Cần đổi mới công tác lý luận

08:52 CH @ Thứ Năm - 01 Tháng Sáu, 2006

Một số nhà lý luận phát hiện ra sự bảo thủ, già cỗi, không thực tiễn của lý luận mỹ học nghệ thuật quy chiều vào nền nghệ thuật kinh tế thị trường, nhưng họ lại không đề ra được mô hình định hướng lý luận mỹ học mới và phát triển lâu dài. Đây là những biến động khủng hoảng, diễn biến phức tạp về nhận thức lý luận giữa bảo thủ và đổi mới.

Đổi mới là quy luật tất yếu, xã hội nào, nền nghệ thuật ấy phát triển đến cực thịnh thành đỉnh cao của một thời đại. Mỗi thời đại lại sản sinh ra một nền nghệ thuật mang sức sống mới. Lịch sử đã từng xuất hiện các nền nghệ thuật: dân gian, cổ đại Hy Lạp, cổ điển, lãng mạn, hiện đại. Ngày nay, xuất hiện nền ca nhạc nhẹ trên toàn cầu là xuất hiện những tiêu chí thẩm mỹ nghệ thuật mới của thời đại công nghệ điện tử siêu dẫn, những hiện tượng nghệ thuật mới đã tác động ảnh hưởng thâm nhập trực tiếp vào nước ta từ văn học, điện ảnh sân khấu đến ca múa nhạc, hội họa, điêu khắc, kiến trúc... Không thể cứ giữ mãi một khuôn mẫu lý luận làm thước đo giá trị văn hóa thẩm mỹ hiện đại. Khi viết ra những dòng này, có những nhà "lý luận”đã đỏ mặt tía tai nói rằng "ăn cây nào rào cây ấy” chính anh ta đã nhầm, vì chúng ta đang ăn cây “kinh tế thị trường” do đó phải thiết lập một hàng rào mới để bảo vệ cây kinh tế thị trường, nếu sử dụng hàng rào cũ sẽ là cao quá hoặc kín quá...vườn cây không thể xanh tươi. Nhưng ai sẽ đề xuất một hệ thống quan điểm lý luận thẩm mỹ mới, đó là những nhà phụ trách công tác lý luận, tư tưởng phải đề ra, nếu không làm dược cần đầu tư nghiên cứu những công trình lý luận văn hóa, tư tưởng Việt Nam thời kỳ đổi mới. Nói tới lịch sử văn hóa, tư tưởng Việt Nam thời kỳ đổi mới, là một cách nhìn khoa học biện chứng không thể và không bao giờ được xóa bỏ toàn bộ hệ thống lý luận Mác-Lênin, bởi hệ thống lý luận ấy có những quy luật thẩm mỹ chung và riêng, có cái lâu dài, có cái chỉ ứng dụng vào những thời kỳ nhất định. Nên khi thiết lập một hệ thống lý luận mới phải kế thừa lý luận Mác-Lênin phát triển mới, vì hệ thống lý luận mới ra đời dựa trên cơ sở nền kinh tế thị trường mà chỗ dựa vững chắc của những quan điểm lý luận ấy là cái chìakhóa, mở ra thời đại mới. Muốn có một thước đo,tạo đựng thẩm mỹ nền nghệ thuật mới cần dựa trên những quan điểm nền kinh tế thị trường, nền văn hóa dân tộc truyền thống, kết hợp với tiêu chí thẩm mỹ của nền nghệ thuật hiện đại là những tiến bộ, những thành tựu từ nền văn hóa, nghệ thuật nhân loại.

Hiện nay, trên đất nước ta đang tồn tại một nền nghệ thuật, âm nhạc kinh tế thị trường, một lối sống văn hóa, thẩm mỹ thị trướng, một trình độ dân trí thị trường, nên cần có một hệ thống quan điểm nhận thức lý luận mới, đó là sự phát triển tư duy khoa học cân bằng giữa kinh tế với văn hóa nghệ thuật.

Đổi mới chỉ có đổi mới công tác lý luận mới đáp ứng sự phát triển văn hóa nghệ thuật, vì đất nước kêu gọi đổi mới, thực tiễn đã đổi mới nềnkinh tế XHCN sang nền kinh tế thị trường, do đó công tác lý luận phải đổi mới. Đổi mới lý luận, đáp ứng sự giao lưu, hội nhập nghệ thuật toàn cầu, cần có 'thướcđơ" mới để thẩm định nền văn hóa, nghệ thuật dân tộc, hiện đại, là thiết thực xây dựng nền nghệ thuật mới đang tồn tại và phát triển trước cuộc sống hôm nay.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tinh thần mở, tri thức mở

    31/01/2016TS. Ngô Quang Hưng (Giảng viên ĐH New York)Tinh thần mở chính là sự chuyển dịch mẫu hình của khoa học và công nghệ thế giới trong hơn 30 năm bùng nổ CNTT vừa qua. Tự do tí toáy đang dần san phẳng bao nhiêu rào cản. biên giới địa - chính trị, kinh tế, văn hóa tri thức… tạo nên một "thế giới phẳng"...
  • Hữu – tả có gì khác?

    21/10/2013Nguyễn Chính Viễn – Bùi ThậtTả khuynh hay cánh tả, phái tả dùng để chỉ những người trong guồng máy chính trị nhưng có tư tưởng tiến bộ, đổi mới, dân chủ. Ngược lại, từ hữu khuynh hay cánh hữu, phái hữu dùng để chỉ người có tư tưởng thụt lùi, bảo thủ...
  • Tồn tại và phát triển

    05/04/2006Hồ Ngọc ĐạiChính trị là gì? Cách nói của Tôn Trung Sơn có lẽ dễ hiểu hơn cả: “Về ý nghĩa của hai chữ “chính trị”, nói giản đơn thì “chính” là việc của dân chúng, “trị” là quản lý, quản lý việc của dân chúng thì gọi là chính trị...
  • Lý luận - phê bình văn học và các “vấn nạn”

    27/03/2006vài năm trở lại đây tình trạng “khủng hoảng” của lý luận - phê bình đang trở thành nỗi trăn trở của nhiều người, nhiều báo chí đã đề cập một cách trực tiếp và về mặt tổ chức, một số hội thảo, hội nghị do Hội Nhà văn, Viện Văn học… đã được tiến hành để mọi người cùng bàn thảo tìm cách tháo gỡ. Các động thái ấy mang lại một niềm tin vì đây chính là thể hiện của ý thức trách nhiệm...
  • Vấn đề kế thừa và phát triển trong lịch sử triết học

    20/03/2006Phạm Văn ĐứcKế thừa và phát triển là quy luật chung của cả tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Quy luật đó cùng tồn tại một cách khách quan trong lịch sử triết học. Nhưng cũng như mọi quy luật không phải ngay từ đầu mà phải đến một giai đoạn nhất định của lịch sử quy luật đó mới được phát hiện.
  • Đổi mới triết học trong quá trình đổi mới hoạt động lý luận ở nước ta

    13/03/2006GS. Trần NhâmĐổi mới hoạt động lý luận, trước tiên là đổi mới tư duy triết học, đổi mới phương pháp học tập, giảng dạy và nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin với ba bộ phận cấu thành của nó...
  • Đổi mới trước hết là tôn trọng và cũng là bổ sung các nguyên lý của triết học Mác

    08/12/2005GS. Dương Phú Hiệp... chúng ta cần đánh giá, nhận thức về các nguyên lý của triết học Mác để xem chúng ta đã "trung thành" với các nguyên lý đó như thế nào. Có thể nói rằng trong những năm qua đã xảy ra nghịch lý: một mặt chúng ta nói rất hay về CNDV, về phép biện chứng của Mác, nhưng mặt khác trong tư tưởng và trong hành động lại biếu hiện rất rõ CNDT và phép siêu hình....
  • Triết học và cuộc sống

    07/09/2005Lê ThiTrước đây, C.Mác đã nói: "Vũ khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học" (1). Vấn đề đặt ra cho chúng ta ngày nay là làm sao cho triết học Mác - Lênin thật sự trở thành vũ khí tinh thần của nhân dân...
  • Về chức năng dự báo triết học

    24/08/2005Nguyễn Tiến DũngSự đối chiếu lịch sử triết học với lịch sử khoa học tự nhiên cho phép khắng định rằng triết học có những khả năng dự báo trong nghiên cứu khoa học bởi vì nó có thể đưa ra trước những cấu trúc phạm trù sẽ là cần thiết cho sự phát triển không ngừng của khoa học...
  • Đổi mới tư duy

    21/07/2005Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học HarvardXin giới thiệu với quý độc giả bài viết với cách nhìn mới mẻ và toàn diện về đổi mới tư duy của Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học Harvard.
  • Các quy luật phát triển của các hệ thống kỹ thuật

    19/04/2005Phan DũngThực tế cho thấy, người ta chỉ có thể chủ động thu được các kết quả ở một lĩnh vực nào đó bằng cách phát hiện, nắm vững và vận dụng tốt các quy luật chi phối lĩnh vực đó. Những việc làm trái quy luật chắc chắn dẫn đến thất bại, phải trả giá đắt, và nhiều khi để lại những hậu quả xấu, khó khắc phục. Nhà sáng chế, nếu sử dụng tốt các quy luật phát triển của các hệ kỹ thuật sẽ định hướng qua trình suy nghĩ sáng tạo, phát hiện và giải một cách có ý thức các bài toán, đưa ra sáng chế có triển vọng áp dụng lớn...
  • xem toàn bộ