Bức thư Phan Châu Trinh gửi Phan Văn Trường

10:29 SA @ Thứ Ba - 17 Tháng Chín, 2013
Castres, ngày 11-4-1923

Kính thăm anh,

Tôi vừa nhận được thư anh hôm mồng 9 vừa qua. Trong thư này anh giải thích cho tôi những tư tưởng ấy không những không phù hợp với sự suy nghĩ của tôi mà còn là hoàn toàn đối lập. Nếu sự việc được như anh nói thì rất hay, vậy anh phải viết ngay về Đông dương để cho người ta hiểu anh, bởi vì lúc này ở bên đó, người ta chỉ nghe nói là anh viết sách để ca ngợi “luật lệ cũ kĩ của chúng ta” 1). Làm khác đi sẽ phạm một sai lầm to lớn và đưa đến sự cấm đoán 2) không cho người An nam đọc các sách của anh, còn làm như vậy có thể là cung cấp lý do để họ giữ nguyên bộ luật cũ.

Ở nước ta, ít lâu nay, tuy đã có những sinh viên đậu Tiến sĩ luật, đã bảo vệ luận văn, nhưng đã chẳng làm nên lợi ích gì. Cuốn sách của anh ra đời, nếu người ta không dám đọc nó thì có nên thừa nhận rằng nó là vô bổ không?

Anh hỏi ý kiến tôi, nên tôi chỉ nói qua loa thôi, nhưng sao ta không dành vấn đề này để xem xét trong cuộc trà đàm3)? (Phan Chu Trinh gạch dưới)

Còn về bài thơ mà tôi đã gửi cho Nguyễn Aí Quốc, tôi đã biết trước ngay từ ở đây là nó chẳng được ai đồng tình, tuy nhiên, tôi không khi nào lại nghĩ rằng tất cả các anh lại ngu ngốc đến mức đọc nó mà chẳng hiểu nghĩa, và vì vậy anh đã nói về nó một cách thô lỗ như vậy.

Đây là nội dung bài thơ:

Trong Triển lãm ở Marseille, vài đồng bào 4) tự cho là “tiến bộ kiểu Âu châu” đã có can đảm(!)đến thăm tôi. Họ nói với tôi rằng ở bên ta có nhiều báo Quốc ngữ, nhưng khổ thay Chủ bút các tờ báo này chỉ là những nhà nho Âu hoá, quá “kém cỏi”, chỉ toàn viết những chuyện vô bổ. Họ yêu cầu tôi viết một cái gì đó để họ cho đăng khi họ về nước trên một tờ báo chữ Quốc ngữ. Theo tinh thần ấy, tôi mới làm bài thơ này. Nhưng họ đã nói rằng tôi đã dùng ngôn ngữ quá mạnh như thế thì sợ người Pháp không cho phép đăng; và để tránh mọi sự phê phán, tôi đã chữa đi chữa lại bài này nhiều lần. Tuy vậy, họ vẫn không dám mang về.

Như thế, tôi đã chán chuyện này; và từ 5 hay 6 tháng nay, tôi xếp bài viết vào xó tủ và khi viết cho Nguyễn Ái Quốc, nhân thể tôi nói về chuyện này, người bạn của chúng ta bào tôi gửi cho anh ta bài đó. Tôi đã làm theo ý của anh ta.

Tôi thừa hiểu là bài này viết cho công chúng An nam ở bên ấy (Đông dương) chứ không phải cho người Pháp. Còn đối với người Nam ở bên này, không ai có đủ chữ Quốc ngữ đê đọc và đoán được ý nghĩa bài đó. (Do Phan Chu Trinh gạch dưới)

Trong bản thảo này, tôi nêu nhiều về chính sách hoà giải và có sự phê bình cả hai phe 5), chẳng ưa phe nào hơn, nhưng thực ra, đó là lời kêu gọi đồng bào còn mê ngủ nhằm để chỉ cho họ biết cái gì là xấu xa trong người họ để họ sửa chữa, nhằm tìm ra con đường chân chính mà theo, dạy họ đừng nịnh bợ kẻ mạnh, và đừng tự kiêu một cách ngu ngốc và vô ích, đoạn tôi nói một cách khiêm tốn về chúng ta là nhằm để người Pháp dễ cho phép đăng.

Đó là tư tưởng đã chủ đạo việc biên tập.

Xét về xu hướng và tâm trạng, nếu căn cứ vào trình độ trí tuệ trung bình của các dân tộc châu Âu và châu Á vào lúc này thì thực ra bài này ít có giá trị. Nhưng nếu xem xét xu hướng của các dân tộc An nam thì bài báo này phù hợp với trình độ trí tuệ trung bình của đồng bào ta. Tôi không thuộc vào hạng người khoe khoang. Nòi giống chúng ta còn ngu muội lắm mà lại hay khoác lác không ai bằng. Không thấy ai ở bên ta có đủ lòng tốt để đi tìm và chỉ ra cho đồng bào con đường tốt đẹp. Chính cũng vì cái lòng kiêu ngạo này mà mất độc lập từ năm sáu mươi năm nay, và học theo kiểu Âu từ 20 năm mà vẫn chưa tìm được người nào viết được để làm cho người Pháp biết giá trị những người của dòng giống ta và biết họ mong muốn gì.

Khốn khổ thay khi nghĩ rằng con cháu dòng giống An-Nam chúng ta thích đọc, nói và viết chữ Nho và chữ Pháp và coi nhẹ ngôn ngữ cha ông ta đã hai hay ba ngàn năm nay.

Chúng không chịu ra sức học tập tiếng mẹ đẻ; và chỉ dùng để nói “cái quần, manh áo, khúc cá, lưng cơm” đủ để hiểu nhau. Khi chúng muốn diễn tả chính xác ý nghĩ của chúng, làm một cuốn sách, viết một lá thư, thì chúng phải dùng ngôn ngữ nước khác. Không tính đến vấn đề là sử dụng ngôn ngữ của các nước đã lạm dụng sức mạnh của họ thì họ sẽ bắt các anh phải qùy gối cúi đầu dưới cái ách của họ. Xưa người ta bắt chúng ta học chữ Nho thì nay người ta bắt chúng ta học chữ Pháp !

Còn khuyên dùng tiếng Anh hay tiếng Đức thì có nguy cơ gì đâu !

Vì sự dốt nát của các anh như vậy, lại thêm việc các anh không thích viết (để) bảo Chủ bút giải thích hai từ này mà lại chế diễu hỗn xược, nên rất hợp lô gích là tôi đã không trả lời. Nhưng tôi không thể cam chịu thấy mình không được người ta hiểu, nên tôi muốn nói qua điều đó để các anh hiểu tôi. Về thực chất, ý chính của bài báo là như sau:

Xưa kia nước Nam là một nước lớn, và chính vì nó đã theo và bắt chước các sai lầm của nước Tàu mà nó mất độc lập, điều đó là có thật và không thể che dấu. Nước Tàu, Triều tiên và nước chúng ta đã suy sụp từ đời Tống và Minh bởi vì chúng ta đã phạm sai lầm lớn là theo văn hoá đạo Khổng. Nước Tàu và Triều tiên từ 30 năm nay đã thấu hiểu cái sai của họ, đã cố gắng để tự giải thoát. Tuy bệnh của họ chưa khỏi hẳn nhưng sức khỏe các nước này đã được cải thiện rõ. Chỉ có riêng nước ta là còn ở trong trạng thái mê ngủ và ngu dốt đến mức mà cho đến bây giờ vẫn còn có người cúi đầu và chưa có ý thức về bản thân mình, và một số cá nhân hiếm hoi có một chút đầu óc và có học thì lại kiêu căng.

Mất độc lập là một điều đau đớn nhưng khi xét các nguyên nhân, ta phải thừa nhận là do chúng ta ngu si vì vậy mà chúng ta phải chịu đựng đủ thứ, phải bò hết mọi ý thức hận thù, chúng ta nhờ người Âu châu làm thầy, chúng ta chấp nhận làm học trò, chúng ta cũng phải chấp nhận sự khốn cùng và chịu câm miệng để bắt đầu cái sai là bắt chước một nền văn minh nước ngoài.

Chúng ta ở trong cành khốn quẫn như thế nào do sự dối trá của người Pháp? Ở châu Á trong lúc mọi dân tộc đang trên đường giải phóng thì chúng ta chìm đắm trong ngu si. Dù ngày mai có bão tố, trận mạc, đấu tranh giữa các nước, dù người Pháp có bị thua thì các ông thầy hiện nay của chúng ta chỉ đơn giản ra đi từ nước chúng ta và tên đầy tớ đáng thương đang ngủ mê này sẽ chuyển từ tay người này sang tay kẻ khác.

Điều đó là để giảng giải cho anh thấy cách sử dụng trong bài của tôi từ thầy và từ tớ là mô tả hiện trạng tồn tại hiện nay, chứ không có nghĩa là chúng ta chấp nhận họ làm thầy và tuyên bố ta là đầy tớ của họ ! Những chữ của các đoạn này có thể làm nhiều người nhầm lẫn, bởi vì theo cách viêt của người An nam thì có chữ “thầy” (ông chủ) và “tớ” (người ở) và chữ thầy (dạy học) và trò (đồ đệ). Các từ này viết khác nhau (theo chữ Nho) nhưng phát âm gần giống nhau. Đối với những ai không hiểu nghĩa thì dễ nhầm lẫn. Họ xem trong câu trên đây ở đoạn “chắc chắn là họ theo thầy dạy họ”, trong đấy chữ “thầy” là chỉ “thầy giáo” (dùng trong mối quan hệ “thầy trò”).

Thực ra khi đọc tiếp đoạn sau, đoạn nói về triển lãm, thì người ta thấy ngay là tôi nói một cách khinh miệt, rằng tôi không bao giờ công nhận họ coi chúng ta như đầy tớ.

Tôi nói điều đó chỉ lướt qua thôi, cón về thực chất tư tưởng của tôi thì cả anh, cả Ái Quốc không hiểu được. Tôi giả thiết và tôi cũng chắc chắn rằng với học vấn như anh, những người thuộc một gia đình ngu dốt có thể trở thành “hiền nhân”, nhưng tôi cho rằng những kẻ tự cho mình là “hiền nhân” lại là kẻ ngu ngốc 6).

(Sau khi phân tích dài về những bất đồng của ông với các nhận xét của Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Thế Truyền, Phan Chu Trinh đã kết thúc bằng câu)

Hãy cho Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Thế Truyền xem bức thư này.

Cuối thư xin chúc anh mạnh khỏe.

(Chữ ký)
PHAN CHU TRINH

Nguồn: lấy từ cháu ngoại Phan Chu Trinh, bà Lê Thị Kính sinh sống tại Pháp.

Chú thích:

1)Ý nói Luật Gia Long
2) Ám chỉ bởi người Pháp
3)Phan Văn Trường có lẽ đã báo cáo cho Phan Châu Trinh là sẽ đi Toulouse và Castres trong thời gian tới
4)Có thể là Phạm Quỳnh, chủ bút báo Nam Phong và Nguyễn Văn Vĩnh chủ bút báo Trung Bắc Tân Văn
5)Nói về phía chính phủ thuộc địa và phía người Việt Nam
6) Ám chỉ biệt danh của ông Trường trong nhóm là "Thánh", có lúc ông Trường đã ký là "Thánh nhơn"
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bài “Chi bằng học“ – tư tưởng chủ đạo của Phan Châu Trinh trong sự nghiệp Duy Tân đất nước

    03/09/2015GS. Vũ Ngọc KhánhĐi sâu vào tư tưởng và học thuật, ông còn được đánh giá, được phát hiện ở nhiều lĩnh vực. Sau khi ông mất, hàng năm trên tờ Tiếng Dân, Huỳnh Thúc Kháng đã đều đặn làm lễ tưởng niệm ngày 24-3, đăng ảnh ông rất trang trọng, gọi đó là kỷ niệm ngày mất cụ Tây Hồ. Số báo nào, ông Huỳnh cũng trích một câu nói của Phan Châu Trinh - Tri Bằng Học - xem như một lời danh ngôn...
  • Người tạo nên vụ Big Bang 80 năm trước ở Sài Gòn

    27/03/2020Nguyên NgọcNgày 24/3 này, chúng ta có một kỷ niệm lớn: 80 năm ngày mất của Phan Châu Trinh, và sau đó mấy hôm, ngày 4/4, kỷ niệm 80 năm đám tang vĩ đại của ông, mà Nguyễn Ái Quốc trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản hồi ấy đã viết là "trong lịch sử người An Nam chưa hề được chứng kiến một sự kiện to lớn như vậy bao giờ"...
  • Phan Châu Trinh - cuộc đời và sự nghiệp

    23/03/2018Đinh Xuân LâmPhan Châu Trinh là một nhân vật lịch sử tiêu biểu trong phong trào cách mạng Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX. Trong dịp dâng hương tưởng niệm 80 năm ngày mất của cụ, thiết tưởng việc ôn lại cuộc đời và sự nghiệp Phan Châu Trinh để rút ra những bài học cho hôm nay cũng là một việc làm cần thiết và bổ ích...
  • Thử nhìn lại vị trí của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong hành trình dân tộc vào thế kỷ XX

    26/12/2017Vĩnh Sính“Khi Pháp mới đến Đông Dương, nước An Nam đã chín muồi trong tình cảnh nô lệ”! Trong hoàn cảnh đất nước bi đát như thế, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là hai sĩ phu, hai bậc đại hào kiệt đi hàng đầu trong vận động giành lại độc lập dân tộc vào giai đoạn giao thời 25 năm đầu thế kỷ XX. Tuy cùng chung hoài bão cứu nước, lập trường của hai nhà chí sĩ họ Phan trên một số vấn đề căn bản của đất nước lại rất khác nhau, thậm chí có khi tương phản...
  • Phan Châu Trinh *)

    22/03/2016Nhà văn Thiếu SơnCụ sống vỏn vẹn có 54 năm nhưng đời cụ ngang tàng, phong phú mà những người sống lâu hơn cụ không thể nào có được. Bởi vị cụ đã gắn liền đời cụ vào đời sống của đất nước quê hương. Cụ là ở những số nhân vật lịch sử nếu không phải là những người làm nên lịch sử...
  • Phan Châu Trinh và lòng tin vào sức mạnh của tri thức văn hóa

    17/03/2016Nguyên NgọcNgày 24/3 vừa qua, chúng ta có một kỷ niệm lớn: 80 năm ngày mất của Phan Châu Trinh và sau đó mấy hôm, ngày 4/4 kỷ niệm 80 năm đám tang vĩ đại của ông mà Nguyễn Ái Quốc trong báo cáo gửi Quốc tế cộng sản hồi đó đã viết: “trong lịch sử người An nam chưa hề được chứng kiến một sự kiện to lớn như vậy bao giờ”...
  • Phan Châu Trinh và sự thức tỉnh dân tộc thế kỷ XX

    03/11/2015Đỗ Hòa HớiVề Phan Châu Trinh, trước đây đã có nhiều người nghiên cứu, nhất là về vai trò, vị trí của ông đối với phong trào cách mạng đầu thế kỷ. Tuy nhiên, do phương pháp, trình độ nhận thức, cững như do hạn chế về tư liệu mà sự đánh giá về ông cũng có nhiều điểm chưa thỏa đáng. Vấn đề Phan Châu Trinh trong điều kiện cho phép hiện nay đặt ra trước các nhà nghiên cứu nhiều khía cạnh mới mẻ. Trong bài viết này tác giả cố gắng tìm hiểu những đóng góp của ông vào sự thức tỉnh dân tộc đầu thế kỷ XX như là một thử nghiệm, một sự lựa chọn con đường phát triển cho dân tộc...
  • Tư tưởng lập hiến của Phan Châu Trinh

    17/04/2015Phan Đăng Thanh"Còn như theo cái chủ nghĩa dân trị thì tự quốc dân lập ra Hiến pháp, luật lệ, đặt ra các cơ quan để lo chung cho mọi người... ". Tư tưởng lập hiến tiến bộ của Phan Chu Trinh được tác giả trình bày khá đầy đủ, cụ thể trong bài viết này.
  • Tư tưởng canh tân sáng tạo nền văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX của chí sĩ Phan Châu Trinh

    26/09/2014Đỗ Hòa HớiVới sự nghiệp đổi mới, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa và hiện đại hóa văn hóa dân tộc đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Qua tìm hiểu chí sĩ Phan Châu Trinh, chúng tôi thấy ông là một tấm gương mạnh dạn canh tân và sáng tạo nền văn hóa dân tộc vào thời điểm đầu thế kỷ XX.
  • Phan Châu Trinh và công cuộc ly khai văn hóa Hán tộc

    24/03/2014Trần Gia PhụngĐể mở đầu cuộc khai dân trí nhằm chấn dân khí và hậu dân sinh, đầu tiên Phan Châu Trinh vận động từ bỏ “cái học cũ”. Muốn từ bỏ “cái học cũ”, việc đầu tiên Phan Châu Trinh chủ trương là bãi bỏ việc học chữ Hán, và bãi bỏ việc dùng chữ Hán, đồng thời từ bỏ luôn thi cử Hán học...
  • “Phan Châu Trinh hiện đại một cách lạ lùng!”

    24/03/2014Anh Kiệt thực hiệnNgay trong lúc bị thực dân Pháp cai trị, một quốc tang độc nhất vô nhị được nhân dân cả nước đồng loạt tổ chức. Học sinh bãi khóa, tiểu thương bãi thị, 100.000 người Sài Gòn xuống đường đưa tang...
  • Cuộc hội ngộ 5 nhân vật phi thường ở Mác-xây

    25/06/2011Bùi Quang Minh (giới thiệu)... đây là một tư liệu lịch sử hiếm có về nhiều nhân vật tầm cỡ lập nước có giao thoa sự nghiệp (hội ngộ tại một thời điểm) mà chúng ta vẫn còn rất thiếu thốn tư liệu về họ, và chưa được tổ chức nghiên cứu và đánh giá chu đáo, đầy đủ, công khai... Mặt khác qua tư liệu duy nhất này, bậc tiền bối còn để lại nhiều thông điệp quan trọng cho hậu thế... Chúng ta được chứng kiến các đường lối cứu nước, thực thi cách mạng Việt Nam gần 100 năm trước do các nhân vật lịch sử đưa ra bàn bạc, cọ xát, suy xét vì lợi ích của dân tộc ra sao.
  • Diễn từ tại lễ trao giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh

    27/03/2010Dịch giả Phạm Vĩnh CưTrong sáng tác của Soloviev và của nhiều nhà tư tưởng Âu – Mỹ lỗi lạc khác, có thể tìm thấy nhiều chỉ dẫn và gợi mở quý báu cho sự phát triển cá nhân, cho sự điều hành quan hệ, giải quyết những mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, chính vì thế mà việc dịch thuật và quảng bá những trước tác của họ rất đáng được xã hội và nhà nước Việt Nam cổ lệ và trợ giúp, vì lợi ích trước mắt và lâu dài của đất nước và dân tộc.
  • Tân văn - Tân thư và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng yêu nước ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

    07/11/2006PGS, TS Lê Thanh BìnhTân thư góp phần giúp cho trí thức Việt Nam tiêu biểu thời đó học được phương pháp mà sau này người ta thường gọi là: “Tự thức tỉnh, tự phê phán" để nhìn nhận rõ các ưu khuyết, nhất là các nhược điểm trầm trọng của chính tầng lớp mình, của nhân dân mình, dân tộc mình đặng sửa chữa, khắc phục...
  • Tính cập nhật kỳ lạ của một tư tưởng lớn

    19/07/2005Nguyên NgọcLà người đứng đầu phong trào Duy Tân, Phan Châu Trinh đã nêu ba nội dung cơ bản của phong trào duy tân: Dân trí, Dân khí, và Dân sinh. Ba nội dung đó gắn liền với nhau, nhưng như ta có thể thấy ngay trong cách sắp xếp vấn đề, chìa khoá là dân trí. Ông cho dân trí là quyết định hàng đầu...
  • xem toàn bộ