Con người hung dữ hay xã hội bất minh?
Càng lúc, xã hội càng phải chứng kiến nhiều hành vi bạo lực mới với mức độ ngày càng nghiêm trọng, nào là chuyện truy sát trên đường Láng-Hòa Lạc, chuyện bắn nhau trên đại lộ Đông-Tây hay những vấn đề bạo lực học đường, cho thấy việc giải quyết bất đồng, tranh chấp bằng bạo lực ngày càng tăng về độ công khai cũng như mức độ dã man và tính phổ biến.
Một trong những cách lý giải cho sự xuống cấp của đạo đức xã hội được đổ cho nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường khiến con người ham mê chạy theo các giá trị vật chất nhất thời, khiến họ thoái hóa, biến chất và trở nên hung tợn hơn. Nhiều trục trặc trong xã hội hiện vẫn bị quy về nguyên nhân là do kinh tế thị trường, nhưng nếu xem xét kỹ thì kinh tế thị trường chỉ là một thứ “bung xung” để người ta che đậy những cái trục trặc lớn hơn đang diễn ra trong đời sống xã hội.
Vậy thì căn nguyên làm tệ nạn bạo lực phát triển là do đâu? Chúng có thể là hậu quả của việc mất lòng tin vào tính hiệu lực của pháp luật. Lòng tin bị giảm sút có thể xuất phát từ sự chậm trễ của cơ quan hữu trách trong việc can thiệp giải quyết các tranh chấp, sự thiên vị trong việc áp dụng luật lệ, sự làm ngơ trước những nguy cơ đã được cảnh báo.
Trên thực tế, cái lý lẽ “chưa có chuyện gì xảy ra thì chẳng có gì để giải quyết” đã trở thành phương châm làm việc của một số thiết chế công quyền. Họ chỉ thực sự tham gia giải quyết khi bạo lực đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà không quan tâm vào công tác ngăn chặn bạo lực. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hành vi bạo lực bộc phát trong thực tế.
Và khi người ta đã không có niềm tin dựa vào pháp luật thì theo họ, tự giải quyết bằng bạo lực sẽ trở thành cách thức hữu hiệu nhất để giải quyết tranh chấp, để giành lại phần thắng hay sự công bằng một cách nhanh chóng.
Bạo lực có đất phát triển sẽ kéo theo sự phát triển các băng nhóm đâm thuê chém mướn, các đường dây buôn bán vũ khí… Thiết nghĩ, nếu bộ máy tư pháp và hành pháp ở các cấp chính quyền cơ sở tỏ rõ sự hiệu quả, nhanh nhạy và công minh trong việc điều hành giải quyết các vụ tranh chấp sẽ góp phần quan trọng giảm bớt tệ nạn sử dụng vũ lực trong xã hội.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015