưa lên được những tác phẩm có sức khái quát. Ông Khải. chưa làm được điều đó. Cái mô-tip cãi nhau với vợ bao hàm có một cái nhìn khác về vợ. Song mô típ này không được đào sâu.
Một điều nữa, ông Khải hay nói mọi việc cho nó to lên hay sao đó. Ông bảo được giải thưởng quốc tế gì to lắm sao không nghe ai nói cả, nếu là giải văn học Đông Nam Á thi do mình cắt lượt đưa lên rồi họ cho không thể gọi là to được. Ông hay khoe mình thuộc loại thương lưu trí thức mới nhưng thế này mà là thượng lưu trí thức à.
Bà Hạnh nói trong một dịp khác :
—Tôi đọc đủ thứ hồi ký không thấy có ai ghi lại nhiều lời khen mình đến vậy
Hồi còn thân mật trò chuyện hàng ngày với Khải điều làm tôi đau đớn là cái chất điếm của ông. Một người như XQ mà tôi quen thường yêu ai ra yêu ghét ai ra ghét, bao giờ cũng chia những người chung quanh ra làm hai loại là bè bạn và kẻ thù. Tôi không đến nỗi cực đoan như thế
Tôi nhớ mãi một ví dụ cho thấy sự giả dối vừa hồn nhiên vừa cố ý vừa do đáp ứng nhu cầu khách quan vừa là một bước đi chủ động của Nguyễn Khải. Hồi đó là những năm chiến tranh. Nhân nói về sự ngây thơ của mấy anh cán bộ trung cấp như mình, Khải kể, lại có ông cứ thắc mắc làm sao mà trong chiến tranh có thể phát triển kinh tế được:
- Có mà phát triển cái con khỉ. Nhưng mà làm cấp trên người ta phải nói thế cho cấp dưới mình phấn khởi chứ, mở mồm ra thắc mắc là thậm ngu chứ còn gì nữa. Thế là tôi mới nổi tam bành lên, cứ sách thế nào tôi nói như thế, mà nói thật hùng hồn, thật hào hứng, cấp trên mát lòng còn lão kia cứ ngây người ra mà nhìn mình. Ai bảo ngu, cho chết !
Một sự mê muội cố ý
Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Khải thích M.Kundéra, nhất là cái câu Thượng đế thì cười mà ông chọn làm đầu đề cho cuốn tiểu thuyết cuối cùng.
Cũng như bề ngoài khuyến khích sự phức tạp nhưng thực tế hướng tới sự giản đơn, trong khi có vẻ đề cao sự suy nghĩ thì ở Nguyễn Khải có một con người ngược lại, con người ấy muốn tất cả nằm trong mê muội
Theo tôi câu nói của Kundéra thích hợp với châu Âu,
Tiếp tục câu chuyện tổng kết đời mình
Bà Đặng Thị Hạnh gọi điện đến bảo là rất thích Thượng đế thì cười, nhất là những chi tiết liên quan đến cuộc sống thời bao cấp.
Trong khi đó NVT ở TP HCM ra kể rằng trong đó những anh em có hiểu biết nội tình văn nghệ cũng tỏ ý không thích. Họ bảo Nguyễn Khải chạy tội ( chữ dùng trong vụ án Năm Cam ).
Tôi chưa biết làm sao cắt nghĩa sự không thích của chúng tôi. Bảo rằng Nguyễn Khải nói dối ư, cái đó chung chung quá, nhà văn xưa nay ai mà chẳng nói dối một chút.
Có lẽ cái chính là Nguyễn Khải không đáp ứng được yêu cầu của tôi về một nhà văn thời nay
Nguyễn Văn thành kể : Khi tôi phát hiện rằng ở ông Khải có điều gì đó mâu thuẫn thì ông ta vẻ khó chịu, mắt nhìn xuống, mặt tối sầm lại.
Theo Thành, Khải cũng có khía cạnh gian manh của mình.
Sự ích kỷ kỳ lạ
Trong cái nhìn ban đầu – vẫn lời Thành-, Khải thường không giấu được sự khó chịu với người đến thăm. Phải một lúc sau, ông mới chợt nhớ ra rằng phải lịch sự với người mà mình cần gặp. Đang cởi trần, ông đi mặc áo. Và ông rót nước mời khách. Và điều này là quan trọng – Thành nhấn mạnh – Việc ông ấy đãi mình như thế nào là tùy thuộc vào việc ông ấy dùng mình được việc gì. Như là cái lần ấy, khi phát hiện ra rằng tôi có thể cầm ra đống bản thảo của ông trả cho Hà Đình Cẩn ông mời ngay mình thứ nước thượng hảo hạng.
Nhìn người thì sáng, nhìn mình thì mờ
Nguyễn Phan Hách kể : Có lần, nhân đọc cuốn hồi ký của Tố Hữu, Khải tỏ ý tiếc rẻ :
– Cái lão ấy cả đời được tiếp xúc với bao nhiêu nhân vật lớn của lịch sử, chứ có đâu như mình toàn biết những người tầm thường. Giá kể viết hết ra có phải là sẽ còn mãi mãi với lịch sử không ?
Tôi phải nói ngay: ai nói rằng ông Khải biết khai thác đời mình là quyền của họ. Tôi trước kia cũng nói thế. Nay thì không
Văn của Nguyễn Khải trong Thượng đế thì cười
Trước kia, Tô Hoài đã có một nhận xét lạ rằng văn ông Khải rất biền ngẫu. Nhưng tôi còn thấy ông ấy mạch lạc. Đến Thượng đế thì cười thì khác. Tôi viết một đoạn trong bản nháp ( sau bỏ đi ) :
Nếu cần một bằng chứng nữa ghi nhận sự lúng túng của Nguyễn Khải trong Thượng đế thì cười thì đó chính là ngôn ngữ tác phẩm. Xưa nay ngòi bút nhà văn này vốn có cái băng băng lướt tới của một người tự tin đến mức cuồng nhiệt, ý tứ rõ ràng câu cú mạch lạc. Nay hình như vừa viết ông vừa tính toán, chưa nói xong một ý đã phải lèo thêm ngay một ý khác che chắn, chỉ sợ người ta không hiểu đúng ý mình, đến lúc nhìn lại thì cái ý chính ban đầu vẫn còn dang dở, cả đoạn cả trang dù đã dày đặc những chữ là chữ mà vẫn không tránh khỏi cảm giác dang dở. Cái sự nhớ nhớ quên quên đay đi đay lại còn khiến cho mạch văn nhiều lúc nặng nề, và có những đoạn, như đoạn ông kể về dòng họ, người viết bộc lộ rõ sự mệt mỏi, gò lưng mà kéo, chẳng qua đã định như thế thì phải viết như thế, có khi viết xong cũng chẳng muốn đọc lại.
Về mối quan hệ giữa văn chương và tiền bạc
Đầu tháng 1-2003, ông Khải ra Hà Nội để chuẩn bị đám cưới cậu con trai và có ghé lại Nhà xuất bản Hội nhà văn vài lần. Cảm tưởng chính của tôi : ông Khải quá mãn nguyện, trước tiên là mãn nguyện với đứa con trai. Theo Khải. kể nó đã từng làm tiếp viên hàng không nhưng thấy tiền còn ít quá, mà cuộc sống đơn điệu quá nên về làm nghề cò đất
Nhàn : Tôi cứ nghĩ con cái giàu thế thì ông Khải tha hồ tự do ngồi viết những điều ông ấy vẫn nghĩ.
Nguyễn Văn Thành : Ông nhầm. Chính con cái nó làm ăn được cũng là vì biết khai thác uy tín của ông bố đi đâu nói chuyện bố là nhà văn Nguyễn Khải người ta cũng nể. Vậy là ông ấy phải chăm lo giữ gìn cái vị thế mà bấy lâu đã xây dựng được. Bọn An ninh thế giới kể chuyện là có lần trót in nhầm ông Khải giải thưởng nhà nước thế là ông điện ra mấy lần đòi phải cải chính rằng ông được giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I.
Về mối quan hệ giữa kiếm ăn và viết văn tôi nhớ một việc vào khoảng những năm 87—88, nhà văn Hữu Mai bị kêu là có liên quan đến tiền bạc ở Hội. Vốn rất hiểu gia đình Hữu Mai, Khải bảo : Chính thằng con Hữu Mai nó đã nổi tiếng vì buôn ở Kharkov. Giàu thế rồi thì ngồi viết có sướng không.
Nhưng nay Khải lại rơi vào tình thế y như người đồng nghiệp
Về vụ scandal Thượng đế thì cườicuốn tiểu thuyết
Tâm huyết cuối đời bị đắp chiếu
Thượng đế thì cười in ở tạp chí Nhà văn các số cuối 2002 đầu 2003. Đầu tháng 3- 2003 in thành sách, đã xong mang về Nhà xuất bản tôi nhập kho, song không được phát hành. Hỏi ra, mới biết có dư luận kêu là cuốn sách có những đoạn không được, nhất là đoạn viết chuyện ông Khải trở thành đại biểu quốc hội, nào là đi họp chẳng phát biểu gì, chỉ ngủ gật rõ ràng trở thành nghị gật nào người ta có vì dân đâu mà vì mình nào là dân chẳng hiểu Nguyễn Khải là ai mà cũng trên 90% phiếu bầu.
Nguyễn Phan Hách kể : Ông Nguyễn Tri Huân gọi điện cho tôi. Thì ra 9 giờ đêm mà Nguyễn Khoa Điềm còn gọi điện tới Huân, bảo không hiểu sao ông Khải lại viết vậy. Hách phải cho sách đắp chiếu chờ Hữu Thỉnh ra.
Vẫn lời Hách: Vì chuyện này mà ông Thỉnh nạt tôi
“ Ông đẩy Ban Chấp hành (Hội ) vào một thế rất bí
“ Nhưng tôi đã cho phát hành đâu “
“Ông phải cảnh giác chứ “
“ Chẳng nhẽ lại cảnh giác với cả ông Khải “
“ Kỳ này ông không được cá nhân xuất sắc đâu đấy nhớ “
“ Tôi đếch cần “
Trong việc này có một chuyện vừa buồn cười vừa thấy nhảm :
Chính ra phải bắt tội tạp chí Nhà văn là nơi đã in Thượng đế thì cười. Nhưng đây là cái tạp chí chết rét chẳng ai để ý. Đâu có lần các ông ấy nhắc cả Chuyện kể năm hai ngàn trong một bài viết mà cũng chẳng sao. Nhờ có việc đăngThượng đế thì cười mà tạp chí Nhà văn mấy số ấy có người đọc. Nghe Nguyễn Phan Hách kể, Mai Liên từng chỉ mặt Hà Đình Cẩn tổng biên tập tờ Nhà văn :
– Ông nên nhớ rằng vì việc này người ta có thể đóng cửa tờ báo của ông chứ đừng có tưởng là muốn làm gì thì làm.
Tháng 5. 2003
Thành đi công tác về kể :
Vào Sài Gòn tháng 5 này, thấy ô Khải. vừa vui vừa buồn. Buồn vì Thượng đế thì cười đắp chiếu nằm đấy. Còn vui một chút, quả thật không vui sao được khi đài Talawas đưa cuốn sách lên mạng. Chính tôi cũng không hiểu tôi là gì nữa, Thành kể là Khải tự nhận vậy. Tôi nói ngay ờ nói thế là đúng đấy, đến bây giờ vẫn không biết là vì sao mình bị chửi đồng thời lại bị cấm nên mới viết ra như vậy. Xưa nay, Khải thường tỏ ra kiêu căng vì biết điều sáng suốt mình làm chủ được số phận. Nay thần sáng suốt đã lìa bỏ ông.
Nguyễn Khải nổi tiếng là coi lời lẽ của mình chẳng ra cái gì. Nghĩa là cứ nhơn nhơn mà chối phăng mọi điều gọi là chủ kiến. Khi tôi nói điều này ra thì Bùi Ngọc Tấn kể ngay rằng đúng thế, tại đại hội nhà văn, Nguyễn Khải cũng vờn Bùi Ngọc Tấn lắm, và đã viết vào sách, nhưng khi có người loại quan chức hỏi thì Khải lại chối.
Có một sự việc cụ thể khác làm chứng cho điều đó
Trong số báo Lao động Thủ đô cuối tuần, ra 10/5/2003, Bảo Ninh nhớ lại rằng hồi Thân phận tình yêu mới được in ra, thì Nguyễn Khải mà ở đây gọi là ông Khải đã gọi điện tới khen. Theo cách nói của Bảo Ninh, ông Khải đây là loại nhà văn bậc cha bố trong ban chấp hành Hội, bản thân ông nổi tiếng là thông minh khôn ngoan chỉn chu ( và cả nổi tiếng về hèn ). Và ông đã khen Bảo Ninh là một thứ Pasternak. Nhưng vào năm sau chính cái người gọi điện hàng giờ đến đẻ khen ấy lại hạ bút phê bình thóa mạ Bảo Ninh trên mặt báo.
Khi nghe tôi kể chuyện này, Nguyễn Văn Thành đáp lại ngay : Nhưng khi nói chuyện riêng, ông Khải vẫn khen Bảo Ninh lắm. Tôi túm ngay lấy cái chi tiết đó :
–Đấy, Nguyễn Khải là thế, chỉ nhớ rằng mình đã khen Bảo Ninh và bây giờ vẫn khen, còn sau đó đã chửi ra sao ( Hình như trả lời báo CA TP Hồ Chí Minh, trong cái đợt báo này công kích lại giải ), thì quên biến đi coi là của ai đó và không thích nhắc tới. Cả tập tiểu thuyết hồi ký của Nguyễn Khải cũng được viết theo tinh thần đó.
Liệu sách có được phát hành ?
Vào những ngày tháng tư tháng năm 2003 này, khá nhiều người hỏi bọn tôi việc đó. Và lại bàn tán tiếp.
Bùi Bình Thi chửi thậm tệ, và suy diễn nữa, theo Bùi Bình Thi thì hình ảnh người đàn bà (vợ ông Khải ) ở đây chính là chế độ.
Dạo này Bùi Bình Thi được Mai Liên chọn là phó giám đốc TT Quốc học nên có thể đoán ngược lên, ý của Thi là của Mai Liên, của Anh Đức. Tôi đã ghé tai Hữu Thỉnh : ông AĐ không tiện nói ra chứ làm sao mà ông ấy không căm giận ô Khải được. Chẳng phải chính AĐ cũng tự hào với vai trò quốc hội của mình lắm sao.
Nguyên Ngọc khen ông Khải trên bài phỏng vấn khi sang Pháp hồi tháng 5-2003, và nhắc lại lời ông Khải : cấp trên cấm tức là quá lẩm cẩm.
Nguyễn Kiên cũng tức tối :
– Toàn bộ cuốn sách chỉ toát lên cái ý tôi vốn là một thằng rẻ rách, nhờ cách mạng mới nên người. Nịnh đến như thế mà vẫn không được tin thì còn biết làm thế nào
Thế còn Nguyễn Khải ?
Có tin ông Khải đã viết thư ra Hà Nội cho những người có trách nhiệm, cụ thể là ông Nguyễn Khoa Điềm, còn nội dung cụ thể thì mỗi người nói đằng. Người thì bảo ông còn kiêu lắm, không in của tôi thì nhân dân thiệt chứ không việc gì mà tôi phải thiệt. Bây giờ người ta nói đủ thứ, tôi là đại tá tôi được giải thưởng Hồ Chí Minh, được huân chương độc lập tôi nói mấy câu thì đã sao. Lại có người đồn ông Khải nói rằng thôi tôi già rồi, tôi lẩm cẩm, nếu các anh thấy có đoạn nào không được thì bảo tôi chữa chứ cứ để bỏ hẳn cuốn sách thì tội nghiệp mà nó lại mang tiếng cho công tác quản lý. Chỉ biết lúc đầu nói rằng sách của Khải om đấy để chờ họp Quốc hội đã rồi sẽ xét sau. Nhưng đó là những tin đồn khoảng tháng 3 tháng 4 – 2003. Quốc hội họp xong tháng sáu mà đến khi tôi viết những dòng này là tháng cuối tháng 7-2003, chưa có tin tức chính thức gì.
Nên lưu ý một điều nữa : lá thư nói trên của Khải được nhiều người nhắc tới, có người còn có cả văn bản photo.
Như vậy là một loại thư ngỏ rồi.
Lại nhớ cái hồi Khải phát biểu gì đó về tôn giáo, Lại Nguyên Ân ghi lại cho in, Khải chối, Ân đã viết thư vào chửi Khải., theo lối thư để ngỏ cả làng cả nước cùng biết, khiến Khải tức lắm. Nay cái trò ấy chính Khải lại tiếp diễn hay sao. Nguyễn Khoa Điềm đâu có phải là người thích quan hệ kiểu này.
Những người có gặp Khải thời kỳ đầu 2002 thường kể lại rằng dạo này Khải hay kêu là mình già sắp chết, chắc viết xong cuốn này thì chết, tử vi nói thế, mà ông cũng linh cảm cái đó rõ lắm. Khi kể lại cho tôi chuyện này, mọi người hay nói thêm là ông Khải tố lên thôi chứ ông ấy còn khỏe lắm. Điều này thì tôi chứng kiến khi gặp Khải ở Hà Nội đầu 2003.
Tôi nghĩ linh tinh rộng ra một chút : biết đâu không phải là cái chết thể xác mà chính là cái chết của một nhà văn. Tôi đã chứng kiến bao người ( mà rõ nhất là Phạm Tiến Duật ). Chẳng nhẽ bây giờ lại xảy ra với Khải?
Sự bày đàn ở Nguyễn Khải
Nghe có vẻ hơi lạ tai làm sao mà ông Khải lại bày đàn cho được. Nhưng tôi vẫn muốn dùng cái chữ ấy. Khải bày đàn trong cái mục đích viết để chinh phục mọi người như tôi đã nói. Và bày đàn trong cách sống hướng về mọi người đặt mình vào giữa mọi người
Khải chấp nhận mọi người bày đàn để mình nổi lên như một con đầu đàn.
Ý thức về thể loại
Nguyễn Văn Thành : Nhà văn nước mình như Khải và Tô Hoài ý thức về thể loại rất kém.
Tôi cũng thấy thế. Những đau đớn gần đây của tôi về chỗ nhà văn không bàn gì về tiểu thuyết xem ra vớ vẩn. Từ trước đã thế, họ cứ viết ào ào như nói ào ào.
Nguyễn Khải và Chế Lan Viên
Nguyễn Khải và Nguyễn Tuân
Dẫu sao thì ở Nguyễn Tuân cũng có cái nhu cầu tự do. Rõ nhất là trong văn chương trước cách mạng. Khải chưa bao giờ có nhu cầu đó. Khải chỉ có nhu cầu tự khẳng định
Nguyễn Khải và Trần Dần
Nguyễn Khải và Nguyên Ngọc
Trong Thượng đế thì cườicó đoạn tả Nguyên Ngọc là một trong những gương mặt đẹp. Khi nói chuyện với bọn tôi, Khải bảo rằng rất kinh ngạc vì Ngọc biết rất nhiều, chỉ không viết ra được thôi, thành thử nói chuyện với Ngọc thường Khải thế nào cũng thó được một ý nào đó.
Nhớ hổi trước 75, khi Nguyên Ngọc còn ở khu 5, Khải trong lúc thân mật thường kể với tôi về sự õng ẹo của Ngọc
Rồi khi Ngọc chuyển ra Hà Nội, Khải cũng đọc ngay được cái ý định của Ngọc
Nhớ hồi Nguyên Ngọc với Khải làm đảng Đoàn mà bị trị, Khải chạy sang phe bên kia, có lần Bùi Bình Thi kể với tôi : Chúng tớ sắp đi rô-ti thằng Ngọc đây.
10-8-2003
Nhân kỷ niệm 100 năm sinh của Orwel, tôi đọc trên Talawas một bài viết khá kỹ, theo đó cái tài của 0rwel là nói về một kiểu tư duy kỳ lạ mà khốn khổ thay lại rất đúng với thời tôi đang sống.
Trước hết hãy nói một đặc điểm của xã hội toàn trị là chú ý đến ngôn ngữ, tạo ra một hệ thống ngôn ngữ mới để giới hạn tầm suy nghĩ của con người. Có thể khiến mọi người không phạm tội tư tưởng nữa bằng cách tước hết của họ chữ. Mà không có chữ thì lấy gì diễn tả tư tưởng.
Hệ thống ngôn ngữ mới này còn góp phần xóa bỏ ký ức, là cái việc người ta rất cần ( một mặt hay nói tới quá khứ mặt khác lại kiên trì che giấu nó, không cho ai biết nó thực ra là thế nào )
Đặc biệt thấy tự phát hình thành một thứ double think double speak, theo đó con người ta ý thức được sự thật một cách hoàn toàn, trong khi vẫn nói những điều bịa đặt một cách nghiêm túc. Và như vậy thì tính nhất quán của ngôn ngữ và tư tưởng bị phá vỡ.
Tôi thấy những lời lẽ ấy như được viết ra dành cho Nguyễn Khải.
Một mặt,trong lúc tự học thấy được cái gì mới lạ tôi thường nghĩ ngay đến Khải. Giá kể cũng đọc cái đó, ông sẽ thấy nó ngay lập tức và tìm thấy mối liên hệ của nó với đời sống quanh mình.
So với những nhà văn trí thức như kiểu Chế Lan Viên, Nguyễn Thành Long thì, theo kinh nghiệm tiếp xúc của tôi, Khải còn thành thạo và nhạy cảm hơn nhiều lần.
Những gì là giới hạn tư tưởng của nhiều người trong nghề nghiệp viết văn của tôi, với Khải đều vô nghĩa và có khả năng bị phá vỡ.
Thế nhưng tôi có cảm tương cái sự hiểu biết lung linh đó lại chỉ có một tác động là làm cho những lời lẽ chính thức của Khải kiên quyết hơn bóng lọng hơn giống với mọi người hơn. Nhiều khi nghe Khải nói rồi chứng kiến Khải viết tôi chỉ thấy ở đây có hai con người hai niềm tin và cái sự song đôi đó chỉ kết nối với nhau bằng một yếu tố duy nhất là sức sống mãnh liệt.
Tiếp tục đào sâu vào sự phân hóa trong con người. Orwel nói tới một loại người tự ý nói đen là trắng khi biết rằng cấp trên cần vậy. Thành thực tin rằng đen là trắng trắng là đen, và gần như quên hẳn rằng người ta đã có lần tin ngược lại đen là đen trắng là trắng.
10-9-2003
Tôi đọc cuốn sách Bàn về các nhân vật trong tiểu thuyết Kim Dung của một tác giả Trung quốc là Trần Mặc. Theo sách này đặc điểm của Mộ Dung Phục là mê muội với sứ mệnh mà ông ta nghĩ trời trao cho mình, dám làm bất cứ việc gì để đạt tới mục đích đó. Có lần người ta hỏi ông là yêu quý ai nhất trên đời thì ông ta nói rằng không yêu nhất người nào cả. Đó là người không có tình, còn xấu và đáng sợ hơn mọi kẻ ác.
Tôi nghĩ tới hai đặc điểm của Nguyễn Khải. Một là giáo dở, sẵn sàng thay đổi ý kiến nếu hoàn cảnh thay đổi ý kiến cũ không có lợi. Tại sao như vậy. Vì coi là mình có quyền làm mọi việc để tồn tại, và coi nói dối trước cái cấp trên này trước cái đám đông này không có lỗi, cốt sống để thực hiện mục đích cao cả là viết. Ngoài ra chỉ có mình tự xét được mình.
Hai là cô đơn không đối thoại với ai bao giờ, không có người khác đáng để trò chuyện, học hỏi. Cái sự lảng của Khải làm người ta nhớ tới Nguyễn Đình Thi. Ông Thi cũng cô đơn và không nói với ai điều gì. Nhưng sự lảng của ông Thi vụng hơn, Khải nhanh hơn. Thi còn cần người ta vuốt ve mình, kể cả cấp dưới. Khải thì không. Chỉ cần cấp trên. Khải tự tin hơn, vụ lợi hơn nhưng do đó cũng cô độc hơn.
Về già, Khải ngày càng mê muội ông đi đến chỗ dối mình dối người, mất hết cảm giác chân thực, đối với cuộc sống và cuối cùng cái mà Khải thường đề cao là sự làm chủ mình lại trở thành yếu tố phá hoại nhân cách.
Một số suy nghĩ của tôi liên quan đến hai điều này :
Đánh giá Thượng đế thì cười, một số người cho rằng Khải có sự tự giễu mình, và đó chính là phẩm cách của nhà văn lớn. Tôi cho rằng thực ra ông Khải của tôi rất bằng lòng với mình. Sự tự giễu mình chỉ là một thói quen, và lúc này được tạm sử dụng cho mục đích trước mắt.
Có lần nào đó tôi chợt nghe chị Đặng Anh Đào bảo cái khó của chữ hiện thực xã hội chủ nghĩa không phải là ở cái vế sau xã hội chủ nghĩa mà ở cái vế trước hiện thực. Hiện thực là gì mỗi người hiểu một đằng, mỗi người nghĩ một đằng.
4-1-04
Có một Nguyễn Khải khác đang xuất hiện ở nhà ông ta. Xưa vào nhà ông thấy ông mặc quần đùi vừa lau mồ hôi vừa sôi nổi kể chuyện viết lách.
Nay thì lạ lắm: Ông mặc pịama bằng lụa mỡ gà, gọi người bưng nước. Trước đó ông đã hỏi khách rằng uống thứ nước gì, vì nhà ông có nhiều loại đồ uống khá lắm, còn bản thân ông thì uống một thứ nước riêng, trong một cái cốc có nắp đậy như người Tàu
3-3-04
Quả thật tôi cứ băn khoăn mãi về chuyện Thành kể : Khải khiếp nhược trước đồng tiền con trai ông kiếm được. Khải run lên vì các tiện nghi. Nó có vẻ trái ngược với Khải lâu nay. Nhưng rồi tôi cắt nghĩa được cho mình là như thế này: Hôm qua, suy cho cùng cũng là Khải khiếp nhược. Lúc ấy quyền lực chỉ là sự nổi tiếng sự được xã hội công nhận. Và Khải chạy theo nó ép mình làm tất cả vì cái tiếng mà có lúc ông cũng nói đùa là tiếng hão, nhưng thật ra ông rất thích. Còn hôm nay, quyền lực hiện ra ở đồng tiền. Thứ quyền này là tập đại thành của sự nổi tiếng của vai vế của tiện nghi. thì Khải lại cũng không từ chối nó bề ngoài chửi nó nhưng trong thâm tâm, ở cái chỗ con người ta hiện ra rõ nhất là gia đình, ông quỳ mọp trước nó.
Lại nhớ cái lần đến thăm Nguyễn Minh Châu ở bệnh viện, ông Châu bảo Khải viết bao giờ cũng như là để hướng tới một ông cấp trên nào đó.
Còn Nguyên Ngọc thì bảo Khải quen nghĩ tới mối quan hệ với quyền lực đến mức quên mối quan hệ với nhân dân.
Sự thiết thực của Khải
Những năm chiến tranh, tôi đã chứng kiến ngôi nhà tuyềnh toàng của Khải.
Chỗ ở là một ví dụ về cái tính thiết thực. Khải hay bảo mọi tác phẩm là không quan trọng bằng con cái
Nhưng ông lại có ý thức phải viết vì nuôi con và trong thái độ với vợ, có ý làm rõ vợ phải hầu mình vì mình kiếm ra tiền.
Việc viết không chỉ là một hành vi lãng mạn và có lẽ vì thế mà nó có thêm động lực
lo cho sự nghiệp của mình. Chỉ sợ người ta quên. Quan hệ rất cẩn thận với đám phụ trách các báo. Lấy lòng họ. Ban phát đặc ân cho họ.
2-7-04
Đọc lại theo một cách rất lam nham Thượng đế thì cười. Và mình chợt nhận ra rằng ở những cuốn sách gần đây nhưDanh dự, Sống ở đời, cũng như Thượng đế thì cười, Nguyễn Khải có một lối văn đọc rất mệt. Nhiều câu dài rẽ ngang rẽ dọc lung tung. Lối nghĩ của con người hiện đại là trích mảng, đứt đoạn. Đằng này Khải cho người ta những trang dày đặc.
31-7-04
Gần nửa tháng 7 này, tôi ngồi viết bài về Thượng đế thì cười, với tất cả sự thận trọng của một người biết Khải, nhất là biết sự quá yêu mình của Khải. Nhớ hồi tôi viết về Một thời gió bụi, ông ấy đến TT&VH bảo rằng ông Nhàn muốn tôi chống chế độ nên mới viết thế này. Hoặc khi tôi chế giễu cái tật làm nũng của ông, trong bài Vũ khúc không buồn nhưng tê táiông nhắn qua miệng Dương Phương Vinh :
– Tôi là thằng hèn nên tôi bỏ qua. Chứ phải những thằng như ĐC, nó không để yên đâu.
Tức là ông ấy rất giỏi sách động.
May quá lần này tôi nói thẳng được cái ý việc của mình thì Khải tán dương, việc của thiên hạ thì coi là cứt hết.
Nghe tôi kể, vợ tôi bảo: Thế thì dây với ông ấy làm gì ?
– Nhưng ông ấy lừa bạn đọc, mình phải lên tiếng chứ, tôi cãi lại.
Nguyễn Khải và thể hồi ký
Tôi đã từng viết về quan niệm hồi ký toát lên qua các cuốn sách của Tô Hoài. Còn Nguyễn Khải thì sao:
- cái thực là do rất nhiều chi tiết. Còn thực chất thì vẫn giấu
- đúng hơn, không có nhu cầu nói thực
Tôi thích cái ý của A. Malraux : “ Ngày nay hiểu biết về một con người là hiểu biết điều phi lý trong con người đó, điều gì hắn không thể kiểm soát được, điều gì hắn sẽ xóa đi trong cái hình ảnh chính hắn mà hắn đã tự phác họa. “ Sự phi lý hiện ra trong tự truyện, tôi muốn đưa cái ý này vào bài, mà không dám đưa.
Kích thích sức nghĩ
Sổ tay của tôi 1982 còn ghi Hoàng Hữu Phê tỏ ý chê Khải, tôi nói ngay :
- Cái chính ở ông Khải không phải chính cái sợ nghĩ của ông mà chỉ là một điều : ông ấy kích thích mình nghĩ.
Chất tôn giáo ở Khải. Mối liên hệ giữa Thượng đế thì cườivà truyện các thánh
Thành kể : Lần đầu tiên quen Nguyễn khải là ở nhà Hùng Văn. Khải say mê một cái gì mà ông mơ hồ không hiểu được. Hồi trước 75, Khải chẳng rất quan tâm tới vụ ông Chưởng Cần là gì.
Thành kể, ở Sài Gòn Khải rất thích tới chỗ Nguyễn Văn Trung để nghe nói về các vấn đề tôn giáo. Trung là dân đi đạo gốc.
Tôi thì tôi nhớ chính mồm Khải nói : một lần xuống Hố Nai, vào một cửa hàng, nghe đằng sau người ta thưa cha. Thì ra, từ đằng sau thôi, người ta lầm ông với cha đạo.
Trên tờ An ninh thế giới, Nguyễn Quyến từng nói rằng ở Khải. có một nỗi e sợ rất sâu xa : e rằng lúc nào đó tai vạ đổ lên đầu mình
Tôi ngồi đọc cuốn Từ điển văn hóa trung thế kỷ (A.Ja. Gurevits )
Trọng tâm của Truyện các thánh : không phải nhân cách của vị thánh mà là mối quan hệ của vị thánh đó với chúa
Truyện thường có tính chất trích mảng Toàn bộ chú ý không phải là trình bày một cách liên tục các sự kiện trong lịch sử bản thân mà là một chuỗi tai họa ông ta phải chịu
Nguyên cớ viết truyện : cá nhân thấy có nhu cầu tuyên bố về mình, vĩnh viễn hóa mình. Nhưng lại sợ rơi vào tội kiêu căng, nên ngả sang tự thú, hối hận.
Chiếm vai trò trung tâm trong các văn bản này là các mô típ là sự kiên cường của nhân vật và sự liên tục của hắn trong việc theo đuổi niềm tin
Abeliard nhận mình có tội với Chúa nhưng không bao giờ có tội với người. Nhân vật không chịu nhường bước ai về sự thông minh, lòng tốt, sức mạnh của tình yêu và cả bất hạnh
Đằng sau bao nhiêu tai họa và sự hối hận là ý thức rõ ràng về ưu thế của mình, cái ưu thế khiến ông không thấy ai là bạn, mà chỉ có kẻ thù
Một điều gần như khổ hạnh : bằng lòng với cuộc sống vật chất lam lũ. Tự ép xác. Trong sự ép xác, cảm thấy mình đến được với lý tưởng.
Người trí thức thời đại
Ở đâu đó trong các tài liệu về trí thức, tôi đọc được nhận xét : các trí thức cách mạng thường là những người rất thông minh. Họ học một biết mười. Song cái chính là vì học chưa đến đầu đến đũa, nên họ không có cái nỗi sợ của người trí thức lão thực.
Họ muốn thay đổi thế giới một cách thật nhanh.
Và họ chấp nhận mọi phương tiện để đạt đến mục đích
Thành kể, vào những năm này ( Khải đã ngoài 70 ), đến Khải còn thấy sách vở ngổn ngang khắp nơi. Khải ham đọc đủ thứ và đọc rất nhanh, rồi bỏ cũng rất nhanh. Thấy không học được điểm gì là bỏ ngay. Nói chung Thành cho rằng lối đọc của Khải là có cái vẻ nhặt nhạnh.
( Lại nhớ cái ý về Lưu Quang Vũ : Vũ không bao giờ đọc một cuốn sách nếu cuốn sách đó không giúp Vũ ít nhất viết được một bài điểm sách )
4-8-04
Hữu Thỉnh bảo tôi viết bài phê bình đối với Thượng đế thì cười như thế là rất hiểu ông Khải, chỉ muốn bớt đi cái đoạn La Rochfoucauld, cũng như đoạn người vợ mặc dù ở Khải đúng là như vậy, không chừng đây là chỗ đau nhất của Khải, Thỉnh bảo vậy.
Tôi chợt nhận ra cái ác của tác giả Thượng đế thì cười. Xưa nay Khải có tiếng là ác, nghe nói hồi trước viết về ông bố đã làm cho ông rất hận, nay lại viết về bà vợ như vậy, tức là chỉ cốt được việc mình, còn mo-phú tuốt.
Cũng tức là Khải là kẻ dám dùng tất cả mọi phương tiện, miễn đạt tới mục đích.
Thứ nữa có cái điều tôi cũng thấy rõ thêm, đúng là sách này không cần cho ai. Một cây bút nào đó, muốn tìm lấy đường đi của mình trong cuộc đời ngổn ngang hiện nay, không thể nương tựa vào Thượng đế thì cười.
Tác phẩm chỉ liên quan quá khứ của chúng ta chứ không liên quan gì tới ngày hôm nay của chúng ta. Và cái quá khứ ấy chưa được giải mã. Nó vẫn giữ nguyên bộ mặt bí mật.
5-8-04
Chỗ khác của Khải với Tô Hoài ; ở Tô Hoài luôn luôn còn cái khả năng phủ định triệt để, không chừng mọi chuyện chỉ là nhố nhăng nhảm nhí hết.Và cái đó là thật
Còn Nguyễn Khải thì không, chớ lơ mơ mà chạm vào cái điều Nguyễn Khải coi là thiêng liêng hôm qua, cả đời Nguyễn Khải chỉ có nó.
Cũng như cái chuyện sự chân thực của văn chương. Trong khi Khải bảo đảm 100% của mình là thực thì Tô Hoài nói rằng cũng khối chỗ bịa trong văn chương của mình. Khải cổ hơn Tô Hoài một nhịp.
Những bài học
Trên TT&VH 16-7 – 04, Khải còn tuyên bố rằng mình viết rất thực. Nghĩ rộng ra những người khác, tôi thấy sợ nhất trong văn chương là những ông tự tin tuyên bố là mình mang lại cái thực trên đời. Đó chỉ là cái thực mà họ muốn, có lợi cho họ.
Một khía cạnh khác : Tại sao Khải lại dùng thể tiểu thuyết và cái việc đó mang lại hậu qủa như thế nào ?
Trả lời : Chắc là ở đây những tính toán tinh ma có mặt. Muốn bán nốt quá khứ của mình. Muốn viết hồi ký cho oai. Nhưng lại không có nhu cầu nghĩ lại về đời mình, ngược lại chỉ muốn xuê xoa, trốn tránh. Và thế là tiểu thuyết đã làm hại tác giả. Nó mang lại cho ông một cái ảo tưởng.
Có lần tôi đã nghĩ người Việt khó nhận ra được những thói hư tật xấu của mình vì không chỉ có cái lỗi này, họ lại có ngay cái lỗi khác, làm cho việc sửa cái lỗi thứ nhất khó khăn gấp bội. Ví dụ họ không chỉ lười mà hình như lại rất chăm, thế mới chết
Nguyễn Khải cũng vậy
Kỹ thuật viết ở Thượng đế thì cười đã lên đến độ cao cường. Tức là Nguyễn Khải thích đề cao mình song lại làm bộ khiêm tốn, kể xấu mình. Việc này cần cho độc giả, nhưng có lẽ cũng là cần cho chính tác giả nữa.Ông thà biết rằng kể về mình thì dơ lắm. Song cái con người cũ trong ông không thể nào khác được, nó phải lên tiếng để ông có dịp vĩnh viễn hoá mình, như tôi đã viết.Thế tức là, thủ pháp càng tinh vi, nó càng giúp cho tác giả trong việc trốn tránh, thì lúc đòn đánh ngược lại nó càng làm hại tác giả.
Dư luận về bài báo
Nguyễn Văn Thành bảo Đỗ Lai Thúy chịu bài này lắm, nhiều bài khác ông này còn làm văn, đến bài này thì vượt lên đứng ngang hàng với Khải mà viết. Cả Thành và Thúy đều bảo viết được đấy, giọng điệu ôn tồn nhưng cái ý toát ra rất ác. Kể ra một nhà văn đến tuổi 70 mà để người ta viết như thế cũng thật buồn. Lâu nay, K còn là nhà văn để người ta hy vọng. Thành thử có thể xem việc ông ta viết Thượng đế thì cười là một cái dại.
Thành : Sau bài này sẽ dẫn đến sự đoạn tình giữa ông với Khải thôi.
Nhàn : Ông Khải đoạn tình với tôi lâu rồi.Mấy năm trước, ra Hà Nội, lão ấy có thèm gặp tôi đâu ( gặp riêng chứ không phải gặp chung ).
Lấy ví dụ như ông Nguyên Ngọc, lúc cần, ông ấy cũng cho Ngọc vào lò rô-ti cơ mà.
Vẫn lời Thành : Đọc xong thì thấy con người này dối trá và kiêu ngạo thật. Chả trách Nguyễn Huy Thiệp đã gọi các nhà văn lớp trước là một lũ giặc già
Thử nghĩ có thể viết tiếp :
Con người nhà văn Việt Nam, con người Việt Nam hiện lên qua Thượng đế thì cười.
Trước đó, thử phân tích con người dưới góc độ tâm lý học : Cái điều thực của hắn ta và điều hắn muốn bộc lộ
Ông Hữu Vinh bảo ông Thái Duy nhận xét Nhàn nó hiểu Ngyễn Khải lắm mới viết được như thế. Nguyễn Kiên cũng đồng tình.
Bà Lê Hồng Sâm cũng bảo viết được, nhưng có hơi ác. Khải còn có vài điểm có thể khẳng định được
Ông Lê Đạt ( qua lời Phạm Sông Hồng ) Nhàn nó viết bài này chứng tỏ là nó còn muốn làm một cái gì đó.
Trong bài trả lời phỏng vấn trên TT&VH, 16-7-04, Khải nói rằng trong suốt thời gian cuốn sách bị ách lại, “ tôi cũng không phát biểu để bày tỏ điều này điều nọ. Tôi im lặng “. Trong khi đó thì nhiều người bảo là Khải. có viết thư cho ông Nguyễn Khoa Điềm tỏ ý dằn dỗi, tôi được giải thưởng Hồ Chí Minh mà thế à, không in của tôi thì nhân dân không được đọc, nhân dân bị thiệt.
Nhưng sự nói dối đó còn chưa tởm bằng ở một đoạn dưới, Khải lại nói : “ Tôi không có dũng cảm để thoát ra ( khỏi những ràng buộc của hoàn cảnh –Nhàn ). Tôi không có gan đứng một mình.
Nói vậy tức là mình có thừa tài, chẳng qua nhát. Ô, nghe đúng quá rồi còn gì. Nhưng theo tôi cái tài mà người ta có thể nhịn được, không phải là tài; cũng như những điều tâm huyết mà người ta có thể không viết ra cũng được, không phải là tâm huyết.
Và cái sự bó buộc của hoàn cảnh cho Khải. một cái cớ để đề cao mình, thực tế Khải vẫn thấp so với tiêu chuẩn của nhà văn, nhưng ông lại tìm ra đủ lý do để biện hộ
Trong bài trả lời phỏng vấn trên LĐ 19-10- 03, phóng viên hỏi nhà văn hiện đại phải xử lý những nỗi đau của con người hiện đại theo hướng nào, Khải bảo “ Chị nghĩ văn chương có thể can thiệp tích cực vào những nỗi đau của thiên hạ à ? Không hề có chuyện đó đâu ! văn chương chỉ có thể bồi đắp vào cái bản lĩnh sẵn có của bạn đọc để họ tỉnh táo hơn can đảm hơn khi phải lự chọn một lối thoát ”
Theo tôi đoạn văn này rất tiêu biểu cho Nguyễn Khải :
Ông không là nhà văn của nỗi đau.
Mà ông cũng không quan niệm nỗi đau ấy là quan trọng.
Cái ông khuyến khích con người là vượt lên tìm lối thoát.
Nhưng chính là vì thế, mà văn ông thiếu chất nhân bản.
Với Nguyễn khải, nhà văn được định nghĩa :
Người viết văn để tuyên truyền, kêu gọi
Người đặc biệt tài năng ở chỗ “ đi guốc vào bụng người khác “, chứ không phải người thông cảm chia sẻ với người khác.
Người không có những câu hỏi riêng, mà chỉ có những câu trả lời chung cho cả đám đông.
Người tự bằng lòng với vai trò sách động của mình
7-9-04
Báo Văn nghệ số ra 27-8& 3-9 đăng bài Đông La, nói rằng gặp CLV ban đầu quá khó, nhưng về sau ông lại thương mình. Còn Nguyễn Khải mới gặp ông thấy ông ân cần chu đáo, vậy mà vẫn cảm thấy quá xa cách.
Tức là Khải chỉ đối xử cho xong, chứ chả yêu ai, chả tiếp xúc với ai. Ông không có bạn.
Cũng theo Đông La, cái chính trong quan niệm tiểu thuyết của Kundera là cái tôi ý thức ; cái tôi chính là bản chất hiện sinh; một chủ đè là một câu hỏi hiện sinh; ngay cả lịch sử cũng phải được hiểu được phân tích như là một tình huống hiện sinh.
Nói cách khác, tiểu thuyết khảo sát không phải hiện thực mà khảo sát cuộc sống, cuộc sống không phải những gì đang diễn ra mà cuộc sống là những vùng khả năng của con người tất cả những gì con người có thể trở nên, tất cả những gì con người có thể..
Theo nghĩa này, Nguyễn Khải chẳng có gì liên quan đến Kundera cả …
24-2-06
Tết vừa rồi, ông Khải trả lời Thúy Nga trên báo Tuổi trẻ lại than thở rằng mình chả có quyền gì cả ai muốn cấm mình thế nào thì cấm mà cho phép mình cái gì thì được cái nấy. Tôi cho rằng cũng là một lối làm nũng. Một người như Nguyễn Khải lẽ ra phải quên cái này đi từ lâu.
Đầu đề bài viết này là câu tuyên bố muôn thuở : Tôi chỉ là người của một thời.
Một câu hỏi tôi phải lo trả lời trong những ngày tới : ông Khải mang cái đặc tính gì của người Việt
4-10 -06 Tháng 9 báo Sài gòn tiếp thị có bài Nguyễn Khải dự định sẽ tái xuất giang hồ. Nhưng đọc cứ thấy vớ vẩn, vẫn giọng điệu cũ, tôi tài nhỏ tôi phải tìm cách luồn lách, tôi viết Thượng đê thì cười chẳng qua vì nổi cáu với vợ “Bạn bè bảo tôi là người có số may, điều đó đúng. Nhưng số phận của mỗi người lại do tính cách của người đó quyết định. Một người rất tài giỏi nhưng lại thích bày tỏ cái hơn của mình một cách công khai thường là có một số phận rất tội nghiệp, ở đâu cũng bị xua đuổi, bị đày ải, bị nhục mạ, bị nhận án oan. Tôi thì khác, tôi cũng là người có tài, nhưng là tài nhỏ tất phải biết cách bảo vệ nó. Tôi chả khoe tài bao giờ, lại biết cách che mặt, ngồi sau, nói nhỏ, chẳng làm ai phải ghen ghét vì tôi, tức giận vì tôi. Tôi viết lách hanh thông từ trẻ đến già là tôi luôn biết đứng lùi lại để khỏi đụng chạm tới người bên cạnh. Bởi vậy trong nhiều tai nạn của nghề nghiệp tôi đều thoát ra nhanh hơn nhiều người, đỡ bị xây xát hơn nhiều người, đặc biệt là không phải hao tổn nhiều sức lực và thì giờ vào những chuyện không đâu, những chuyện rất vô nghĩa. Biết bỏ qua những chuyện vô nghĩa (tức là phải biết cách đứng lùi lại một chút, đứng về thì tương lai để nhìn cái hôm nay như đã thuộc của thì quá khứ), tập trung sức lực vào những công việc ấp ủ một đời của mình, những việc thuộc về lợi ích lâu dài của cộng đồng. Khoe tài, tự đắc với cái tài của mình là việc làm của kẻ mất trí, chẳng có lợi cho ai, trước hết rất bất lợi cho bản thân. Dương danh cho thoả lòng kiêu một lúc để chịu mất đi nhiều năm tháng phải sống trong ân hận, trong thất vọng, trong những giành giật vặt vãnh để sinh tồn, đó là một chuyện rất đáng tiếc của những người nghĩ hẹp. Một đời tôi đã được chứng kiến nhiều tài năng lúc mới xuất hiện hết sức rực rỡ, độc đáo mà rồi về già phải ôm mối hận đã để trượt qua nhiều cơ hội được vắt kiệt cái tài của mình. Đừng đổ lỗi cho thời thế, cho số phận. Là do mình cả. Mình còn chưa biết cách ẩn nhẫn, nín nhịn, biết chọn cái lúc cần nói, cần viết, biết dừng lại cái lúc cần dừng, dám dẹp bỏ lòng tự ái tầm thường, bỏ qua những hiểu nhầm thiển cận của bạn bè và người thân để bảo vệ đến cùng hòn ngọc ngậm không bị phá huỷ. Nó là công lực tu luyện một đời của mình để trao lại cho những thế hệ đến sau. Có nên viết những chuyện đó ra để bạn đọc cùng thưởng lãm không nhỉ? Viết văn không chỉ do nhu cầu kiếm sống, viết văn cũng không chỉ do những bức xúc khôn khuây của cá nhân, mà viết còn là mong muốn được trao trở về với cái vô hạn. Hãy tin vào lời nói của người sắp ra đi mãi mãi. Họ không còn thì giờ để hưởng danh, hưởng lợi nữa. Họ chỉ còn một khoảng thời gian rất ngắn ngủi để nói cho thật, để bộc lộ bằng hết những nỗi u uẩn trong lòng mình. “
5-10 -06
Nhân cái chết của tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn, tôi đọc lại Thời gian của người
Theo tôi,Phạm Xuân Ẩn mạnh vì quan niệm chi phối ông là quan niệm hiện đại – Con người có thể và cần phải phân thân làm nhiều mảng
Bản chất cuộc sống là trò chơi
Chơi đồng nghĩa với phi tư tưởng hóa ( Việc Phạm Xuân Ẩn coi các điệp viên đối phương như bạn )
Nguyễn Khải chưa hiểu được điều đó.
Trong các cuốn sách của Khải, nhân vật Quân chỉ hiện ra với tất cả khôn ngoan mưu lược tỉnh táo
2007
12-3
Một hai tết nay, Nguyễn Khải không còn là “ điểm ‘ được các báo săn đón nữa. Tết năm nay đâu chỉ có một tờ báo nhớ đến tác giả Xung đột, hỏi ông đang làm gì,và ông nói rằng ông sẽ viết
Một chủ đề có thể viết Tuổi già của Nguyễn Khải
Già thật chứ.
Thành kể ông như bị mê hoặc đi.
3-5-07
Kỷ niệm ngày 30-4, một tờ báo đưa tin đâu Đài truyền hình cho chiếu trong chương trình sân khấu vở Cách mạng do một cơ sở trong Sài Gòn dựng
Ông Khải được báo Tuổi trẻ dành cho cả hai kỳ liền để bộc bạch
Và ông lại khoe, khoe ở hai điểm : một là viết kịch tài, mới viết lần đầu mà đã có những ngón nghề giỏi ( như nhân vật Biên) ; và hai là nắm bắt được những con người trong xã hội.
Tôi ngồi nghĩ chẳng qua Cách mạng đứng được là do nó nói được cái bức bách của Sài Gòn sau bao năm chiến tranh
Nhưng những ngày sau đó có phải là những ngày giải phóng chưa thì còn phải xem đã
Nguyễn Văn Thành đi xa hơn :
– Về kịch, cách mạng cổ rồi, nó quá nhiều lời
– Về nội dung, ông Khải không biết rằng vì vở kịch đó, ông Khải bị người ta chửi cho bao nhiêu mà kể. Người ta nói ai mà không kinh khi biết rằng ông ấy viết về bố mẹ mình. Thật vô phúc cho nhà nào có đứa con như vậy
Nguyễn Mộng Giác gặp tôi, cũng nói điều tương tự
Lại nói về con cái :
Nguyễn Kiên kể con ông Khải bây giờ, Khoa là đứa làm ra nhiều nhất. Mà chính nó hồi trước lại ngô ngọng.
Hóa ra, Khải tự nhận, mình nhận xét về người đều sai cả.
Thành kể, đang nói chuyện thế này, thấy con về là Khải im lặng hẳn. Người ta phải nghĩ rằng ông khiếp sợ con quá mức.
Nguyễn Kiên : thỉnh thoảng ô Khải lại gọi điện ra, nói một lô một lốc, nói lâu quá thì thôi nhé bỏ xuống chẳng ra đầu cuối gì cả
Nguyễn Mộng Giác : Chính ra, Khải cũng là món nghiện của Võ Phiến. Đọc vừa phục vừa kích thích Võ Phiến chửi bới.
Báo Văn Nghệ số đặc biệt 1-5—19-5, ( và kỷ niệm 50 năm thành lập Hội ), có bài Nguyễn Khải nói về Nguyễn Đình Thi, nhà văn chiến sĩ
Cho rằng đời ông Thi rất nhiều chuyện lớn mà không viết
Sau này, hồi chiến tranh, sa vào sự lặt vặt của đám công chức
9-5
Đọc tập Sống ở đời
Mất toi một cuốn sách thâu tóm cả cuộc đời Khải.
Sống cốt để viết. Viết để và châm chọc vừa lấy lòng lớp cán bộ cơ sở. Đời ông là thế.
Ông không tìm sự thực. Ông không có nhu cầu nhất thiết phải viết trong trường hợp đó
Ông chỉ muốn làm cho lớp cán bộ kia sợ, phục. Không làm khi này thì làm khi khác
Nhu cầu thỏa hiệp đã làm hỏng sự nghiệp ông, mà ông không biết ( Đây là nói cái sự nghiệp có thể có chứ không phải cái sự nghiệp như ông nghĩ )
24-5
CẢM KHÁI KHÔNG ĐỦ !
Viết tối 23/24-5-07
Trên báo Văn Nghệ số 17-18 vừa qua có bài Chiến sĩ – Nghệ sĩ của Nguyễn Khải. Đây là mấy ý tóm tắt: 1/ Nhiều nhà văn ở ta, quãng đời đẹp nhất là thời chiến tranh. 2/ Đến thời hòa bình, ta đã sống hoài sống phí, sa vào quan liêu phù phiếm. 3/ Vậy mà nhiều chuyện tốt đẹp trong thời chiến tranh ta đã bỏ qua, không viết. Nhìn chung, nhà văn nên lo sáng tác – nếu bảo tính toán, thì đó là cách tính toán hợp lý nhất dễ dẫn đến hiệu quả lâu dài. Và đó là bài học mà nhiều cây bút về già nhận ra, dù đã muộn.
Đã có bài anh Phong Lê ( VN số 20) chia sẻ với anh Khải về các nội dung này.
Tôi muốn đề nghị một cách nghĩ khác :
1–Nên phân biệt đóng góp của một nghệ sĩ và một chiến sĩ.
Những gì anh Thi có những năm đầu kháng chiến chống Pháp là rất đẹp, nhưng dưới góc độ văn chương, đó mới là ở dạng tiềm năng. Anh Khải ao ước giá anh Thi viết lại thời đó hẳn sẽ rất thích – đó là giả định của người đọc sử chứ không phải là người đọc văn học.
Viết lại quá khứ một cách văn học có những yêu cầu khác với yêu cầu thông thường. Không phải cứ được chứng kiến nhiều việc quan trọng, là có ngay được cái hay. Nếu tính chuyện “ sống nhờ” vào chất liệu của đời, thì ai chẳng viết được, cần gì đến nhà văn.
Tôi nghĩ những ngày kháng chiến đã vào thơ vào nhạc Nguyễn Đình Thi, thế là được rồi. Còn nếu ước ao nó vào tiểu thuyết ư ? Viển vông quá ! Cái đoạn Nguyễn Khải tả Nguyễn Đình Thi, giữa Việt Bắc cuối 1954, ngồi đọc Chiến tranh và hòa bình đâu có phí, nó đã “vào” Vỡ bờ. Còn nếu bảo Vỡ bờ không thành công thì cái phút giây kia cũng vô vị. Nó chẳng có ích gì cho văn học.
Hồi đầu chiến tranh chống Mỹ, anh Thi đã đi với Phòng không và Không quân. Với đất nước ta, một sự kiện như lần đầu Không quân có mặt, từ góc độ lịch sử mà nhìn, cũng đẹp lắm chứ, giá viết cho lên hết tầm cỡ của nó, cũng “dễ vào mai sau” lắm chứ! Và anh Thi đã viết Vào lửa lẫn Mặt trận trên cao. Tôi nhớ hồi ấy ( 1965-1967 ) một trong hai cuốn đã dược dịch cả ra nước ngoài, đâu nhà Juliard bên Pháp in, rồi cả bên Cuba cũng in. Thế mà cuối đời, bạn đọc cũng như tác giả có mấy khi nhắc tới chúng ?
2—Cuộc sống là liên tục. Ở một con người, giữa cái cuộc sống trong sáng tốt đẹp trong chiến tranh ( cứ tạm cùng anh Khải giả định thế ), và cuộc sống rắc rối trong thời bình, cái nào là chính, xin thưa phải nói cả hai.Và với nhà văn nó đều là chất liệu tốt, có thể tạo ra những tác phẩm đóng góp cho xã hội. Nguyễn Minh Châu là gồm cả Bước chân người lính lẫn Phiên chợ Giát và Cỏ lau. Với các nhà văn khác cũng phải tính như thế, kể cả anh Thi. Giữa anh Thi trong chiến tranh và anh Thi trong hòa bình có tiếp nối, trước sau vẫn là một con người. Ai cũng vậy, không thể lấy con người ông ta trong hòa bình đối lập với con người ông ta trong chiến tranh, rồi khuyên người ấy chọn con đường viết về kỷ niệm chiến tranh cho chắc ăn. Có viết cũng hỏng.
3– Cũng như Nguyễn Huy Tưởng, Hoài Thanh, Chế Lan Viên …và nhất là Tố Hữu, đóng góp của một người như Nguyễn Đình Thi trong văn học là trên cả hai phương diện. Thứ nhất là người sáng tác. Thứ hai là người kiến tạo nền văn học, người đạo diễn, người huấn luyện viên, người mở đường, người xây dựng lực lượng, người sắp xếp nhân sự, người phác họa tương lai. Chưa biết hay dở thế nào song ở cả hai phương diện, các ông đều để lại dấu ấn. Cho đến nay, phương diện thứ hai này của các ông ít được ghi nhận. Bởi chỉ lấy mình ra mà suy, anh Khải cũng đi theo lối nghĩ thông thường đó. Như thế là làm nghèo các nhân vật lịch sử đó đi. Việc ghi nhận cái phương diện thứ hai này của Tố Hữu, Nguyễn Huy Tưởng, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi …lẽ ra phải làm sớm hơn, đầy đủ hơn, bởi nó còn liên quan đến sự phát triển văn học hôm nay.
Anh Khải giả dụ rằng anh Thi cuối đời chỉ tập trung viết thì hẳn đã có được một văn nghiệp lớn. Tôi định nói ngược lại, giá như đến giai đoạn khó khăn về sau, anh Thi tập trung vào việc lãnh đạo thì nhỡ biết đâu lại có đóng góp đậm hơn. Là cũng góp vui thế thôi, chứ tôi chả dại gì đề nghị vậy. Vì — chính là qua lời kể của anh Khải những năm cùng làm việc ở Văn Nghệ quân đội mà tôi biết — anh Thi là loại khi làm công tác phụ trách thì không quên mình là người sáng tác, phải lo làm mẫu cho anh em mới được ; còn khi vào sáng tác thì nghĩ rời mình ra, chắc văn học hỏng mất. Nó là tính người rồi, khó bỏ lắm. Ta chỉ nên giả dụ cho người nào đó cái điều người ấy có thể làm được.
4– Sau hết, tôi muốn nói một câu tóm tắt : nếu quay về quá khứ, trở lại với những người đã khuất là một cách tốt nhất để hướng về tương lai, thì việc dừng lại ở cảm khái không đủ. Cái cần hơn là lý tính sáng suốt.
Đọc bài Phong Lê Cảm khái cùng nhà văn Nguyễn Khải trên Văn nghệ số ra 19-5
Càng thấy rõ lớp nhà văn này đầy ảo tưởng
Ông Khải chỉ từ mình mà suy, rằng giá kể ông Thi viết thì chắc để lại một cái gì đó
Nhưng theo tôi ông Thi chỉ là quan chức, phần sáng tác chỉ đủ để minh họa cho phần quan chức của nhà văn
Về phần mình, Nguyễn Khải nhìn ông Thi một cách lý tưởng.
Theo tôi nhớ trong những lần nói chuyện, ông Thi được Nguyễn Khải đánh giá thấp hơn nhiều
Theo NVT, Nguyễn Khải cho Nguyễn Đình Thi được thế là đã quá nhiều
25-9
Xem TV, thấy ô Khải ở trong một căn phòng sang trọng trên lầu 7.
Nói còn khỏe lắm, nói về tiền của ( bài trên TT số 30-4, những 5,5 triệu)
Tôi chỉ lạ, nhà ông rất nhiều ảnh dán trên tường, như ảnh ở VNGĐ, ảnh đi chiến trường…
Chợt nhớ căn phòng tuyềnh toàng của ô ở khu Phúc xá
Nhớ có chuyện, sau khi ông đi, nhà được chia cho Ngô Vĩnh Bình, nhưng Bình không nhận
Nghe tôi nói thế, Khải bảo : chính ra nó không phải là người viết văn.
Chứ ở đó viết thích lắm
Ô Khải bây giờ cũng không còn là một người viết
Nguyễn Khải làm giàu :
Ông Thái Duy bây giờ còn nhớ chuyện Khải bầy ra cho con bán phở, nhưng chả ai ăn
Ai đó – hình như X Sách – kể là con gái bán giải khát, ông bố ngồi trong, cứ hong hóng nhìn ra chỉ sợ bọn con cái nó đến nó trêu ghẹo thì còn bán sao được
Còn thằng con, thằng Khoa, có một hồi Nguyễn Khải nói gì đại khái bố lúc nhỏ bị người ta bảo là thằng ăn cắp, bây giờ con lại bị đuổi việc, chắc cũng ăn cắp chứ gì
Bây giờ Thành kể :
Chính ra thằng con làm cho Nguyễn Khải đổi đời là thằng Khoa
Nguyễn Khải đã dẫn nó đi nhiều nơi :
Có lúc xin cho nó là loong toong gì đấy ở một cơ sở giàu nhất Sài Gòn – do một tay ở nước ngoài về làm chủ
Có lúc ở một cửa hàng buôn bán lớn, Khoa đến đấy chỉ làm bảo vệ, ai vào thì hướng dẫn người ta để xe.
Nhưng chỗ nào cũng bị đuổi việc
Khải vốn quen với dân bên báo CA thành phố
Cuối cùng Khải nhờ bọn này giới thiệu con với phường, làm gì đấy lặt vặt rồi từ đó leo lên, làm đến phó chủ tịch phường phụ trách xây dựng
Kiếm chác được kể từ lúc ấy. Khải thấy nó ăn của người ta quá có lúc phải bảo nhân đức một chút nhưng Khoa không bao giờ mức độ cả
Thực ra bên trong thì Khải ngấm ngầm xúi giục nó ( chủ đề Karamazov)
Theo thành Khải có vẻ sợ thằng con này lắm. Đến nhà chơi, Thành thấy nó bảo bố ký cái gì đấy, Khải có vẻ ngờ thì nó áp chế, tôi bảo ông làm cái gì ông cứ làm đi đã
Khi nói chuyện với khách, mà gặp nó về, Khải thường lấm lét nhìn nó
Có vẻ như nó đã thành tiêu chuẩn sống của Khải
2008
Ông Bảo Sinh bạn Nguyễn Huy Thiệp kể , vào nhà Khải , nghe ông ấy khoe :
–Tôi là người viết văn đầu tiên ở Việt Nam nhà có thang máy.
Lên cái phòng làm việc của Khải , thấy nhiều tranh ảnh. Trên bàn, một quyển sổ , ghi toàn những dự định lớn . Mà hình như đẻ khoe thôi chứ viết gì được nữa .
30-6
Sau khi Nguyễn Khải chết có cái tùy bút chính trị , đăng trên Diễn Đàn .
Lại có bài Dương Tường
11.6.2008
Dương Tường
Biết mình phải làm gì quả không đơn giản!
Nguyễn Vĩnh Nguyên thực hiện
Bài tuỳ bút chính trị “Đi tìm cái tôi đã mất” của nhà văn Nguyễn Khải đang gây xôn xao trên các diễn đàn mạng nửa năm sau khi ông qua đời. Tuy chưa được phát hành chính thức tại Việt Nam, nhưng đã có nhiều luồng tranh luận đáng chú ý. Nguyễn Vĩnh Nguyên có cuộc trao đổi mở rộng và thẳng thắn với nhà thơ, dịch giả Dương Tường xoay quanh tác phẩm này.
Nguyễn Vĩnh Nguyên: Thưa ông, các website, diễn đàn văn chương trên mạng đang xôn xao về bài tuỳ bút chính trị dài hơn 20 trang của nhà văn Nguyễn Khải. Ông đã đọc chưa? Và tiếp nhận nó như thế nào?
Dương Tuờng: Có, tôi đã đọc và đọc khá kĩ. Tôi chơi với Nguyễn Khải không thân nhưng cũng không hẳn là sơ. Cũng đã từng có những buổi tâm sự chia sẻ nhiều nỗi niềm với nhau. Nguyễn Khải, như tôi cảm nhận, là một “ca” đặc biệt. Và phức tạp nữa. Trong Khải, luôn có hai con người. Một Nguyễn Khải khôn khéo giả dối và một Nguyễn Khải thành thật trắng trợn. Một Nguyễn Khải hèn nhát và một Nguyễn Khải khinh ghét tay Nguyễn Khải hèn nhát kia. Và sự tranh chấp giữa hai con người ấy không bao giờ ngã ngũ. Vì thế tôi đón nhận bài tuỳ bút “Đi tìm cái tôi đã mất” với mối quan tâm đặc biệt, thầm mong đó có thể là một cái gi giống như “tiếng hót của thiên nga”.
Khi đọc tuỳ bút chính trị này, tôi đã có một liên tưởng khá rõ nét về ba tập di cảo thơ của Chế Lan Viên được in sau khi ông ấy qua đời. Ở đó, Chế Lan Viên dằn vặt trước sự vô nghĩa của cái từng được gọi là giá trị trong ý thức hệ văn chương một thời mình hăm hở, tự nguyện chọn lựa…
Tôi chưa có dịp đọc di cảo của Chế Lan Viên nên không có ý kiến gì được về sự “phản tỉnh” của ông. Còn về bài tuỳ bút này của Nguyễn Khải, tôi nghĩ có lẽ đây là những trang viết thành thật nhất mà tôi từng đọc của anh. Tôi hiểu cái tâm trạng của Khải khi ngay từ những dòng đầu, anh nhắc tới cái Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 2 mà anh “nhận ra ngay đây là cái bia mộ sang trọng cắm lên một đời văn đã tới hồi phải kết thúc.” Mà cái đời văn ấy lại chính là “cái tài sản tinh thần thâu góp một đời” mà “về già nhìn lại” anh nhận chân ra “chỉ là một cái kho chứa đủ tạp nham chẳng có một chút giá trị gì.” Một lời tự sự ngậm ngùi. Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!…
Trước hết, loại tác phẩm có tính phản tư, phản tỉnh kiểu thế này ở Việt Nam thường được xuất hiện sau khi tác giả của nó qua đời. Cơ chế kiểm duyệt vốn “chậm cảm” và luôn sẵn sàng gán nhãn “nhạy cảm” cho những tác phẩm “có vấn đề”. Nhưng ở một mặt khác, nó còn thể hiện sự ham muốn an toàn, ngại đương đầu của “trí thức” Việt Nam trước thời cuộc. Ông nghĩ gì về điều này?
Đó quả là một thực tế đáng buồn. Tại sao những điều gan ruột nhất lại cứ phải đợi đến lúc tác giả xuống mồ rồi mới tới tay người đọc? Tôi nghĩ đó là do áp lực của cơ chế kiểm duyệt. Cái cơ chế kiểm duyệt luôn “cảnh giác” với các tác phẩm “có vấn đề” đã trở thành một ám ảnh thường trực đối với người viết đến mức tạo cho họ một thói quen tự kiểm duyệt trước cả khi trình làng, thậm chí trước cả khi đặt bút viết. Đó mới là cái đáng sợ. Bạn tôi, một nhạc sĩ lão thành, với đủ mọi vinh danh kể cả Giải thưởng Nhà nước, có viết một tập hồi kí lấy tên Tôi là một thằng hèn đến nay vẫn nằm trong ngăn kéo. “Lúc này, in ra chưa được, anh bảo tôi. Khi nào mày vào nằm với tao một buổi, đọc thử coi.” Rõ ràng anh cần có bạn đọc, cần sự chia sẻ, nhưng một cái gì tựa như Ban Văn hóa – Tư tưởng từ lâu đã hình thành ngay trong đầu anh vẫn một mực nói không!
Đó là sự dằn vặt cuối đời của những người đã không dấn thân hết mình cho “kiểu thời cuộc” mà họ chọn lựa hay là sự chú thích, bao biện một cách hoàn hảo, khéo léo?
Những năm gần đây, có một số hồi kí, qua đó, người đọc có thể thấy rõ ý đồ “chú thích, bao biện một cách hoàn hảo, khéo léo” như bạn nói, hay nói cách khác, nhằm thanh minh, sửa chữa lí lịch bản thân. Bài tuỳ bút này của Nguyễn Khải không thuộc loại hồi kí, nhưng trong đó ý muốn soi rọi lại mình là khá rõ. Đúng như Khải tự nhận xét, anh có óc hài hước bẩm sinh. Tôi nghĩ đó là ưu điểm lớn nhất của Khải, chính nó đã cứu anh khỏi rớt xuống thành một kẻ giả dối hoàn hảo. Người có óc hài hước thường biết rõ mình, cả cái hay lẫn cái dở của mình, do đó biết tự trào. Bùi Ngọc Tấn có kể tôi nghe, trong Đại hội Nhà văn Việt Nam lần VI tháng 4/2000, khi thấy một nhà văn mà tác phẩm khiến người ta biết đến ông đã ra đời cách đây không dưới nửa thế kỉ, lên tham luận với những bộ điệu làm duyên õng ẹo, Khải bèn bấm anh ra hành lang uống cà-phê. “Thú thật với ông, Khải nói với Tấn, tôi không thể ngồi nhìn cái trò diễn lại cái của ông ta, vì tôi thấy ở đó hình ảnh của chính mình.” Tấn đem chuyện đó kể lại với Bảo Ninh và khép lại bằng một nhận định: “Khải cũng được lắm đấy chứ đâu đến nỗi!” Vốn có kinh nghiệm qua việc Khải “trở cờ” trong vụ lật lại vấn đề trao giải thưởng văn học cho cuốn Nỗi buồn chiến tranh của mình, Bảo Ninh cười ồ: “Ôi, anh Tấn, sách của ông ấy đấy!” Tôi cho rằng cả hai đều có lí: đó chính là cái đặc tính hai mặt của con người Nguyễn Khải. Đúng là Khải vẫn có cái sách ấy nó đã gần như thành một bản chất thứ hai của anh, nhưng mặt khác tôi cũng tin rằng anh thực sự nhận ra một bản sao của chính mình nơi nhà văn lão làng kia. Cũng tại Đại hội này, họa sĩ Thành Chương đã chụp hình cái bắt tay của Nguyễn Khải như một cử chỉ “tạ tội” với Vũ Bão về việc đã “đánh” tàn tệ cuốn tiểu thuyết Sắp cưới của nhà văn này.
Trong Thượng đế thì cười, Nguyễn Khải có nhắc qua đến cuộc “dàn hoà” này. Với Vũ Bão (mà tôi vừa dự giỗ hết cách đây mấy tuần), bài phê bình đao to búa lớn của Nguyễn Khải với câu kết: “Thôi im đi, đồ giả dối!” là một đòn nhớ đời khi anh vừa bước vào làng văn với tác phẩm đầu tay tuy còn vụng về nhưng rất mực chân thật và tâm huyết ấy, một lời xin lỗi muộn mấy chục năm đâu có thể xí xóa được. Người ta có lí do để “cảnh giác” với Khải ngay cả khi anh tỏ ra chân thành nhất.
Như tôi đã nói ở trên, cuộc tranh chấp giữa hai con người trong Nguyễn Khải – con người giả dối và con người thành thật – không bao giờ ngã ngũ. Nhưng những gì anh bày tỏ trong tuỳ bút chính trị này, cái tâm sự cay đắng của một kẻ đến cuối đời phải thú nhận rằng mình đã nhiều năm “bán mình cho quyền lực,” thì tôi tin. Tôi chợt nhớ bộ tiểu thuyết ba tập Con đường đau khổ của Alexei Tolstoy. Phải, hành trình tư tưởng của những người trí thức Nga đi theo cách mạng quả là gian nan, đầy những khúc ngoặt hiểm trở, những tiến thoái lưỡng nan đòi hỏi những đoạn tuyệt, dứt bỏ đau đớn. Bước đường tư tưởng của Nguyễn Khải, tôi nghĩ, cũng nhọc nhằn như vậy. Hai tháng trước đây, ngồi với Lê Đạt ở một quán bên Hồ Tây (hoá ra đó là lần cuối hai chúng tôi chạm li với nhau), nhân nhắc đến Nguyễn Khải, Đạt hạ một câu mà tôi cho là đúng: “Nếu Khải là một thằng hèn thì đó là một thằng hèn đáng trọng.”
Có người nói, chính vì nghệ sĩ, trí thức Việt Nam ngày nay vẫn chọn cách sống (và viết) rất khéo (và khôn) nhiều hơn là sống đúng (và tới cùng) với chính mình nên chưa có những tác phẩm lớn về thời đại mình đang sống?
Phải nói, về cái đức của kẻ sĩ thì văn nghệ sĩ, trí thức Việt Nam ngày nay thua xa các cụ ta ngày xưa. Đúng là số người “chọn cách sống (và viết) rất khéo (và khôn) nhiều hơn là sống đúng (và tới cùng) với chính mình” như bạn nói. Điều đó thường dẫn tới, hoặc những vinh quang ảo, hoặc những bi kịch cá nhân về nội tâm. Hoặc cả hai như trường hợp Nguyễn Khải. Còn việc có phải vì thế mà “chưa có những tác phẩm lớn về thời đại mình đang sống” hay không, thì lại là một chuyện khác bao quát hơn, phụ thuộc vào nhiều nhân tố văn hóa – xã hội – chính trị khác nữa, một đề tài rộng lớn, không thể bàn một cách phiến diện.
Noam Chomsky trong cuốn Tham vọng bá quyền (NXB Trí thức đã dịch sang tiếng Việt) phản biện về đường lối đối nội, đối ngoại của chính phủ Mỹ hiện nay. Ông ấy cho độc giả niềm tin rằng, việc để một người có tự vệ tri thức hiểu ra sự thật và biết mình phải làm gì ở đời này không đến nỗi quá phức tạp. Nhưng thường trí thức Việt Nam thì dường như ngược lại?
Tôi không nghĩ những điều Noam Chomsky nói có thể phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Chúng ta đã sống biệt lập với thế giới trong một thời gian dài, mù điếc thông tin. Bởi thế nên mới sinh ra cái thành ngữ mỉa mai “trí thức là ngu lâu”. Tôi nhớ hồi 1975, giải phóng miền Nam, nhiều nhà văn ở miền Bắc vào Sài Gòn “càn quét” sách dịch, những tác phẩm tinh hoa nhân loại mà trước đó họ chưa từng biết đến. Nhiều người nói đây là một cuộc “Khai sáng” mới giúp cho họ mở rộng chân trời tri thức. Cho nên “nhìn ra sự thật và biết mình phải làm gì ở đời này” trong hoàn cảnh Việt Nam quả là không đơn giản chút nào.
Về sau này, người ta nói rằng ông làm việc nhiều, sống vui, chơi thân với nhiều nhà văn trẻ, đi du lịch nhiều. Có phải đó là những “phản ứng ngược” phía sau sự qua đời của những người cùng thời?
Tôi làm việc dối già ấy mà. Thể lực và trí lực đều đã suy, ráng làm được chừng nào hay chừng nấy trong quãng ít ỏi thời gian còn lại. Mấy năm nay, bạn bè cùng lứa đi nhiều quá, ảnh hưởng nặng nề đến tâm trạng của tôi, có lúc thành một thứ stress khiến tôi phải gác công việc lại đi đâu đó cho khuây. Trong tâm trạng ấy, tôi càng cảm thấy nhu cầu gần gũi các bạn trẻ, không chỉ trong ngành văn mà cả các ngành khác như hoạ, nhạc, điện ảnh…, và may mắn được họ quí mến. Có lẽ giữa chúng tôi có một hấp lực qua lại, hai chiều và tôi coi đó là một hạnh phúc.
Văn chương hôm nay, điều gì đang làm cho ông quan tâm nhất?
Sự khao khát vạch những con đường mới của lớp trẻ, rũ bỏ mặc cảm và phá vỡ những khuôn khổ kìm hãm sáng tạo.
Nên tôi cũng phải lên tiếng một chút
Con người phân thân
con người tha hóa
Một cách nghĩ khác về Nguyễn Khải
Tôi biết rằng nhiều người có cách nghĩ tương tự như Dương Tường khi đọc Đi tìm cái Tôi đã mất –tùy bút chính trị của Nguyễn Khải ( xem bài trả lời phỏng vấn trên Talawas số ra 11-6-08). Và tôi tin chắc ở dưới suối vàng, tác giả Xung đột cũng muốn người đọc và đồng nghiệp nghĩ về mình như vậy.
Nhưng với tôi, tác phẩm này gợi ra những suy nghĩ khác, xin sơ bộ trình bày như sau.
1.
Gọi lả Đi tìm cái Tôi đã mất cho sang. Ở đây tác giả không định đi tìm cái gì cả. Ông chỉ có nhu cầu trình bày một số ý tưởng. Những ý tưởng này đã sẵn có từ khi viết Thượng đế thì cười. Nhưng lúc đó tính rằng viết ra không tiện. Mà để không dùng làm gì thì cứ tiếc mãi. Nên nảy ra một hình thức tận dụng gọi là bổ sung hay phụ lục như vừa thấy.
Có thể ông cũng biết rằng đời mình có những thứ bị đánh mất. Nhưng như chúng ta đều biết việc đi tìm những cái đó bao hàm một nguy hiểm: Nó sẽ dẫn tới xu thế phủ nhận những gì ông đã có. Một người khôn ngoan và thực dụng như Nguyễn Khải chẳng đời nào bỏ công cho việc đó làm gì.
Rút lại, định hướng chủ yếu của tác giả trong cả hai trường hợp chỉ là kể lại sự khôn ngoan tài ba “ biết lui biết tới “ của mình trong đường đời, bao gồm suốt quá trình lập nghiệp.
Thế tại sao Nguyễn Khải lại viết Đi tìm cái Tôi đã mất ? Theo tôi, trường hợp này cũng giống như Chế Lan Viên viết Di cảo thơ, và Tố Hữu tâm sự với Nhật Hoa Khanh. Thực chất cái việc các ông “cố ý làm nhòe khuôn mặt của mình” như thế này là cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới ( bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng ).
2.
Dương Tường rất thích cái câu Nguyễn Khải nói về giải thưởng, ấy là khi nhà văn “nhận ra ngay đây là cái bia mộ sang trọng cắm lên một đời văn đã tới hồi phải kết thúc.”
Nhưng như mấy anh em làm báo kể với tôi, những năm cuối đời, thấy ai khi nhắc tới mình mà quên nói thứ bậc giải mình được nhận là Nguyễn Khải đã không bằng lòng.
Tôi tin điều đó vì còn nhớ một đầu việc hồi 1986-88. Đó là khi Nguyễn Khải có làm vài điều khiến anh em đồng nghiệp nhất là lớp trẻ thấy không phải. Trong tinh thần đổi mới, họ đối xử với ông thế nào đó khiến ông cảm thấy cũng chỉ cá mè một lứa như anh em chứ chẳng thuộc loại đấng bậc như mọi khi. Thế là ông kêu ầm lên, rằng người ta không được nói hỗn với tôi như vậy, rằng chẳng gì tôi cũng là cỡ Thường vụ Hội ( một thứ quan chức chủ chốt, cái lõi của Ban chấp hành thuở còn thịnh trị; người có chân trong Thường vụ đứng còn cao hơn người chỉ là thành viên Ban chấp hành một bậc ).
Lại như khi Nguyễn Khải nói về toàn bộ sự nghiệp ông. “Cái tài sản tinh thần thâu góp một đời” ấy “về già nhìn lại”, ông nhận ra “chỉ là một cái kho chứa đủ tạp nham chẳng có một chút giá trị gì.”.
Mấy chục năm trước ở tạp chí Văn nghệ quân đội, tôi cũng thường được nghe Nguyễn Khải nói bằng cái giọng tương tự và cũng đã tin thật, tin hết mình. Nhưng càng ngày, tôi càng thấy đó chỉ là một nửa cái bánh mì. Và nửa kia của cái bánh chính là những lời đường mật người ta thường rót vào tai khi đối diện với chính mình “ Ồ, mình chẳng kém ai !” “Liệu có ai sánh ngang mình ? Không và không!“.
Câu nói đánh dấu phút tự bằng lòng của L.Tolstoi “ Lão già ghê thật !” có thể dùng làm đề từ cho cuốn Thượng đế thì cười.
Bên cạnh lời tự thú nhũn nhặn mà Dương Tường tin và dẫn ra, lúc nào cũng còn một Nguyễn Khải tự mê mình như vậy. Cả hai hợp lại mới làm nên thái độ của Nguyễn Khải với sự nghiệp của bản thân.
3.
Đúng như Dương Tường nói, trong Nguyễn Khải có hai con người. “Một Nguyễn Khải khôn khéo giả dối và một Nguyễn Khải thành thật trắng trợn. Một Nguyễn Khải hèn nhát và một Nguyễn Khải khinh ghét tay Nguyễn Khải hèn nhát kia. Và sự tranh chấp giữa hai con người ấy không bao giờ ngã ngũ.”.
Tôi chỉ muốn bổ sung : Sự tranh chấp ở đây thực ra chỉ là bề ngoài, trên sàn diễn, trước mặt bàn dân thiên hạ. Chứ ở hậu trường Nguyễn Khải yêu cả hai con người đó ở mình. Ông sống hòa hợp với cả hai. Tùy trường hợp mà ông đưa con người này hay con người kia ra để làm hàng. Lối nghĩ này đã giúp ông thành công chói lọi trong suốt đường đời, và cho đến giai đoạn chung cục ông vẫn giữ, chỗ đứng của ông không di chuyển đến một mi-li -mét!
4.
Nếu được phép thành thực, tôi muốn nói rằng những nhận xét về xã hội và đời sống mà Nguyễn Khải viết trong tùy bút chính trị này không mấy đặc sắc, không phải là cỡ Nguyễn Khải mới nghĩ được, người ta vẫn nói giăng giăng với nhau ngoài quán nước. Điều kiện để một nhà văn khi trình bày những ý nghĩ loại này không trở thành chung chung mà có sức thuyết phục là tác giả phải sống với nó một cách sâu sắc. Tức là nó phải được viết nên như vừa được tác giả tìm ra, chỉ có nó duy nhất đúng, nhà văn đã lấy cả đời mình ra bảo đảm cho nó, tất cả những gì ngược với nó phải bị xem như đáng xấu hổ đáng băm vằm hủy bỏ. Đến chỗ này phải nói Nguyễn Khải – cũng như số đông chúng ta – đã dừng lại, dù không cố ý, thì sự thực đã dừng.
Thời xô viết, ở Nga có nhà văn Ju.Trifonov (1925-1981). Năm mới 26 tuổi (1951), ông được giải thưởng Stalin với cuốn Những sinh viên. Sau này ông viết những truyện vừa, hoặc tiểu thuyết như Đổi trao, Giã từ, Ông già, Ngôi nhà khu bờ sông… với cảm hứng hoàn toàn “phi chính thống “, nên được bạn đọc trong ngoài nước đặt nhiều kỳ vọng và nhiều nhà xuất bản lớn ở Anh Pháp Đức cho dịch. Có người bảo rằng họ thích ông cả hai, tức cả thời Những sinh viên lẫn thời sau. Trifonov bảo như thế là vô liêm sỉ. Và trong các tuyển tập có sự đồng ý của ông, cuốn tiểu thuyết đầu tay không bao giờ được phép xuất hiện.
Ở Việt Nam gần như không thể tìm thấy một nhà văn nào có cách cư xử tương tự. Cùng lắm khi làm các tuyển tập, người ta có thể bỏ một số bài thơ trang truyện quá “chối”, quá “lộ diện “. Chứ còn toàn bộ tư tưởng thời trẻ thì người ta xin cứ được giữ, không ai là không muốn giữ.
5.
Khi viết về tiểu thuyết Thượng đế thì cười, tôi đã nói rằng hồi ký không phải là những cuốn sách ở đó người viết ca công tụng đức mình. Mà yêu cầu chính đặt ra với các cuốn hồi ký theo nghĩa hiện đại là nhà văn phải lấy toàn bộ con người mình ra làm đối tượng khảo sát, sẵn sàng “lật tẩy “ “xét lại” chính mình, “lật lại cả vụ án “ là chính cuộc đời mình. Chỉ có làm như thế người ta mới thực sự làm cuộc phiêu lưu mới và viết được những trang cần cho nhân quần thế sự.
Đến nay tôi vẫn có ý nghĩ đó. Tùy bút Đi tìm cái Tôi đã mất cũng như tiểu thuyết Thượng đế thì cười đều có dáng dấp hồi ký nhưng vẫn không phải thực là hồi ký theo nghĩa tôi đề nghị.
Hầu như người viết hồi ký nào cũng hứa hẹn rằng ông ta sẽ viết rất thật. Nhưng tôi cho rằng cần có một sự phân biệt rạch ròi giữa kỳ vọng và hiệu quả mà tác phẩm mang lại. Trong nghệ thuật thành thực không hề là chuyện dễ mà là việc khó, không phải chuyện tối thiểu mà là việc tối đa. Không phải người ta cứ muốn rồi là thành thực ngay được đâu, phải có tài năng và bản lĩnh thế nào mới thực sự đạt tới cái hiệu quả tuyệt vời kia.
6.
Một lần nữa trở lại với cái tên Đi tìm cái Tôi đã mất. Chắc không chỉ riêng tôi mà nhiều người cảm thấy nó là tiếng vọng từ Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust. Hồi trẻ, giá thấy ai làm thế, hẳn Nguyễn Khải sẽ gọi tên chỉ mặt ra mà giễu cợt, hoặc nếu không cũng tự mình cười thầm. Nay thì Nguyễn Khải cũng hồn nhiên mà làm cái việc nương tựa vào ánh vinh quang xa lạ kia. Thế mới biết sức mạnh của thời gian. “ Ôi khủng khiếp thời gian ăn cuộc sống”. Đâu có một lần Xuân Diệu đã dẫn ra một câu thơ Pháp như vậy và ông bảo là của C. Beaudelaire. Còn mới hôm nọ thôi, đọc báo Văn Nghệ trẻ 18-5-08, thấy có bài viết riêng về tác giả Người Trung quốc xấu xí nhân việc nhà văn này qua đời. Đây là một câu của Bá Dương được người ta nhắc tới :
– Lòng tham lam gặm nhấm nhân tính.
7.
Bài viết này chủ yếu là viết về Nguyễn Khải, nhưng nó được gợi ý từ những câu trả lời của Dương Tường. Ở cuối bài, Dương Tường kể là dạo này ông thường đi lại chơi bời cùng lớp trẻ. Và khi được hỏi Văn chương hôm nay, điều gì đang làm cho ông quan tâm nhất?, ông bảo đó là Sự khao khát vạch những con đường mới của lớp trẻ, rũ bỏ mặc cảm và phá vỡ những khuôn khổ kìm hãm sáng tạo. Đọc giữa hai hàng chữ, tôi hiểu có một điều Dương Tường chưa tiện nói ra, đó là với lớp trẻ, ông đang đóng vai một thứ sếp sòng, một người cổ võ nồng nhiệt, người hướng đạo. Hẳn nhiều cây bút trong lớp đi trước cũng cảm thấy thơm lây vì có một Dương Tường như vậy.
Nhưng từ trường hợp của Nguyễn Khải nói ở đây, có thể thấy còn một cách làm nữa mà tôi muốn ngày càng có thêm người thử bắt tay làm. Đó là chúng ta hãy mang mình ra phân tích. Hãy thật sự tỉnh táo trong việc nhìn lại mình. Hãy đối chiếu mình với yêu cầu của cộng đồng và tự vạch ra cho chung quanh thấy hết những lầm lỡ và cả những cơ hội hèn hạ kiếm chác ngu muội man trá của thế hệ mình … Có nghĩa làm chính những việc Nguyễn Khải làm, chỉ có điều với nhiệt tình khác hẳn, hoặc có thể nói với tinh thần quyết liệt hơn sòng phẳng hơn và cũng vô tư hơn. Khi ấy những ê chề đau đớn mà chúng ta trải nghiệm không biết chừng sẽ đóng vai một bài học cho lớp trẻ. Họ sẽ tránh được những vết xe đổ.
Phạm Thị Hoài viết thư về khen cái từ mà chưa bao giờ dùng với tôi: TUYỆT VỜI!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn