Cần lắm một Quốc hội chuyên nghiệp
Hiện nay đại biểu Quốc hội có đến 75% kiêm nhiệm, tức ba phần tư đại biểu đều là những người đang rất bận rộn ở các cương vị chủ yếu khác nhau. Sự kiêm nhiệm ấy khiến đại biểu Quốc hội khó hoàn thành trách nhiệm toàn dân giao phó, nhất là đến mỗi kỳ họp thì hầu như mọi chuyện đều phó thác cho những người chuyên trách.
Một nhà đầu tư nước ngoài mới đến nước ta tìm cơ hội làm ăn khoảng vài ba tháng nay tỏ ra ngạc nhiên thấy báo chí trong nước đồng loạt bày tỏ sự vui mừng khi Quốc hội không thông qua dự án đường sắt cao tốc quá nhiều tốn kém. Với anh, chuyện chẳng có gì mà ầm ĩ. Quốc hội nói không với chính phủ trong một số chương trình, mục tiêu là điều bình thường ở bất cứ nước nào. Hay là lần này báo chí vui mừng vì trươc đó đã có nhiều bài viết phê phán dự án "vung tay quá trán" này.
Khi được giải thích rằng Quốc hội của chúng ta hoạt động trong điều kiện thiếu tính chuyên nghiệp, không chỉ làm luật theo đơn đặt hàng của chính phủ mà ngay cả khi cần có quyết định về những vấn đề hệ trọng cũng thường "đồng thuận" với phía hành pháp, cho nên quyết định lần này của Quốc hội là chuyện hiếm hoi có được, thì anh vẫn chưa hết ngạc nhiên. Theo anh, ở đâu cũng vậy, Chính phủ có quyền vận động hành lang để tìm sự đồng tình của Quốc hội và nếu vận động không thành công thì cũng là chuyện bình thường. Không có gí phải ầm ĩ.
Đúng là như vậy, nhưng vấn đề của chúng ta lại khác. Cái sự không chuyên nghiệp ở đây là số đông đại biểu không được thông tin đầy đủ để đưa ra một quyết định. Điều này giải thích tại sao Quốc hội chỉ họp xuân thu nhị kỳ mà vẫn có thể làm được rất nhiều việc. Chẳng hạn như kỳ họp vừa qua chỉ 25 ngày ngắn ngủi, ngoài việc phải hết sức cân nhắc để đưa ra quyết định về dự án đường sắt cao tốc, thảo luận sâu để cho ý kiến về dự án quy hoạch thủ đô đang gây nhiều tranh cãi, các đại biểu vẫn có thì giờ cho ý kiến sáu dự án luật khác bên cạnh công tác lập pháp với 10 dự án luật được thông qua.
Ở nước ta, qui trình làm luật của Quốc hội hiện nay chưa có được tính chuyên nghiệp. Để có tính chuyên nghiệp thì các đại biểu phải là người dành toàn bộ thời gian và năng lực của mình cho hoạt động của Quốc hội và khi ấy sẽ không còn khái niệm "chuyên trách" trong hoạt động.
Ở nước ta, qui trình làm luật của Quốc hội hiện nay chưa có được tính chuyên nghiệp. Để có tính chuyên nghiệp thì các đại biểu phải là người dành toàn bộ thời gian và năng lực của mình cho hoạt động của Quốc hội và khi ấy sẽ không còn khái niệm "chuyên trách" trong hoạt động. Ảnh: Lê Anh Dũng. |
Tất nhiên chúng ta có thể hiểu được áp lực phải hoàn chỉnh hệ thống luật pháp trong điều kiện hội nhập, nhưng làm luật như hiện nay thì luật gì chúng ta cũng có, khổ nỗi khi thực hiện lại vướng mắc, phải điều chỉnh sửa đổi thường xuyên do không theo kịp thực tế của đời sống kinh tế xã hội cũng như ý nguyện người dân được gửi gắm qua đại biểu của mình.
Qui trình xây dựng luật pháp ở một số nước có thể cho chúng ta rút tỉa ít nhiều kinh nghiệm. Một dự thảo luật thường do Ủy ban chuyên môn của Quốc hội soạn thảo với sự giúp đỡ của bộ máy chuyên viên luật pháp. Ví dụ như Ủy ban Văn hóa giáo dục soạn thảo luật Giáo dục, Ủy ban Quốc phòng soạn thảo luật Nghĩa vụ quân sự, Ủy ban Lao động soạn thảo luật Đình công...
Nhiệm vụ của ủy ban chuyên môn trong qui trình làm luật là chuyển đến Ủy ban Luật pháp Quốc hội những dự án luật cần thiết. Kèm theo đó là tất cả văn bản dưới luật được chuẩn bị chu đáo bao gồm các nghị định, thông tư liên quan để nơi đây đưa vào chương trình làm việc của Quốc hội.
Đội ngũ chuyên viên của ủy ban này sẽ nghiên cứu lại dự thảo luật ấy, đối chiếu với các luật đã và sẽ ban hành xem có điều khoản nào trùng lắp hay trái ngược hay không. Khi cần thiết, sẽ mời các cơ quan có liên hệ của Chính phủ (trong đó có cả các chuyên viên về pháp chế của hành pháp) sang tham khảo để bổ sung, lắng nghe ý kiến phản biện và đánh giá tính khả thi dưới góc độ chính quyền.
Qui trình này nhằm đảm bảo sự hoàn chỉnh và trước khi đưa ra thảo luận tại các kỳ họp, chuyên viên của Ủy ban Luật pháp phải hình thành một bản giải thích từng chi tiết, từng ngôn từ để gửi đến cho đại biểu Quốc hội nghiên cứu trước.
Dù không phải là một chuyên gia luật pháp - và không hề bắt buộc phải là như thế - nhưng với tư cách là một người hoạt động chuyên nghiệp, các đại biểu sẽ được chuyên viên của mình làm rõ nội dung của dự luật. Vậy mà đến khi được đưa ra thảo luận trước Quốc hội, Ủy ban Luật pháp cũng phải giải thích tường tận các thắc mắc của đại biểu.
Tại sao phải như thế? Đơn giản chỉ vì với nguyên tắc biểu quyết theo đa số thì một quyết định thiếu thận trọng của đại biểu - do chưa am tường vấn đề - có thể dẫn đến tai hại không lường được bởi sự chọn lựa của lá phiếu có sức nặng về trách nhiệm.
Ở nước ta, qui trình làm luật của Quốc hội hiện nay không có được tính chuyên nghiệp như vậy. Để có tính chuyên nghiệp thì các đại biểu phải là người dành toàn bộ thời gian và năng lực của mình cho hoạt động của Quốc hội và khi ấy sẽ không còn khái niệm "chuyên trách" trong hoạt động của cơ quan quyền lực này.
Hiện nay đại biểu Quốc hội có đến 75% kiêm nhiệm, tức ba phần tư đại biểu đều là những người đang rất bận rộn ở các cương vị chủ yếu khác nhau. Sự kiêm nhiệm ấy khiến đại biểu Quốc hội khó hoàn thành trách nhiệm toàn dân giao phó, nhất là đến mỗi kỳ họp thì hầu như mọi chuyện đều phó thác cho những người chuyên trách. Một đại biểu Quốc hội là bí thư tỉnh ủy từng than vãn: "Từ địa phương đầu tắt mặt tối, khi tới đây các đồng chí đưa cho cả đống tài liệu bảo nghiên cứu ngay thì chúng tôi không thể hình thành cơ sở lý luận để tham gia ý kiến được".
Lời than vãn này biết đến bao giờ chúng ta mới không phải nghe thêm nữa?
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáBàn về Nguyên khí, Dương khí & Âm khí
08/12/2009Nguyễn Tất Thịnh