'Bây giờ người ta không khuyến khích đọc sách nữa'

07:56 SA @ Thứ Tư - 16 Tháng Tư, 2014

Người Việt nổi tiếng ham học nhưng không ham... đọc. Nhưng chắc hẳn nhiều người vẫn không khỏi "giật mình" về con số thống kê vừa được công bố mới đây.

Trong cuộc họp báo về Ngày hội Sách và Văn hóa đọc 2013, bà Nguyễn Thị Thanh Mai - Vụ trưởng vụ Thư viện cho biết kết quả một cuộc thống kê gần đây của bộ VH-TT&DL cho thấy, so với các nước trong khu vực, tỉ lệ đọc sách của người Việt Nam khá thấp. Người Việt đọc trung bình 0,8 cuốn sách/người/năm (tức là chưa được một cuốn sách). Tỉ lệ sách bình quân đầu người tại các thư viện công cộng là 0,38 cuốn.

PV Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với GS Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Minh Triết về vấn đề này.

Con số 0,8 cuốn sách/người/năm nói lên điều gì, thưa ông?

Đó là hậu quả kép của việc không tuyên truyền, giáo dục được một nề nếp đọc sách của giới trẻ. Ngày xưa khi còn nhỏ, tôi đã thấy những người phu xe đạp xe thồ, xích lô luôn có sẵn báo ở trên tay. Cứ không có khách là họ ngồi đọc, đó là hình ảnh đẹp thể hiện văn hóa đọc. Rồi thời đi học, chúng tôi hăm hở mày mò, tìm mọi cuốn sách để đọc, hết vào thư viện rồi ra hiệu sách. Bây giờ người ta không dạy và không khuyến khích đọc nữa.

Tại sao ông lại cho rằng bây giờ người ta không khuyến khích đọc?

Thầy cô giáo chủ yếu dạy vẹt, kiểu giáo dục này bắt nguồn từ rất lâu và giờ đã ngấm rất sâu. Để lên lớp, học sinh chỉ cần học thuộc những gì thầy cô giáo đọc cho chép. Học cao hơn thì người học không cần đọc sách mà chỉ cần thuộc những câu trong giáo trình. Như thế người học không có văn hóa đọc. Đọc để làm gì khi nó chẳng dùng vào việc gì?

Vậy thực trạng này bắt nguồn từ đâu, thưa ông?

Không ít lãnh đạo được giáo dục trong một môi trường… “nhồi sọ”, ra trường làm quản lý cũng rất lười đọc thì làm sao yêu cầu được thanh niên, học sinh, sinh viên ham đọc sách? Nhiều khi tôi thấy họ dùng sách chỉ để trưng diện, trang trí. Đây là thực trạng cần công kích và phê phán. Thực trạng này cũng có "thâm niên" rồi.

Tôi thời trẻ thường được "nhắc nhở" không nên đọc nhiều, ham đọc sẽ bị kỳ thị: đọc là sách vở, lý thuyết. Nhưng không tôn trọng lý thuyết, không tôn trọng sách vở là một di họa kéo dài. Nền giáo dục không chú trọng mở rộng trí thức, mở rộng tầm nhìn, dần dần giới trẻ không có nhu cầu tìm trong sách những giá trị văn hóa và đạo đức để hoàn thiện bản thân nữa.

Bên cạnh đó, với đồng lương hiện nay của công nhân và học bổng của sinh viên thì họ không có đủ tiền để sống nói gì đến chuyện mua sách để đọc. Đây là một cái vòng luẩn quẩn. Không đọc sách không thể nâng cao dân trí, không thể nâng cao dân trí thì không có khả năng cải thiện cuộc sống, không có khả năng cải thiện cuộc sống thì không mua được sách.

Ngoài ra, một lý do lớn nữa ở đội ngũ lãnh đạo, quản lý. Một bộ phận nhỏ lãnh đạo có vấn đề về nhân cách và văn hóa trong khi đại bộ phận người lao động lương không đủ sống thì hơi đâu người ta vào thư viện đọc sách? Lãnh đạo được trả lương để làm hai việc. Một là để phục vụ xã hội chứ không phải như một số người làm “cha xã hội” như hiện nay và hai là trở thành mẫu mực cho người dân vì họ là những người chi phối toàn xã hội theo lối sống của mình. Nhưng thực chất có phải ai cũng làm được như vậy...

Theo ông, có cách nào để khắc phục tình trạng này không?

Sự suy thoái về văn hóa đọc là một nỗi lo lớn mà bây giờ phải cố gắng khắc phục. Đi sang các nước, tôi thèm cái không khí đọc của họ, lên metro họ mở sách ra đọc, trên xe bus hoặc tàu hỏa cũng thế. Xã hội mình đã có một thời kỳ cố gắng xây dựng nề nếp đọc sách nhưng sau này không hiểu sao lại dần dần loại bỏ. Đây là điều không may và không hay.


GS Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Minh Triết

Trước tiên, cần thay đổi lối dạy… “nhồi sọ”. Cách dạy này làm mất đi thói quen tư duy, sáng tạo của mỗi học sinh trong khi giáo dục và văn hóa cần khuyến khích sáng tạo và phê phán. Phê phán là so sánh để biết đúng sai, tốt xấu nhưng ở ta lại không khuyến khích phê phán mà chỉ khuyến khích vâng lời từ trên xuống, điều này khó cho lối sinh hoạt trí tuệ.

Để tạo ra một thói quen đọc sách cho giới trẻ rất công phu, cần bắt đầu từ gia đình. Một gia đình phải được đảm bảo cuộc sống, bên cạnh cơm áo gạo tiền có đủ khả năng mua sách. Đơn cử như chính sách lương hiện nay khó có thể khiến người ta ham đọc sách. Nếu từ nhỏ không có thói quen thì lớn lên khó có người nào vào thư viện, con người luôn chọn những cái tối ưu, đỡ vất vả.

Thứ nữa, thư viện của Việt Nam quá ít mà lại có một quy chế không thuận cho người đọc. Thư viện làm việc trong giờ hành chính, chủ nhật lại đóng cửa. Các thư viện nhỏ của các cơ quan nghiên cứu cũng làm việc hành chính, như ở nước ngoài, họ mở cửa kéo dài cho đến 9h tối.

Bên cạnh đó, ở ta có những thói xấu ấu trĩ còn di hại, nhiều nơi chưa tôn trọng những giá trị văn hóa. Chính sách với trí thức nhiều khi chưa được tốt. Tôi cho rằng cần "Bái trí vi sư", tôn trọng những người trí thức, tôn họ lên làm thầy, câu này tôi lấy ý của Phan Bội Châu là "Bái thạch vi huynh".

Và đặc biệt, đội ngũ cán bộ công chức phải trở thành một lớp người có văn hóa.

Xin cảm ơn ông!

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ai đọc sách nghiêm túc?

    19/05/2013Thanh HuyềnChưa bao giờ văn hóa đọc lại gióng nhiều hồi chuông báo động đến vậy. Đâu đâu cũng thấy xuất hiện tràn lan các tiểu thuyết diễm tình, những tác phẩm dành cho giới trẻ với ngôn từ gây sốc, sex không loại trừ cả chuyện dành cho thiếu nhi… Những tác phẩm kinh điển được cho là sống mãi với thời gian như: “Cuốn theo chiều gió”, “Ruồi trâu”… lại chỉ có thể sống “thoi thóp” trong tủ sách. Giờ đây, thật hiếm những người đọc sách nghiêm túc, càng hiếm hơn những thanh niên cầm trên tay những cuốn sách quý mà một thời từng được cho rằng làm thay đổi tư tưởng của cả một thế hệ!
  • Vì sao người Việt không mê đọc sách?

    19/04/2019Vương Trí NhànĐối tượng chúng tôi muốn nói tới trong bài này, không phải là một vài người Việt đặc tuyển, mà là người Việt nhìn bao quát, người Việt nói chung; Hành động “đọc” không đơn giản là việc ngồi vào bàn, mà là cả văn hóa đọc với cơ cấu phức tạp của nó...
  • 10 lý do thúc đẩy chúng ta đọc sách

    21/04/2018Lê Quỳnh Mai1) Bồi đắp sự thông minh.
    2) Tạo ra sự tưởng tượng phong phú.
    3) Tăng sự hiểu biết...
  • Đọc sách cho vui hay để thay đổi?

    12/03/2018Trần Nhã ThụyTác giả “Từ đọc sách đến khai minh của người Nhật” đã không giấu thảng thốt: “Những cuốn sách có tính chất khai sáng xuất bản tại VN bây giờ có số lượng 1.000-2.000 bản so với hàng triệu bản của Nhật Bản thời Minh Trị cho thấy tinh thần Việt Nam vẫn chưa thức tỉnh”...
  • Giới trẻ đọc sách như thế nào?

    05/11/2015Vũ Thu VânHọ không xa lạ với Internet, nhưng thường chỉ tiếp cận với mục chơi là chính. Thư viện của các trường đại học ngày càng vắng hơn, thậm chí có những sinh viên chưa từng vào thư viện. Và có lẽ không đến 1% số sinh viên biết Thư viện Quốc gia ở đâu. Có một thực tế là nơi đây cũng chung số phận như thư viện ở các trường đại học...
  • Tạo thói quen đọc sách, xin đừng sốt ruột

    14/04/2014Hiền NguyễnĐể công chúng không quay lưng với sách, rồi chủ động tìm đến sách có lẽ là kỳ vọng không chỉ của tác giả và các đơn vị làm sách. Thế nhưng, để tạo được thói quen đọc sách cho công chúng không đơn giản và một chốc một lát nhìn thấy kết quả ngay...
  • Đàn ông đọc sách

    11/04/2014Trần Khôi ViệtỞ những đàn ông đã trót biết chữ, thì việc đọc sách là một thói quen, cũ kỹ hơn cả truyền thống và ở mức nào đấy nó gần như một bản năng gốc. Họ chẳng cần đợi có hội chợ sách hay triển lãm sách mới vội vàng hấp tấp ngồi đọc...
  • Nguyễn Quang Thạch: Tìm 2 tháng trên xe buýt mới thấy 1 người đọc sách

    27/04/2011Phạm Anh Trúc (thực hiện)“Nếu bảo rằng chúng ta đã có “văn hóa đọc” rồi, e rằng chưa đúng. Theo tôi, một dân tộc phải có từ 60-70% người dân thường xuyên đọc sách thì mới có được điều đó. Tôi đã mất 2 tháng chỉ đi xe buýt để xem người dân có đọc sách không, nhưng chỉ nhìn thấy duy nhất… 1 người”...
  • Đọc sách thời hội nhập

    20/12/2006Ngọc Diệp (thực hiện)Giản Tư Trung (chủ tịch hội đồng quản trị Trường Doanh nhân và giám đốc PACE) bằng kinh nghiệm của mình sẽ chia sẻ với bạn đọc về một “chuỗi sách” về toàn cầu hóa. Nghệ thuật đọc sách cũng là câu chuyện anh muốn gửi gắm trong cuộc trò chuyện của mình...
  • xem toàn bộ