Học phí "xa bờ"

12:20 CH @ Thứ Ba - 23 Tháng Năm, 2006

Cách bờ biển nước ta khoảng 600km, bão số 1 đột ngột đổi hướng khiến ngư dân trở tay không kịp...". Từ mấy ngày qua, trên các phương tiện truyền thông cũng như các nhà chức trách đều đưa ra lý do nêu trên, để lý giải vì sao hàng trăm ngư dân bị tử nạn trong lúc bão số 1 không đổ bộ vào Việt Nam.

Lý do này không sai, nhưng chưa đủ. Chúng ta đã từng phải trả "học phí" cho những con tàu đánh bắt xa bờ không hiệu quả, với số "nợ khó đòi" lên đến hàng ngàn tỉ đồng, giờ tiếp tục trả số "học phí" của những con tàu "xa bờ" khác, nhưng ở một khía cạnh khác.

Học phí đầu tiên một phần xuất phát từ sự chủ quan của các cơ quan chức năng cũng như của ngư dân (bão đổi hướng nên chủ quan). Tuy nhiên, ở đây chúng tôi muốn đề cập một nguyên nhân khác. Với hệ thống dự báo thời tiết mang tính toàn cầu như hiện nay, thì dự báo bão là cơ bản chính xác. Bão Chanchu cũng vậy, được đài khí tượng báo ngay khi nó mới xuất hiện phía đông Philippines. Thế nhưng vì sao hàng trăm tàu đánh cá xa bờ của các tỉnh miền Trung vẫn gặp nạn? Ở đây thiếu sự dự báo xa, dự báo nhiều ngày. Dự báo gần quá thì ngư dân không đủ thời gian để di chuyển.

Anh Võ Hết - một ngư dân xã Nghĩa An, huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi, người vừa thoát khỏi thần chết trong gang tấc - lý giải: "Tàu xa bờ của mình chỉ 200 mã lực trở lại, chạy với tốc độ 5 hải lý/giờ, trong khi bão thì "chạy" tốc độ 15-20km/giờ, ngư dân lại đánh bắt cách hải cảng gần nhất của nước ta cũng phải mất 70 giờ, "chạy" sao kịp bão?".

Họ "chạy" không kịp nên chọn giải pháp "tránh" khỏi luồng đi của tâm bão. Trên 200 tàu của ngư dân Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi bị bão Chanchu quăng quật tơi bời cũng là do "tránh" nhưng không kịp vì bão đổi hướng này. Nói dại miệng, nếu bây giờ mà xuất hiện thêm một "Chanchu" nữa thì số phận của hàng trăm ngư dân vừa thoát nạn còn lênh đênh trên biển sẽ không biết đâu mà lần! Cho đến trưa hôm qua (ngày 22.5), những chiếc tàu trở về đất liền vẫn còn cách Đà Nẵng 360 hải lý.

Dẫn ra những điều trên đây, không phải để "bao che" cho sự chủ quan của ngư dân, mà để thấy rằng, những bất trắc trên biển là chuyện khó lường. Đường đi của bão Chanchu là chuyện hy hữu. Vậy nên, "học phí" trước tiên của những chiếc tàu xa bờ vừa nêu là sự manh mún, nhỏ lẻ, "cò con" đã phải trả giá. Họ đi nhỏ lẻ, chỉ liên lạc với gia đình để giấu thông tin về ngư trường, nên không có sự phối hợp ứng cứu nhau kịp thời. Hình thành những tập đoàn đánh cá với những con tàu hàng nghìn mã lực thì sẽ hạn chế thiệt hại. "Học phí" thứ hai là sự kém cỏi trong công tác cứu hộ. Qua liên lạc bằng máy bộ đàm với những ngư dân trên đường trở về đất liền cho thấy, toàn bộ số ngư dân được sống sót là do may mắn.

Học phí "xa bờ" sẽ còn tiếp tục phải trả, nếu như chúng ta không cải thiện các phương tiện đánh bắt và công tác cứu hộ "nóng đâu phủi đó" như hiện nay.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Muốn vươn lên, chúng ta phải vượt qua đại dương trí tuệ

    29/12/2010Lê HùngĐã từng cố vấn kinh tế cho nhiều lãnh đạo cao cấp (như cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng, cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh) nên không ngoa khi ví ông như “cuốn từ điển sống” về kinh tế Việt Nam trong 20 năm đổi mới...
  • Đất nước đang trông chờ những người cầm lái...

    03/11/2010Trường KiênĐiều gì là nguyên nhân chủ yếu làm cản trở sự phát triển của một quốc gia? Câu hỏi được đặt ra trong thời điểm mà mọi người dân Việt đang bức xúc với chuyện “tụt hậu” quá xa, quá lâu của đất nước mình. Đứng lại có nghĩa là thụt lùi - điều đó không chỉ đúng với từng cá nhân, mà còn là điều tất yếu đối với một tập thể, một cộng đồng, một đất nước...
  • Khắc phục chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí

    03/11/2010Nguyễn Thế NghĩaĐể thực hiện sự nghiệp đổi mới, một nguyên tắc hết sức quan trọng - nguyên tắc nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật và rút ra bài học kinh nghiệm bổ ích "xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan"...
  • Ra biển, phải bắt đầu từ bờ

    16/05/2006Hà Văn ThịnhVòng đàm phán thứ 12 Việt - Mỹ là vòng đàm phán cuối cùng để bước vào "con tàu" WTO mà Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của "thuỷ thủ đoàn" thương mại thế giới. Có thể nói, "duyên nợ" Việt - Mỹ luôn kịch tính đến phút chót...
  • Hệ sinh thái che chở chúng ta

    08/04/2006Sự vận hành của các hệ sinh thái và vai trò của tính đa dạng sinh học trong những hệ này vẫn còn là điêu bí ẩn. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng chúng cung cấp miễn phí cho loài người những dịch vụ vô giá.
  • Bù thông tin

    02/04/2006Nguyễn Vạn PhúTrong nền kinh tế thị trường lúc nào cũng có tình trạng một bên có nhiều thông tin cần thiết trong giao dịch hơn so với bên kia - gọi là thông tin bất đối xứng. Và để bù đắp vào chỗ thiếu hụt đó, bên thiếu thông tin phải được đền bù...
  • Năng lực tư duy toàn cầu

    23/03/2006TS Nguyễn Sĩ Dũng (thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng)Trong một đất nước đang xây dựng hòa bình và chủ động hội nhập, thì việc nâng cao sức chiến đấu không biết sẽ cần thiết và hữu ích đến đâu, nhưng việc nâng cao năng lực lãnh đạo đúng là một đòi hỏi hết sức cấp bách...
  • xem toàn bộ