Cách phong giáo sư lâu nay sinh ra bệnh háo danh

09:20 SA @ Thứ Hai - 10 Tháng Năm, 2010

Thực trạng nhiệm vụ và chế độ chính sách đối với giáo sư, phó giáo sư (GS-PGS) ở ĐHQG TPHCM không nằm ngoài thực trạng nhiệm vụ và chế độ chính sách đối với GS-PGS ở VN nói chung. Mà thực trạng đó, đến lượt mình, bị quy định bởi những nhược điểm và hạn chế của một nền văn hoá gốc nông nghiệp điển hình.

Những “ông quan” giáo sư

Hạn chế lớn thứ nhất của một nền văn hoá nông nghiệp điển hình là chất âm tính, trọng tĩnh, chỉ cần ổn định chứ không cần phát triển. Vì vậy VN không có truyền thống khoa học. VN truyền thống chỉ quan tâm đào tạo người làm quan, làm công chức.

Nền đại học VN theo phong cách phương Tây có từ thời Pháp và phát triển sau năm 1945, nhưng mãi đến năm 1976 mới có quyết định hình thành hệ thống chức vụ khoa học [Quyết định 162/CP-1976], và đến năm 1977 mới có quyết định về việc công nhận chức vụ GS và PGS [Quyết định 271-CP 1977].

Hạn chế lớn thứ hai của một nền văn hoá nông nghiệp điển hình là tư duy tiểu nông thiếu tầm nhìn xa nên làm việc thiếu kế hoạch. Vì vậy mà công nhận chức vụ khoa học từ năm 1977 nhưng mãi 12 năm sau mới thành lập Hội đồng xét duyệt học vị và chức danh khoa học Nhà nước bằng một Nghị định với 7 điều rất sơ sài [Nghị định 153 - HĐBT 1989]. Trong suốt hơn 10 năm Hội đồng làm việc thiếu kế hoạch, năm xét phong năm không. Phải đợi tiếp 12 năm nữa mới có một Nghị định quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh GS và PGS [Nghị định 20-CP 2001].

Hạn chế lớn thứ ba của một nền văn hoá nông nghiệp điển hình là do tư duy tổng hợp chung chung nên làm việc gì cũng đại khái, thiếu quy trình bài bản cụ thể. Vì vậy mà hình thành hệ thống chức vụ khoa học từ năm 1976 nhưng phải đợi 25 năm sau mới có quy định về tiêu chuẩn chức danh GS-PGS [Nghị định 20-CP 2001]. Và phải chờ tiếp 7 năm nữa đến Quyết đinh 174-2008 mới có một điều quy định về nhiệm vụ của GS và PGS, còn quyền của GS-PGS (điều 6) thì hết sức sơ sài, chế độ chính sách thì hoàn toàn không có (HĐCDGS NN đưa ra thảo luận và đế xuất từ năm 2004 nhưng không được thông qua).

Hạn chế lớn thứ tư của một nền văn hoá nông nghiệp điển hình là thói quen trọng danh hơn thực, trọng danh hơn lợi. Mặt tốt của nó là tạo ra một truyền thống lâu đời coi trọng giới khoa bảng và những người có bằng cấp cao (Muốn sang phải bắc cầu kiều..; Nhất tự vi sư...). Nhưng cũng chính nó là nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại dai dẳng của quan niệm phổ biến coi GS là một thứ “hàm” kiểu như những phẩm hàm phong kiến thời xưa.

Học hàm là danh hiệu trong hệ thống giáo dục và đào tạo được một tổ chức có quyền hạn nào đó phong (tặng) cho một người làm công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu. Sau này đổi sang gọi là “chức danh khoa học” nhưng cách hiểu vẫn không thay đổi là bao. Chức danh là chức phận về danh tính của một người được xã hội công nhận, vì vậy mà khái niệm “cử nhân” nếu so với thạc sĩ, tiến sĩ thì là học vị, còn nếu so với bác sĩ, dược sĩ, kiến trúc sư thì là chức danh.

Chính vì coi GS là phẩm hàm, danh hiệu nên Nghị định 20-CP năm 2001 tuy nói đến “bổ nhiệm chức danh” nhưng trên thực tế thì trong suốt 8 năm chỉ dừng lại ở việc “xét công nhận [= phong] chức danh” mà không kèm theo bất kỳ quy định cụ thể nào về nhiệm vụ cho người được phong.

Chính vì chỉ công nhận và phong danh và thiếu quy định về nhiệm vụ nên quan niệm và cách làm này đã sản sinh ra căn bệnh “háo danh”, tệ nạn khệnh khạng bằng cấp, và thực trạng có một bộ phận “danh hão”, tạo ra vô số những ông “quan giáo sư” như các giáo sư Hoàng Xuân Sính và Hoàng Tụy từng nói [Hoàng Xuân Sính 2008; Hoàng Tụy 2009]. Cũng chính do truyền thống “háo danh” và căn bệnh “cào bằng” của văn hoá nông nghiệp này mà một thời (những năm 1990) ở Việt Nam đã đẻ ra tên gọi “giáo sư II” để gọi các phó giáo sư”!

Có danh mà không có thực

Do chỉ quan tâm đến danh mà không lo chế độ chính sách nên quan niệm và cách làm này đã dẫn đến thực trạng của GS-PGS VN là thu nhập từ trường đại học nơi mình làm việc không đủ đảm bảo đời sống của bản thân và gia đình; việc trả lương nặng về chủ nghĩa bình quân, không phản ánh đúng và chưa tương xứng với năng lực và kết quả làm việc của mỗi GS-PGS (mức lương trung bình dành cho GS như những giảng viên hàng đầu của các nước là 5.318 USD/tháng, trong khi đó, mức lương trung bình của GS VN vào năm 2008 là 200 USD/tháng, thuộc diện thấp nhất thế giới-so với lương trung bình của GS ở Châu Á là 1.000 USD).

Thêm vào đó và cũng một phần do đó mà môi trường làm việc chưa tốt, điều kiện làm việc thiếu thốn, nề nếp kỷ cương bị buông lỏng, v.v... khiến cho ở một số nơi, hàng loạt cán bộ có bằng cấp, năng lực nghỉ việc ở các cơ quan nhà nước để ra làm ngoài. Sinh viên giỏi tốt nghiệp không muốn ở lại trường giảng dạy mà chỉ thích đi làm cho công ty nước ngoài!

Rõ ràng, muốn thay đổi bộ mặt của nền khoa học và giáo dục VN thì một trong những công việc quan trọng là phải sử dụng một cách hiệu quả đội ngũ GS-PGS. Mà muốn nâng cao được hiệu quả đội ngũ GS-PGS thì phải thay đổi về cơ bản quan niệm và cách thức sử dụng họ.

Việc “bổ nhiệm chức danh GS-PGS” theo Quyết định 174-2008 mà VN đang tiến hành chính là một bước tiến quan trọng. Tuy nhiên, việc làm này chỉ có thể được thực hiện một cách thực sự hiệu quả nếu có quy định về nhiệm vụ hợp lý và rõ ràng, kèm theo chế độ chính sách về môi trường làm việc và đãi ngộ thoả đáng.

Tại các Hội thảo ở Hà Nội và TPHCM bàn về chế độ chính sách sử dụng hiệu quả đội ngũ GS-PGS, nhiều ý kiến đề xuất rằng các GS-PGS sau khi được phong chức danh phải tham gia đào tạo đại học và sau ĐH, bồi dưỡng cán bộ khoa học trẻ, xây dựng và đổi mới chương trình đào tạo, tổ chức nghiên cứu khoa học...

GS trong 3 năm sau khi được công nhận phải viết sách chuyên khảo hoặc giáo trình, sách tham khảo về lĩnh vực chuyên môn của mình, trong 2 năm sau khi được công nhận phải chủ trì ít nhất một đề tài NCKH cấp bộ trở lên...

Như vậy, rõ ràng là trong hoàn cảnh những đặc điểm của văn hoá VN hiện nay, việc quy định mang tính định lượng chặt chẽ để dễ quản lý và thi hành là thật sự cần thiết.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giáo sư Hoàng Tụy: Giáo dục không thể đổi mới vụn vặt

    16/07/2019GS Hoàng TụyCăn nhà GD đã cũ nát…nhưng cứ loay hoay nay cơi nới chỗ này, mai sửa chữa chỗ kia, rốt cuộc thành ra căn nhà “dị dạng” chẳng ai muốn ở. Gia đình nào có khả năng đều tìm cách gửi con em ra nước ngoài để “chạy trốn” GD trong nước - GS Hoàng Tụy
  • Giáo sư không phải "giá trị quốc gia"

    28/03/2018GS Hoàng TụyGS, PGS là 1 nhiệm vụ ở cơ sở ĐH cụ thể, chứ đâu phải "giá trị quốc gia" đến mức phải để Bộ trưởng GD-ĐT bổ nhiệm?". GS Hoàng Tụy thất vọng khi cầm trên tay bản quy định mới về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm GS, PGS ban hành ngày 31/12/2008. Trao đổi với VietNamNet, ông cho rằng đây là "cải tiến nửa vời, có nhiều điều không hợp lý, không hiệu quả".
  • Tôi vẫn giữ được sự thưa thầy

    25/11/2016Nguyễn Trần Bạt... chỉ có những thầy cô giáo gợi cho ông những "sự cao thượng, sự cao quý đẹp đẽ của họ, đấy là tấm gương gợi cho tôi về đức hạnh về trí tuệ, và sự chân thật"...
  • Trả lương giáo sư thế nào?

    11/01/2010TS Nguyễn Ngọc ĐiệnBây giờ mà đặt vấn đề làm thế nào để giáo sư đại học đủ sống, thì có vẻ hơi kỳ cục. Phải thừa nhận rằng dù chưa sánh được với đồng nghiệp ở các nước giàu có như Mỹ, Nhật hay châu Âu, cuộc sống hiện nay của giáo sư đại học trong trường hợp điển hình ở Việt Nam không đến nỗi nào, nếu không muốn nói là khấm khá, so với bản thân nhiều năm trước cũng như so với các tầng lớp khác trong xã hội.
  • Thầy đồ Việt và giáo sư Tây

    30/12/2009Hiệu Minh"Văn hóa thầy đồ" là thầy nói trò nghe. Nói sai cũng phải nghe, thầy làm ẩu cũng phải im. "Văn hóa giáo sư" thời hội nhập là thầy biết nói và cả biết nghe xem điều mình dạy có được học sinh quan tâm hay thích thú. "Trò đánh giá thầy" giúp tiến tới nền giáo dục hiện đại.
  • GS Ngô Bảo Châu và Bổ đề cơ bản Langlands

    14/12/2009Hàm ChâuTháng 12/2009, tạp chí Time (Mỹ), một tạp chí có uy tín quốc tế, đã xếp công trình toán học Bổ đề cơ bản của GS Ngô Bảo Châu thứ 7 trong số 10 khám phá khoa học nổi bật trên thế giới năm 2009. Công trình ấy được công bố năm 2007, sau đó, được giới toán học thế giới kiểm tra, phản biện, rồi công nhận vào năm 2009.
  • 80% giáo sư Việt chưa xứng tầm quốc tế

    03/12/2009Nguyễn Văn TuấnỞ Việt Nam, có nhiều người mang chức danh giáo sư và phó giáo sư không có liên quan đến một trường nào, vì chức danh này là một phẩm hàm. Như những năm trước, một số lớn những người được tiến phong chức danh GS/PGS là những người làm việc hành chính, quản lí, không liên quan gì đến giảng dạy đại học (ĐH) hay làm nghiên cứu khoa học (NCKH).
  • Những lời tâm huyết cho Giáo dục của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng

    20/11/2009Thu Hằng (thực hiện)Hơn 50 năm dạy học, từng có nhiều ý kiến tâm huyết với ngành giáo dục nước nhà, GS - TS Nguyễn Lân Dũng dành cho TT&VH Cuối tuần cuộc trò chuyện cởi mở tại nhà riêng dù ông đang trong thời gian tham dự Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XII...
  • Quan niệm về trí thức và vị trí của trí thức với sự phát triển xã hội

    03/08/2009Đất nước đang tiến vào tương lai trong thời đại loài người tăng tốc chia sẻ nguồn tài nguyên tri thức bằng sự phát triển vũ bão của CNTT, truyền thông, thế giới Internet kỳ diệu. Quốc gia nào cũng khao khát làm chủ nền kinh tế tri thức mới. Vai trò và trách nhiệm của trí thức ngày càng trở nên quan trọng, thúc bách. Chungta.com xin trân trọng giới thiệu chủ điểm về Người Trí Thức, tổng hợp lại các bài nghiên cứu hoặc tranh luận nhằm tạo ra một góc nhìn đa diện, nhiều chiều về chân dung người trí thức nói chung và vai trò, vị trí của họ đối với sự phát triển của cộng đồng, xã hội, quốc gia, dân tộc.
  • Chế độ xã hội với trí thức

    03/07/2009Nguyễn Ngọc LanhMỗi chế độ xã hội đều có tầng lớp lao động trí óc của mình với tiêu chuẩn và tên gọi riêng. Nói một cách danh chính và chặt chẽ, trí thức đúng nghĩa chỉ xuất hiện trong những xã hội đã có dân chủ, tự do; nhất là tự do báo chí. Cách mạng tư sản Pháp thành công năm 1789, nhưng hơn một thế kỷ sau mới ra đời từ trí thức; chính là vì phải đợi cho tự do, dân chủ phát triển đạt yêu cầu. Nhưng ở thế kỷ XX, nhiều nước châu Á tuy rất nặng căn phong kiến mà chỉ cần vài thập niên đã có đủ dân chủ, tự do để trí thức “đúng nghĩa” xuất hiện. Thế ký XXI hẳn phải nhanh hơn nữa.
  • Hành xử của trí thức dưới chế độ cũ

    05/05/2009GS - Nhà giáo nhân dân, Nguyễn Ngọc LanhChế độ phong kiến (và trước nữa) mọc lên từ nền văn minh nông nghiệp, trải hàng chục ngàn năm, nay đã hết vai trò lịch sử khi loài người chuyển sang nền văn minh công nghiệp dành cho một chế độ mới. Do quá trình tàn lụi kéo dài hàng thế kỷ, chế độ cũ vẫn để lại những tàn dư, biến tướng, kể cả trá hình, nhất là ở phương Đông. Đó là nơi chế độ phong kiến tồn tại quá lâu, hơn nữa nó bị lật đổ không phải bằng sự lớn mạnh của giai cấp tư sản, do vậy sự xoá bỏ khó mà triệt để - nhất là xoá bỏ nền kinh tế tiểu nông: nơi sản sinh và nuôi dưỡng ý thức hệ phong kiến.
  • Khoa học "rởm" và căn bệnh hiếu danh

    17/03/2008Trần Ngọc TrungChức danh giáo sư là một danh hiệu cao quý, do nhà nước phong tặng, thể hiện sự ghi nhận những thành quả và cống hiến to lớn đối với nhà khoa học nào đó trên từng lĩnh vực cụ thể. Người được phong chức danh giáo sư cũng thường được xã hội đề cao, coi trọng. Trong các hội thảo, trên giảng đường..., sự xuất hiện của một giáo sư luôn được đón nhận với niềm hứng khởi và lòng kính trọng...
  • 45 năm dạy học và mối bận lòng về giáo dục

    04/12/2003GS-TS. Dương Thiệu Tống dạy trung học từ năm 1945, rồi du học ở Anh lấy bằng cử nhân, sang Mỹ lấy bằng thạc sĩ, cuối cùng đậu tiến sĩ giáo dục ở ĐH Columbia của Mỹ. Hiện ở tuổi 80, GS vẫn một niềm say mê nghiên cứu và viết sách về giáo dục...
  • “Bê tráp theo thầy” và làm khoa học “dỏm”!

    11/11/2003Xưa nay, chuyện học trò tự hào vì được theo học thầy giỏi, thầy tự hào vì đào tạo được học trò tài cao cũng là chuyện thường tình. Nhưng dẫu sao thì không phải học trò yêu nào cũng được thầy trao cho “ấn tín” để có thể nối nghiệp.
  • xem toàn bộ